fbpx

Lời nhắn nhủ gan ruột từ cô Ba Huân đến doanh nhân đang nản chí: ‘Có lũ thì phù sa mới về’, nếu bỏ cuộc thì cơ hội sẽ không đến với mình nữa

Năm 2003, khi dịch cúm gia cầm bùng phát, cô Ba Huân gần như tiêu tan hết sự nghiệp. Cô kể: đi đâu ai cũng hỏi “Trời, bà còn đi đâu đây?!”, kiểu như ngành nghề của mình sắp đến hồi mạt vận, đi đến đâu người ta cũng đánh giá mình là người thất bại rồi. Nhưng cô suy nghĩ lại, người ta càng nói vậy mình càng phải cố gắng. Và nếu cô đầu hàng, thì giờ đâu có Ba Huân như ngày hôm nay!

Theo tôi, cuộc đời mỗi con người ít ai có thể trơn tru mãi được, phải có vấp ngã thì mới thành công. Hết cơn mưa thì trời lại sáng, có lũ thì phù sa mới lại về. Nếu một chủ doanh nghiệp, nếu gặp quá nhiều khó khăn, thì có thể tìm thêm vài người bạn nữa, chia sẻ cùng nhau và vực dậy doanh nghiệp của mình.

Ví dụ: hồi trước mình có xe hủ tiếu, một ngày mình bán được 500 tô, sau dịch mở lại bán có 50 tô. Nhưng chắc chắn từ từ nó sẽ lên 60, 70 và 100 tô. Và nếu vẫn cảm thấy mình bán hủ tiếu không ít tiền quá, có thể mở thêm cái gì đó, bán song song, rồi từ từ cũng sẽ ổn.

Còn bây giờ mình nản chí – bỏ bê luôn, thì cơ hội sẽ không còn đến với mình nữa mà có thể đến với người khác“, doanh nhân Phạm Thị Huân (thường được gọi thân mật là cô Ba Huân) – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân.

Những lời gan ruột nói trên được cô Ba Huân rút tỉa ra sau biến cố lớn mà cô cùng doanh nghiệp mình đã trả qua cách đây 18 năm.

Cô hồi tưởng: năm 2003, khi dịch cúm gia cầm bùng phát, sự nghiệp của cô gần như tiêu tan hết, đi đâu ai cũng hỏi “trời, bà đi đâu đây”. Kiểu như ngành nghề sắp đến hồi mạt vận, đi đến đâu người ta cũng đánh giá mình là người thất bại rồi. Nhưng mà cô suy nghĩ lại và kiên quyết không bỏ cuộc, nếu người ta càng nói vậy mình càng phải cố gắng.

“Nếu tôi đầu hàng thì giờ đâu có Ba Huân như ngày hôm nay”, Tổng Giám đốc Ba Huân khẳng định.

Theo cô quan trọng nhất là đừng có bi quan! Tự nhận mặc dù đã lớn tuổi, song cô không bi quan. Bởi mẹ cô đã dạy: “Mua bán thì phải thật thà, chớ cho ai lận cũng chớ mà lận ai. Mua danh 3 vạn và bán danh 3 đồng. Con phải nhớ những cái đó cho má thì sẽ thành công”. Nên doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn nếu biết chia sẻ thì sẽ thành công. Còn doanh nhân nếu biết sống bằng cái tâm và trí tuệ của mình, luôn nghĩ tới cộng đồng, thì cũng sẽ thành công.

Sắp tới, công ty Ba Huân cũng như các doanh nghiệp khác, cũng lần mò quay lại sản xuất, rồi từ từ mới tốt lên như trước dịch.

Việc đầu tiên mà Ba Huân làm sau khi nới lỏng giãn cách, đó là khôi phục lượng công nhân đầy đủ, tăng gia sản xuất để vực lại ngành trứng này như trước; sau đó mới nghĩ tới mở rộng sang các ngành nghề khác. Cụ thể hơn: bây giờ vì dịch, ngành trứng cũng đang giảm từ 30% đến 40%, nên Ba Huân phải gầy dựng lại như trước, rồi mới tính tới chuyện khác. Ba Huân làm doanh nghiệp – cũng như các doanh nghiệp khác, cũng ao ước làm cái này cái kia!

Hiện tại, Ba Huân đã nhập được 1 máy và nó đã về ở cảng, nhưng bữa giờ cách ly nên họ chưa thể mang nó về nhà máy. Sắp tới, Ba Huân sẽ nhập thêm 1 máy mới nữa, vì mấy cái dây chuyền hiện tại của công ty mua từ năm 2005 hoặc 2010 đến giờ, chúng cũng đã già và đã cũ.

Chúng tôi phải nhập máy mới về thì mới sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, vì dân thành phố ngày càng đông. Hơn nữa, mình phải làm cho an toàn và đôi khi, nếu có đột biến trên thị trường mình cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều“, cô Ba Huân giải thích.

Ngoài ra, cô luôn nghĩ: nếu dịch êm – xã hội ổn định, nông dân có thể xuất khẩu và doanh nghiệp quay lại sản xuất, đất nước mình vực dậy mấy hồi!

Trong khi, người nông dân của Việt Nam mình bây giờ rất giỏi. Họ cũng tham gia đổi mới công nghệ trong sản xuất – gắn kết với nhau để là ra nhiều chuỗi sản xuất có giá trị, chứ không còn giống 5 năm trước.

Ví dụ: với con cá thát lát, dù nhiều người xuất lẻ, song họ đã biết cách phải chế biến làm sao để đủ chuẩn quy cách – chất lượng nhập khẩu vào thị trường Úc – Nhật. Hay khô cá lóc cũng thế. Nay cái gì họ cũng xuất được, thậm chí cả món muối ớt. Bây giờ là nông dân thời @ rồi chứ không phải như hồi xưa nữa! Dân mình chịu thương, chịu khó và chịu làm, nếu có thêm nhiều ‘nhạc trưởng’ được nhà nước cử ra nữa thì ngon lành.

Bên cạnh đó, cả thế giới đang ‘khát’ hàng Việt Nam. Cô chứng minh: trong mùa dịch này, khi mà những nước chuyên xuất khẩu như chúng ta không thể xuất hàng đi nước ngoài – thì các quầy kệ trong siêu thị các nước Âu – Mỹ, nhiều lúc trống trơn, tức người ta thiếu hàng để tiêu dùng dữ lắm!

Vậy nên, nhìn toàn cảnh thì ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn sáng giá, còn có thể vươn cao hơn nữa! Với điều kiện là mình phải có vaccine chích cho toàn dân, để người công nhân đến với nhà máy, hàng hóa đến với thị trường, rồi học sinh có thể mạnh mẽ trở lại trường học. Đến lúc đó, chúng ta sẽ khôi phục rất nhanh. Tôi luôn tự tin vào điều đó!“, Chủ tịch công ty Ba Huân dự đoán.

Ngược lại, nếu thấy các doanh nghiệp đã mệt mỏi, Thành phố nên ân cần hỏi thăm, còn các hiệp hội nên ngồi lại tìm giải pháp nhằm giúp các hội viên gỡ rối trong lúc họ đang khó khăn. Đó là khích lệ về tinh thần! Ba Huân là doanh nghiệp mà chỉ cần Thành phố động viên, sẽ làm hết mình. Bởi theo cô, bây giờ thành phố đâu có tiền, thành phố lo biết bao nhiêu việc để chống dịch, nên tiền đâu nữa mà doanh nghiệp đòi hỏi.

Thành ra, chỉ cần thành phố có cách hỗ trợ về cơ chế – chính sách để giới doanh nghiệp thuận lợi quay lại sản xuất tiếp là đủ. Rồi giới truyền thông chỉ cần lên tiếng quảng bá hình ảnh, đất nước Việt Nam cũng như phản ánh tình hình thực tế, là đã giúp doanh nghiệp. Bây giờ, doanh nghiệp đâu còn tiền nữa đâu mà làm quảng cáo, nên cần giới truyền thông hỗ trợ“, cô Ba Huân đề nghị.

Có thể bạn quan tâm:

The Simple Path To Wealth: Con đường đi đến sự giàu có

KIẾN TẠO CON ĐƯỜNG TỰ DO TÀI CHÍNH THEO CÁCH ĐƠN GIẢN NHẤT

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề