fbpx

Thực hư việc Apple “lowkey” trên mạng xã hội

Không có lấy một bài đăng trên các nền tảng lớn nhất hành tinh, chiến lược đằng sau quyết định táo bạo này của Apple là gì? Cùng khám phá ngay câu trả lời qua bài viết sau!

Không một bài viết trên Facebook, Twitter hay LinkedIn, chiến lược ẩn dấu sau sự “lowkey” này là gì?

Khi truy cập Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn hoặc bất cứ nền tảng mạng xã hội nào, người dùng không khỏi choáng ngợp với lượng nội dung được đăng tải đến từ các thương hiệu. Đơn cử như Samsung – đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Apple có tới 161 triệu người theo dõi trên Facebook với những bài đăng hoặc hoạt động mới được cập nhật mỗi ngày. Hoặc những cái tên khác hoạt động cùng ngành như Huawei hay Oppo cũng có lần lượt 30 triệu và 43 triệu người theo dõi trên nền tảng trên. 

Những thương hiệu trên không ngừng nỗ lực để bắt kịp xu hướng mới, hợp tác với celebrity và Influencer hoặc tương tác tích cực với người dùng trên những nền tảng kể trên. Hòa vào sự biến đổi liên tục của thị trường, đối thủ và thị hiếu khách hàng, Apple ngày càng thể hiện rõ mong muốn kết nối và truyền tải thông điệp rộng rãi đến với khách hàng trên toàn cầu. Và rõ ràng, cách hiệu quả nhất để làm điều đó, như những gì Samsung, Huawei hay Oppo đang làm, chính là tận dụng sức mạnh của mạng xã hội.

Nhưng điều đó lại hoàn toàn ngược lại với thương hiệu “Táo khuyết”. Hiện tại, Facebook, Twitter và LinkedIn của Apple lần lượt có 14 triệu, 9,7 triệu và 17 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, thương hiệu lại không đăng tải bất kỳ tweet hoặc bài đăng nào ở cả 3 nền tảng trên. Apple không có đủ khả năng để tạo ra những nội dung hấp dẫn? Hay có một sự cố nào đó đã xảy ra với trang của thương hiệu này? Dĩ nhiên là không! Ẩn giấu sau đó chính là ý đồ truyền thông được lên kế hoạch chi tiết bởi những chiến lược gia của Apple. Nhất quán với tinh thần mà thương hiệu xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quyết định sáng suốt trên của Apple dựa trên những căn cứ sau: 

1. Kiểm soát mức độ ảnh hưởng của người dùng

Steve Jobs mong muốn xây dựng một hệ thống khép kín cho các sản phẩm của Apple vì ông tin rằng điều này cho phép thương hiệu kiểm soát trải nghiệm người dùng cũng như chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bằng cách phát triển cả phần cứng và phần mềm, xây dựng hệ sinh thái ứng dụng của riêng mình, Apple thể hiện cam kết đảm bảo trải nghiệm liền mạch và an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Steve Jobs cũng tin rằng một hệ thống khép kín sẽ giúp duy trì tính bảo mật và ổn định – yếu tố quan trọng đối với danh tiếng của thương hiệu. Chẳng hạn như việc Apple quyết định thay thế chip Intel bằng chip M1 trong Macbook chính là một minh chứng cụ thể cho nỗ lực này. 

Chiến lược này cũng được ứng dụng khi thương hiệu hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội. Social media mở ra cơ hội tiếp cận và tương tác với khách hàng nhưng đồng thời cũng là một môi trường phức tạp ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi mà bất cứ ai cũng có thể tự do nói lên ý kiến ​​cá nhân và tạo ra làn sóng dư luận mạnh mẽ chỉ bằng một nút bấm, mọi chuyện đều có thể xảy ra nếu thương hiệu không biết cách giao tiếp khôn khéo cũng như ứng biến kịp thời. Và đây rõ ràng là điều mà Apple muốn né tránh. Để loại bỏ tất cả các cuộc tranh luận hoặc cảm xúc tiêu cực xuất hiện trên trang, một việc tưởng chừng như không thể khi mạng xã hội và internet đã phát triển quá mạnh mẽ, Apple đã lựa chọn cách….không đăng bất cứ bài viết nào.

Ngoài ra, thương hiệu cũng thường xuyên khóa phần bình luận. Đơn cử như với những video quảng cáo sản phẩm và các bài phát biểu nổi bật, kênh YouTube của Apple luôn tắt tính năng bình luận của người xem. Điều này có thể giúp nhãn hàng tránh được việc khách hàng để lại phàn nàn hoặc đánh giá tiêu cực. 

2. Cung cấp dịch vụ khách hàng qua social media 

Khi thực hiện tìm kiếm từ khóa Apple trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào, người dùng dễ dàng thấy rằng thương hiệu đã tạo nhiều tài khoản khác nhau cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ mà hãng cung cấp. Apple Support, Apple Music, Apple News, Apple Books, Apple Education và danh sách này vẫn tiếp tục kéo dài. Thay vì sử dụng mạng xã hội chỉ như một kênh marketing, nhà Táo đang biến những trang kể trên thành công cụ để nâng cao trải nghiệm của người dùng, đem đến cho khách hàng của mình sự hỗ trợ nhanh chóng và thuận tiện nhất. 

Vẫn là kết nối cũng như tương tác với người dùng, Apple chọn cách đặc biệt có điều kiện riêng và mục đích cụ thể. Cần sự trợ giúp trong quá trình sử dụng các sản phẩm của Apple? Liên hệ ngay với trang Apple Support. Cập nhật thông tin album mới nhất của Taylor Swift liệu có sẵn để phát trực tuyến hay không? Tài khoản Apple Music luôn sẵn sàng giải đáp. Trên các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu không chỉ quan tâm đến việc thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc gia tăng doanh số bán, Apple chú trọng đến việc giúp người dùng khai thác hết tiềm năng của sản phẩm theo cách nhanh chóng, tiện lợi và khác biệt nhất. 

úc này, mỗi tài khoản được tạo lập và phát triển để hoàn thành tốt một và chỉ một nhiệm vụ cụ thể. Đồng nghĩa với việc mỗi kênh mà Apple có trên mạng xã hội đều tập trung cho từng sản phẩm, hoặc dịch vụ nào đó. Như vậy, nếu Apple Books gặp phải những vấn đề như phàn nàn của khách hàng hoặc những lời bàn tán tiêu cực của công chúng thì một tài khoản chỉ theo dõi Apple TV sẽ khó có thể nhận ra. Bên cạnh đó, khi các kênh có những hoạt động cập nhật mới, chẳng hạn Apple Music đăng tải thông tin nào đó thì những người chỉ quan tâm đến Apple Watch sẽ không bị làm phiền. Chiến lược này được phát triển dựa trên đặc điểm cốt lõi mà sản phẩm nhà Táo đem đến cho người dùng – tính bảo mật cao. 

3. Tận dụng cơ hội để tạo lợi thế cạnh tranh

Ngay từ những quảng cáo mang tính biểu tượng đầu tiên xuất hiện vào những năm 1984 cho đến thời điểm hiện tại, Apple đã gây được ấn tượng nhất định với người tiêu dùng bằng tinh thần “Think Different”. Bất cứ lúc nào trên các nền tảng mạng xã hội, đều có hàng trăm nghìn người nói về thương hiệu thông qua các bài đăng, tweet, blog hoặc hashtag vì dấu ấn đặc biệt chỉ riêng Apple có. 

Apple luôn khiến cho người dùng sốt sắng mong chờ được sở hữu những sản phẩm mới nhất của nhãn hàng. Không cần quảng cáo hay tốn kém chi phí cho các bên thứ ba, công chúng trước mỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple đều sôi nổi bàn luận về những tính năng khác biệt của hãng. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc iPhone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm” đáng săn lùng. Marketing truyền miệng luôn là một trong những yếu tố tạo nên cơn sốt Apple và thành công của thương hiệu. 

Câu trả lời cuối cùng cho loạt thắc mắc phía trên, quay trở lại với thế mạnh marketing cốt lõi của Apple – tạo ra những hoạt động sáng tạo, độc đáo và sử dụng word of mouth marketing. Chính sự tò mò của người tiêu dùng và mong muốn tìm kiếm nguyên nhân cho sự im ắng đến lạ kỳ trên các nền tảng mạng xã hội tạo nên thành công cho chiến lược này. 

Đọc thêm Marketing bỏ đói: Chiến lược “rò rỉ có kiểm soát” của Apple để biết cách Apple đã đưa ra những “thính thơm” như thế nào để câu dẫn khách hàng. 

Happy Live Team

Nguồn: advertisingvietnam.com

Có thể bạn quan tâm

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề