fbpx

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền

“Chuyển trọng tâm từ đánh bại các trò chơi cờ bạc sang phân tích thị trường chứng khoán, tôi ngây ngô cho rằng mình đang rời khỏi thế giới bài bịp nan giải và gia nhập vào nơi có quy định và pháp quyền tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư. Thay vào đó, tôi ngộ ra canh bạc lớn hơn thu hút những tên trộm bền gan hơn.”

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền (Kỳ 1)
Edward Thorp chuyển trọng tâm từ đánh bại các trò chơi cờ bạc sang phân tích thị trường chứng khoán

Sau khi đánh bại nhà cái ở các trò blackjack, roulette và baccarat, Edward Thorp quyết định thách thức bản thân ở “sân chơi mới” – thị trường đầu tư chứng khoán. Thời gian đầu, khi thắng đậm tiền nhờ may mắn và sau đó là thua lỗ nặng, ông đã nghiên cứu ra phương cách đầu tư khoa học và bền vững hơn. Tuy nhiên, với một thị trường béo bở – “lớn thuyền lớn sóng”, ông đã phải đối mặt với những mô hình lừa đảo tinh vi. Trong cuốn tự truyện “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường”, Edward Thorp đã chia sẻ đến đọc giả “muôn hình vạn trạng” các màn lừa đảo trong chứng khoán và cách ông tránh được việc rơi vào những mánh lới từ các tên trộm bền gan như thế nào. (đặt sách tại đây)

Sách Người đàn ông đánh bại mọi thị trường

“Vào đầu những năm 1980, khi gặp Madoff, tôi nghe danh anh ta là một nhà quản lý đầu tư xuất sắc. Viên giao dịch ngoại hối này lập thành tích lợi nhuận 1%, 2%, 3%, thậm chí 4% mỗi tháng. Dường như anh ấy chưa bao giờ thua lỗ. Tôi nhờ George Shows, một cộng sự tại văn phòng Newport Beach, làm một chuyến khảo sát thực địa J. David Dominelli gần La Jolla. George trở về với thành tích tuyệt vời và ấn phẩm “quảng cáo” nhưng không tài nào tìm thấy bằng chứng cho hoạt động giao dịch thực tế. Yêu cầu khảo sát báo cáo tài chính kiểm toán, chứng minh tài sản, và chứng minh giao dịch của chúng tôi bị gọt giũa. Tôi nghi ngờ có bóng dáng của mô hình Ponzi, và chúng tôi không đầu tư. Hai năm sau đó, vụ lừa đảo của Dominelli sụp đổ vào năm 1984, ngốn sạch 200 triệu đô la và qua mặt hàng nghìn nhà đầu tư, bao gồm nhiều tầng lớp tinh hoa xã hội, chính trị và tài chính quận San Diego.

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền (Kỳ 1)
                                                                Bernard Madoff

Năm 1984, tôi bắt gặp một công ty đổi mới với một sản phẩm vi tính mới tích hợp công nghệ cao cho cộng đồng tài chính. Họ đang tìm kiếm thêm vốn để hoàn tất nghiên cứu phát triển và đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Câu chuyện thuyết phục, kế hoạch kinh doanh hợp lý, và chuyên gia máy tính của tôi, Steve Mizusawa giơ tay ủng hộ kế hoạch trên. Tôi và nhiều người bạn đã đầu tư vào đó ngoài vốn gốc thì còn đồng ý trả thêm 20% lợi nhuận một năm như khoản tiền thưởng từ lợi nhuận của công ty cho ban điều hành, y hệt như hoạt động của các quỹ phòng hộ điển hình. Báo cáo tài chính năm đầu cho thấy không có lợi nhuận, ngoại trừ chi phí đáng kể cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, ban điều hành “tuyên bố” một con số lợi nhuận và tự thưởng cho bản thân 20% trong đó! Nhưng (rõ ràng) công ty không hề đạt lợi nhuận, mà chỉ có chi phí. Bằng cách nào ban điều hành bào chữa cho việc đút túi khoản tiền của chúng tôi? Họ tuyên bố số tiền dành cho nghiên cứu và phát triển tạo ra giá trị to lớn hơn khoản chi ban đầu, và họ hành xử với khoản tiền đầu tư vô giá này (của chúng tôi) như thể đó là tiền mặt trong nhà băng! Cuối cùng chúng tôi đã xoay sở để đòi lại số tiền của mình.

Sai lầm quản trị khiến công ty bào mòn lợi thế công nghệ sáng sủa của mình, và bị đối thủ Michael Bloomberg vượt mặt với một sản phẩm tương tự. Sản phẩm này trở nên phổ biến, đem về cho Bloomberg hàng tỷ đô la. Vài năm sau, hai trong số các nhà điều hành bắt tay mở quỹ phòng hộ, vì hiểu tính cách của họ, tôi cảnh báo mọi người không nên đầu tư tiền vào quỹ đó. Năm 2008, họ bị buộc tội chiếm đoạt hàng trăm triệu đô la vốn góp của các nhà đầu tư trong một mô hình Ponzi khác.

Gần như đều đặn, hành vi gian lận và lừa đảo tràn ngập trên trang báo tài chính mỗi ngày. Hiện trạng này không hề giảm sút trong hơn 50 năm sự nghiệp đầu tư của tôi. Mặt khác, những trò lừa đảo, âm mưu, hội chứng ngu xuẩn, và tính phi lý tài chính quy mô lớn vốn hiện hữu bên chúng tôi từ thuở bình minh của thị trường vào thế kỷ 17, rất lâu trước kỉ nguyên internet.

Tuy nhiên, chứng cứ vạch trần trước sau đều không do những tín đồ EMH (thị trường hiệu quả) đích thực trình bày. Cựu giáo sư UCI, thầy Robert Haugen, từng lớn tiếng chỉ trích EMH và là tác giả của nhiều cuốn sách chống lại EMH, phải hứng chịu phản hồi gay gắt. Trong một hội thảo tại UCLA với chủ đề Tranh luận về thị trường: Thoát khỏi truyền thống, sau khi Haugen đưa ra một nghiên cứu cho thị trường không hiệu quả, trong đó ông cho rằng Eugen Fama, cha đẻ của EMH và người đồng nhận giải Nobel năm 2013 trong tương lai, “… điểm mặt tôi dưới hàng khán giả và gọi tôi là kẻ tội đồ. Rồi anh ta bảo mình tin vào một điều CHÚA biết thị trường chứng khoán hiệu quả. Anh ta bổ sung thêm một lý thuyết gần gũi hơn chính là tài chính hành vi, người nóng hơn có thể cảm nhận ngọn lửa Địa ngục trên bàn chân.”

Trong vài năm gần đây, các nhà giao dịch với tần suất cao (HFTs – high-frequency-traders) sử dụng máy tính bòn rút tiền từ thị trường bằng cách xen vào giữa người mua và người bán, từ đó thu được trung bình một khoản lợi nhuận nhỏ trên mỗi lượt giao dịch. Những chương trình ma mãnh này phụ thuộc vào độ nhanh nhạy sao cho vượt qua số người còn lại, với thời gian đo đếm bằng micro giây. Kiểm soát dưới quy luật tự nhiên, tín hiệu điện tử giao dịch không lớn hơn hơn vận tốc ánh sáng, giới hạn trong khoảng 300.000 km/s. Vị trí đóng vai trò quan trọng, các công ty chi bội tiền cho địa điểm đặt máy tính của họ, sao cho gần sở giao dịch nhất có thể. Những báo cáo gần đây cho biết có một lượng lớn giao dịch liên quan đến chương trình dạng này, chúng tạo ra 21 tỷ đô la lợi nhuận hàng năm. Chiếm 0,1% giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu Mỹ.

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền (Kỳ 1)
Các nhà giao dịch với tần suất cao (HFTs – high-frequency-traders) sử dụng máy tính bòn rút tiền từ thị trường bằng cách xen vào giữa người mua và người bán

Một tổ chức đầu tư lớn tiết lộ cho con trai tôi là Jeff, rằng họ có “những người ôm vài triệu tiền vốn, thông qua họ mà giao dịch hàng trăm triệu mỗi ngày”. Tôi tự hỏi liệu con số lẻ trong giá cả giao dịch của Berkshire Hathaway, chẳng hạn như 89.375,37 đô la cổ phiếu hạng A, có đến từ một trong số những chương trình giao dịch này không. Mặc dù nhiều chi tiết trong các mô hình này phức tạp hoặc chưa công bố, có một cơ chế hoạt động không đổi. Một số sàn giao dịch, chẳng hạn như NASDAQ, để các nhà giao dịch HFTs “dòm ngó” lệnh giao dịch của khách hàng nhanh hơn 30 mili giây trước khi lệnh gửi đến sở giao dịch. Ví dụ, nhìn thấy một lệnh mua, nhà giao dịch cao tần có thể mua trước tiên, đẩy giá cổ phiếu tăng lên, sau đó bán lại cho khách hàng và ăn chênh lệch. Nhìn thấy lệnh bán của một ai đó, nhà cao tần bán trước, đẩy giá cổ phiếu xuống thấp, và sau đó mua lại với giá thấp hơn. Hành vi này khác gì với giao dịch “chạy trước” (front-running), được mô tả trong Wikipedia là “hành vi bất hợp pháp của một nhà môi giới chứng khoán, lợi dụng thông tin trước lệnh chờ của khách hàng rồi thực hiện lệnh cho tài khoản của mình”?

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền (Kỳ 1)
Nhà giao dịch cao tần có thể mua trước tiên, đẩy giá cổ phiếu tăng lên, sau đó bán lại cho khách hàng và ăn chênh lệch

Một số phát ngôn viên ngành công nghiệp chứng khoán ủng hộ làm giàu từ các nhà đầu tư bởi phần nào khiến thị trường hiệu quả hơn và “thị trường thì cần thanh khoản”. Nhà kinh tế học đạt giải Nobel, Paul Krugman bác bỏ lập luận này, ông cho rằng giao dịch cao tần đơn thuần chỉ là cách móc túi các nhà đầu tư thông thường, không mang mục đích hữu ích, và gây lãng phí của cải quốc gia bởi nguồn lực tiêu thụ không tạo ra phúc lợi xã hội.

Vì thành phần còn lại như chúng ta càng giao dịch nhiều, chúng ta càng thua lỗ vào tay máy tính. Thêm một lý do ủng hộ cho mua và nắm giữ so với mua mua bán bán, trừ khi bạn có một lợi thế đủ lớn. Mặc dù không tác động nhiều đến chính trị, một khoản thuế liên bang nhỏ, trung bình vài xu cho mỗi lần mua vào, có thể loại trừ các giao dịch viên này và lợi nhuận của họ, tăng khả năng giúp nhà đầu tư tiết kiệm hơn so với thuế đặc biệt, và bổ sung tiền mặt vào Kho bạc Hoa Kỳ. Nếu cắt giảm một nửa của 30.000 tỷ đô la giao dịch cổ phiếu một năm, khoản thuế 0,1% (tức 3 đồng trên 30 đô la trị giá cổ phiếu) vẫn sẽ tăng khoảng 15 tỷ đô la.

Lừa đảo của phố Wall: Nếu nghe lời Edward Thorp thế giới đã KHÔNG bị lừa sạch tiền (Kỳ 1)
Càng giao dịch nhiều, chúng ta càng thua lỗ vào tay máy tính (Ảnh minh họa)

Báo cáo tài chính định kỳ cũng đánh lừa các nhà đầu tư. “Chứng khoán sụt giảm bất thường do những lo ngại về thu nhập” chễm chệ trên dòng tít mục Business Day của tờ New York Times. Bài báo tiếp tục, “Giá cổ phiếu giảm khi các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về kết quả quý ba.” Một sụt giảm? Cùng nhìn xem “Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) giảm 2,96 điểm, xuống còn 10.628,36”. Con số đó tương đương mức giảm 0,03%, so với mức thay đổi bình quân mỗi ngày khoảng 1%. Dựa vào lịch sử thay đổi dao động của chỉ số DJIA, một sự thay đổi kiểu như trang báo giật tít có xác suất xảy ra tới 97% trên tổng thời gian giao dịch của lịch sử DJIA. Khả năng chỉ số Dow chạm tới mức này (0.03%) thậm chí còn thấp hơn tám ngày trong một năm (xác suất là 8/365 tương đương với 2.2% – chú thích của người dịch). Đấy khó lòng nào là dấu hiệu khiến nhà đầu tư phải lo lắng và bận tâm.

DJIA (chỉ số công nghiệp Dow Jones) là bình quân giá của nhóm 30 cổ phiếu, rồi nhân với một con số điều chỉnh thường xuyên do tích hợp các ảnh hưởng của chia cổ tức và chia tách cổ phiếu. Hệ số nhân hiện nay chỉ nhỉnh hơn năm, có nghĩa nếu một trong 30 cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa tăng thêm 1,25 điểm thì số chỉ số DJIA đóng cửa sẽ hơn sáu điểm, vì tăng hơn ba điểm, hay 0,03%. Theo như đưa tin, thì chỉ số DJIA sẽ tăng chứ không giảm. Chỉ số S&P 500 chỉ giảm xuống 0,04%, vắng bóng thay đổi gần như chỉ số Dow. Duy nhất một bước chuyển thực sự nằm ở chỉ số tổng hợp NASDAQ, giảm 32,8 điểm, tương đương 0,9%. Thậm chí chỉ số không ổn định này có những biến động hàng ngày suốt 2/3 lượng thời gian.

Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Câu chuyện nói rằng các cổ phiếu có thu nhập không đáp ứng kỳ vọng đã bị phạt ngày hôm trước. Nhưng tác động lên những chỉ số này nhỏ đến mức vô nghĩa. Phóng viên mắc phải hai lỗi. Thứ nhất, anh ta nghĩ rằng các yếu tố nhiễu thống kê có ý nghĩa nào đó. Thứ hai, anh ta bỏ lỡ nửa câu chuyện còn lại – về các cổ phiếu phải tăng lên, và tại sao chúng lại có cơ chế như vậy – vì chúng phải cân đối lại ảnh hưởng các các cổ phiếu sụt giảm.

Đưa ra giải thích cho những thay đổi giá cả không đáng kể là một sự kiện tái diễn đều đặn trong báo giới tài chính. Các phóng viên thường không biết liệu một dao động theo thống kê là hiếm hay thường xuyên. Một lần nữa, người ta thường mắc lỗi khi thấy mô hình mẫu hoặc giải thích khi vô sự, như chúng ta nhìn từ lịch sử hệ thống cờ bạc, dư lượng các phương thức giao dịch dựa trên mô hình và nhiều câu chuyện dựa trên đầu tư.”

Trích từ chương 18: Lừa đảo và những sự độc hại. – Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề