Tài chính hành vi: Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)
Vốn dĩ người ta cho rằng hiệu ứng ròng của lợi nhuận và thua lỗ ở mỗi lựa chọn sẽ bao trùm đánh giá tổng thể, xem đó có phải lựa chọn đáng mong đợi hay không. Với các nhà nghiên cứu hàn lâm, họ thường sử dụng từ lợi ích (utility) để mô tả sự thỏa mãn và tin chắc rằng ai cũng muốn lựa chọn cái tối đa hóa lợi ích cho bản thân.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chúng ta không định hình thông tin theo lý trí. Vào năm 1979, Kahneman và Tversky đưa ra một ý tưởng mang tên lý thuyết triển vọng, trong đó khẳng định con người đánh giá được/mất hay lợi nhuận/thua lỗ khác nhau, và đưa ra quyết định dựa vào cái được nhiều hơn so với cái mất. Do vậy, nếu một người nhận 2 lựa chọn tương đương, một cho biết tỷ lệ lợi nhuận và một cho biết tỷ lệ thua lỗ, thì người ta thường chọn phương án đầu – ngay cả khi họ đều đạt kết quả cuối cùng như nhau.
Theo lý thuyết triển vọng, thua lỗ gây tác động về mặt cảm xúc nhiều hơn so với một khoản lợi nhuận tương đương. Ví dụ, theo cách suy nghĩ thông thường, lợi nhuận của việc nhận $50 cũng tương đương với lợi nhuận trong trường hợp nhận $100 sau đó thua lỗ $50. Trong cả hai trường hợp, kết quả ròng chung cuộc đều bằng $50.
Mặc cho sự thật là bạn vẫn nắm trong tay $50 dù trong hoàn cảnh nào, thì hầu hết mọi người đều thích chỉ kiếm được $50 hơn là $100 rồi thua lỗ $50.
Minh chứng cho hành vi phi lý trí
Kahneman và Tversky tiến hành một chuỗi nghiên cứu mà trong đó người được hỏi phải trả lời các câu về quyết định tiền bạc liên quan đến lợi nhuận hoặc thua lỗ kỳ vọng. Ví dụ, các câu hỏi dưới đây được dùng trong nghiên cứu:
1. Bạn có $1.000 và buộc phải chọn 1 trong các lựa chọn
(A) Bạn có 50% khả năng kiếm được $1000 và 50% khả năng kiếm được $0.
(B) Bạn có 100% khả năng kiếm được %500.
2. Bạn có $2.000 và buộc phải chọn 1 trong các lựa chọn
(A) Bạn có 50% khả năng thua lỗ $1.000 và 50% khả năng thua lỗ 0%
(B) Bạn có 100% khả năng thua lỗ $500
Nếu người trả lời đưa ra đáp án lý trí, họ có thể chọn A hoặc B trong cả 2 trường hợp (Người chọn B sẽ ngại rủi ro hơn so với A). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy số lượng áp đảo người chọn phương án B ở câu 1 và A ở câu 2. Điều này ngụ ý con người có xu hướng chấp nhận 1 mức lợi nhuận hợp lý (dù họ có khả năng kiếm được nhiều hơn một cách hợp lý), nhưng sẵn sàng chấp nhận hành vi rủi ro hơn để giới hạn thua lỗ. Nói cách khác, thua lỗ gây ảnh hưởng nhiều hơn so với một mức lợi nhuận tương đương.
Đường suy nghĩ có dạng hàm giá trị không đối xứng
Hàm này thể hiện sự khác biệt trong lợi ích (lượng đau khổ-pain và vui sướng-joy) tương ứng với lợi nhuận hay thua lỗ nhất định. Cần lưu ý rằng không phải ai cũng có hàm giá trị chính xác như trên, mà đây chỉ là xu hướng tổng quát.
Liên hệ với tài chính
Lý thuyết triển vọng có thể dùng để lý giải một số hành vi tài chính phi lý trí. Ví dụ, có người không muốn cất giữ tiền ở ngân hàng để hưởng lãi suất hay từ chối làm thêm giờ vì không muốn trả thêm thuế. Mặc dù những người này có thể hưởng lợi về mặt tài chính từ thu nhập sau thuế, lý thuyết triển vọng cho thấy lợi ích từ số tiền kiếm thêm không đủ để vượt qua cảm giác mất mát bởi việc trả thêm thuế.
Lý thuyết triển vọng cũng lý giải sự xảy ra của hiệu ứng ngược vị thế (disposition effect), liên quan đến xu hướng nhà đầu tư giữ các cổ phiếu thua lỗ quá lâu và bán các cổ phiếu lợi nhuận quá sớm. Trong khi đó hành động hợp lý đáng ra phải giữ cổ phiếu lợi nhuận và bán các cổ phiếu thua lỗ.
Về việc bán non các cổ phiếu có lợi nhuận, ta có thể xem xét nghiên cứu của Kahneman và Tversky về vấn đề con người thường thỏa hiệp với lợi nhuận chắc chắc là $500 hơn so với một lựa chọn mạo hiểm với khả năng đem lại $1000 hoặc 0 có đô nào.
Mặt trái của đồng xu là nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu thua lỗ quá lâu. Cũng giống như các chủ thể trong nghiên cứu, nhà đầu tư sẵn lòng chọn mức rủi ro cao hơn nhằm tránh đi thua lỗ tiềm năng. Nhưng thật không may, nhiều mã cổ phiếu thua lỗ không thể hồi phục, và mức lỗ phát sinh lại tiếp tục tăng, dẫn đến kết quả tệ hại.
Né tránh hiệu ứng ngược vị thế (Disposition Effect)
Ta có thể giảm thiểu hiệu ứng ngược vị thế bằng cách sử dụng khung hưởng thụ (hedonic framing) để thay đổi lối tiếp cận tâm lý.
Ví dụ, trong các trường hợp bạn phải chọn giữa cái đem lại lợi nhuận lớn và nhiều phần với lợi nhuận nhỏ hơn (chẳng hạn kiếm được $100 so với kiếm 2 lần $50), lựa chọn sau có thể giúp tối đa hóa lợi ích tích cực.
Trong trường hợp bạn phải lựa chọn giữa phương án thua lỗ lớn và phương án cộng gộp nhiều khoản thua lỗ nhỏ hơn (thua lỗ 1 lần $100 so với thua lỗ 2 lần $50), bạn nên chọn phương án thua lỗ lớn vì nó sẽ gây tác động tiêu cực nhẹ hơn vì nỗi đau của thua lỗ trong 1 lần sẽ đỡ hơn nhiều lần thua lỗ cộng lại.
Trong trường hợp bạn phải chọn giữa lợi nhuận lớn 1 lần cùng thua lỗ nhỏ và một lợi nhuận ròng nhỏ ( ví dụ lợi nhuận $100 cùng thua lỗ $55, và lợi nhuận $45), bạn nên chọn phương án sau vì tạo tâm lý tích cực hơn.
Cuối cùng, trong trường hợp bạn phải chọn một thua lỗ lớn cùng lợi nhuận nhỏ và một lần thua lỗ nhỏ (ví dụ thua lỗ $100 cùng lợi nhuận $55, và thua lỗ $45) thì bạn nên chọn trường hợp đầu tiên.
Nguồn: Investopia
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)