fbpx

Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới

Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)…

Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu. Sau giai đoạn giảm sâu tháng 3, chứng khoán Việt Nam đã có nhịp hồi phục ấn tượng 16,1% trong tháng 4, mức tăng theo tháng mạnh nhất trong thập kỷ qua.

Không ít ý kiến cho rằng nhịp hồi phục này chỉ là sóng hồi kỹ thuật trong một downtrend, hay còn có tên gọi “Dead Cat Bounce” bởi nền kinh tế nội tại vẫn còn nhiều thách thức trong tương lai. Tuy vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục hòa chung nhịp hồi phục với các thị trường Thế giới và chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 12,4% trong tháng 5 lên 864,47 điểm.

Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Chỉ số VN-Index phục hồi từ tháng 4 đến nay

Dữ liệu thống kê cho thấy với mức tăng 12,4% trong tháng 5, chỉ số VN-Index lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán của Argentina và Luxembourg. Trong khu vực Châu Á, VN-Index là chỉ số tăng mạnh nhất tháng 5, vượt qua đà tăng của Nikkei 225 (Nhật Bản) hay FTSE Bursa Malaysia KLCI Index (Malaysia)…

Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Chỉ số VN-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới tháng 5

Điều gì khiến VN-Index lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới?

Sự hồi phục mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua dù có phần bất ngờ, nhưng có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực từ cả quốc tế lẫn nội tại. Trên Thế giới, chỉ số Dow Jones (Mỹ) kể từ khi tạo đáy 18.591 điểm vào cuối tháng 3 đã hồi phục mạnh gần 37% sau 2 tháng, qua đó tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư trên toàn cầu. Sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ bên cạnh kỳ vọng về sự đột phá của vaccine phòng ngừa Covid-19 còn đến từ những nỗ lực không ngừng của FED như hạ lãi suất về 0 hay quyết định “mua tài sản không giới hạn”, thậm chí trái phiếu doanh nghiệp để hỗ trợ thị trường.

Trong nước, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, giảm tiền điện, cước viễn thông cho người dân cùng việc miễn giảm lãi suất, thuế cho doanh nghiệp đã góp phần giảm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam cơ bản kiểm soát được Covid-19 khi hạn chế tối đa lấy nhiễm trong cộng đồng và đã 45 ngày không có ca lẫy nhiễm trong cộng đồng, đây là thành tích đáng nể trên bình diện Thế giới, được các Chính phủ, tổ chức đánh giá cao. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh sau gần một tháng nghiêm túc thực hiện “Giãn cách xã hội” theo chỉ thị của Thủ tướng đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước dần hồi phục. Trong khi đó hoạt động kinh tế nhiều quốc gia khác vẫn đang đình trệ do chưa kiểm soát được dịch.

Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Đã 45 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng

Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường là việc Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, đặc biệt tại dự án cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành. Những đại dự án này sẽ là “vốn mồi” kích thích kinh tế tăng trưởng, cũng như góp phần củng cố cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư FDI sau khi đại dịch Covid-19 trên Thế giới được kiểm soát.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ duy trì tăng trưởng 2,7% trong năm 2020 và hồi phục lên 7% trong năm 2021, đây là con số tích cực khi nhiều nền kinh tế được dự báo tăng trưởng âm. Tuy vậy, với những giải pháp hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội quyết liệt, nhiều tổ chức kinh tế đều lạc quan với dự báo tăng trưởng từ 4-5% trong năm 2020 của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi như lò xo nén sau dịch với mục tiêu năm nay GDP tăng 5%, lạm phát dưới 4%.

Sự sụt giảm sâu trong thời gian ngắn đã giúp mặt bằng định giá thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, kỳ vọng về sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch đã khiến dòng tiền nội đổ mạnh vào “bắt đáy” thị trường. Chỉ tính riêng hai tháng 3 và 4 có tới gần 70.000 tài khoản chứng khoán được mở mới, mang lại dòng tiền hỗ trợ tích cực cho thị trường.

Mặc cho nhiều dự báo “Dead Cat Bounce”, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 chỉ số tăng mạnh nhất Thế giới
Dòng tiền nội đóng vài trò quan trọng nâng đỡ thị trường

Trong khi đó, áp lực bán ròng của khối ngoại đang giảm dần và thậm chí họ đã trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào cuối tháng 5. Một điểm đáng chú ý, các quỹ ETFs nội mới thành lập như VFMVN Diamond ETF, SSIAM Fin Lead ETF đã thu hút dòng vốn mới lên tới 1.000 tỷ đồng trong tháng 5 và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi các quỹ ETFs ngoại cũng tạm ngưng rút vốn. Thống kê cho thấy diễn biến thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ETFs. Việc các quỹ nội liên tục thu hút vốn, cùng với sự ra đời của nhiều quỹ ETF nội mới đã góp phần hỗ trợ thị trường trong giai đoạn khó khăn.

Nguồn: Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề