fbpx

Michael Burry – từ bác sĩ thực tập nợ 145.000$ đến nhà quản lý quỹ lừng danh

Có lẽ những người biết về Micheal Burry tại Việt Nam đếm trên đầu ngón tay nếu không đọc cuốn “Bán khống” của tác giả Micheal Lewis. Micheal là điển hình cho nhiều người có cơ hội thể hiện mình trong ngành Chứng khoán miễn là có đam mê và có con đường khác lạ.

Michael Burry là một hiện tượng đặc biệt trong thế giới quản lý quỹ. Anh không hề được học tập về tài chính và chứng khoán, nghành anh theo học nghành y, nhưng anh lại đạt được thành công cưc lớn khi theo đuổi đam mê đầu tư chứng khoán. Từ một bác sĩ thực tập đang nợ ngân hàng $145K Michael đã trở thành người quản lý hàng trăm triệu đô và sau đó là một trong những người đầu tiên dự đoán và kiếm được lợi nhuận cực lớn từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ. Cuộc đời và sự nghiệp của anh có nhiều điểm cực kỳ thú vị.

1. Đam mê đầu tư chứng khoán.

Michael Burry
Michael Burry

Michael Burry sinh năm 1971. Anh biết đến chứng khoán từ nhỏ khi ba anh nói về thị trường chứng khoán và cho rằng “thị trường chứng khoán là một nơi nguy hiểm và không thể tin tưởng được”. Tuy vậy Michael tỏ ra thích thú và duy trì việc nghiên cứu về chứng khoán trong suốt thời kỳ trung học và đại học. Mặc dù để ý tới chứng khoán nhưng anh lại quyết định theo học trường y Vanderbilt – một trong những trường medicine tốt nhất của nước Mỹ. Theo sách “The Big Short” thì Michael theo học nghành y vì anh cảm thấy mình muốn giúp đỡ mọi người và anh thấy nghành y cũng không quá khó đối với anh. Có điều càng học chuyên sâu vào nghành y, Michael lại càng thấy đam mê chứng khoán nhiều hơn. Mẫu thuẫn giữa đam mê và nghề nghiệp của anh lên tới đỉnh điểm vào năm 2000 khi anh đang là bác sỹ nội trú tại bệnh viện Stanford, cuối cùng anh đã quyết định bỏ nghành y để đi theo đam mê thực sự của mình.

Như rất nhiều người tìm hiểu về chứng khoán, anh tìm đến với phân tích kỹ thuật đầu tiên. Có lẽ phân tích kỹ thuật tương đối phổ biến và nếu chúng ta tìm hiểu thông tin về chứng khoán từ sách báo và internet thì dễ đi theo con đường PTKT. Michael thừa nhận rằng anh đã đọc khá nhiều sách về PTKT và ứng dụng nó để trading equity, future và cả commodity. Anh từng nói rằng PTKT thực sự hoạt động, có thể dự đoán được index nhưng vấn đề là nó cũng có những lúc sai và khi sai thì không có biên độ an toàn nào cả. Do đó chỉ một vài lần thua là bay hết thành quả tích cóp. Ngoài ra, theo Michael, PTKT tốn quá nhiều thời gian – đây là một trong những lý do anh tìm đến đầu tư giá trị khi anh biết rằng mình sẽ có rất ít thời gian cho chứng khoán khi theo học nghành y.

Khi dấn thân theo đầu tư giá trị, Michael tìm cách kết hợp cả đầu tư giá trị và PTKT. Đây là một điểm Michael rất khác biệt với các nhà đầu tư giá trị khác. Có lẽ Michael không muốn lãng phí những kiến thức mà mình đã học về PTKT, cũng có thể anh muốn quên đi nhưng không quên được. Cho tới những năm 2000 – 2001 anh vẫn theo đuổi cách kết hợp này. Ví dụ để xác định thời điểm mua cho các cổ phiếu giá trị, anh thích mua khi giá cổ phiếu đó đã giảm từ 10 – 15% so mức thấp nhất trong 52 tuần trước đó. Anh cho rằng tại mức này thì cổ phiếu có sự hỗ trợ về giá. Ngoài ra, nếu cổ phiếu phá ngưỡng giá thấp nhất, Michael sẵn sàng cut loss trừ khi cổ phiếu này có yếu tố support cực tốt từ phân tích cơ bản. Không rõ sau năm 2001 Michael còn áp dụng PTKT nữa hay không nhưng tôi cảm giác rằng càng đi sâu về đầu tư giá trị, anh lại càng bỏ đi nhiều hơn các kiến thức PTKT.

Michael đặt bước chân đầu tiên vào cộng đồng đầu tư vào năm 1996 (25 tuổi) khi anh tham gia diễn đàn techstocks.com(giờ là http://www.siliconinvestor.com). Theo sách “The big short” thì Michael đã vào diễn đàn này bằng một máy tính tại bệnh viện Saint Thomas, ở Nashville, bang Tennessee khi anh đang trực tối tại đây. Trên diễn đàn này, anh đã tạo một box về đầu tư giá trị và yêu cầu mọi người không được nói về PTKT. Mặc dù thời điểm này, nước Mỹ đang phát cuồng với cổ phiếu Internet, vẫn có không ít người vào box của Michael để trao đổi về đầu tư. Rất nhiều người trong số đó là những nhà đầu tư kinh nghiệm và họ phản biện lại các phân tích của anh. Không ít người chế giễu liệu một bác sỹ thì biết gì mà nói về đầu tư về cổ phiếu (anh thường ký tên là Dr Mike). Trải qua thời gian, Michael học hỏi và không ngừng tiến bộ, anh dần dà thống lĩnh các cuộc thảo luận. Các ý tưởng của Mike cũng tỏ ra hiệu quả và nhiều người bắt đầu kiếm được tiền từ các bài viết và phân tích của anh. Ngoài việc tham gia diễn đàn, Michael còn tạo một một trang web riêng cho mình để anh có thể viết và trao đổi với những người có nhiều kinh nghiệm về đầu tư giá trị. Tên tuổi của Michael bắt đầu được chú ý và chuyên trang về tài chính của Microsoft mời anh về viết bài vào năm 2000.

2. Biến đam mê thành công việc

Michael Burry

Năm 2000 Michael đang ở tuổi 29, anh quyết định bỏ nghành y để toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê của mình là đầu tư chứng khoán. Khi anh thông báo quyết định của mình, các bạn học và thầy cô cho rằng anh mất trí khi chỉ còn một năm nữa là kết thúc việc học hành và một tương lai tươi sáng của nghề bác sỹ đang chờ đợi phía trước. Ông trưởng khoa thần kinh – chuyên nghành của Michael tại bệnh viện Stanford thuyết phục anh hãy suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định. Bản thân Michael thì biết rằng anh đã đủ chín chắn rồi và anh thấy mọi việc là tự nhiên và rất rõ ràng. Anh biết nếu có thể đầu tư tốt thì anh sẽ thành công trong cuộc sống.

Tuy vậy thử thách với Michael là không hề nhỏ, để có tiền theo học Michael đã phải vay nợ $145K. Tất cả tài sản của anh có là khoảng $40K đang được anh dùng đầu tư cổ phiếu. Michael quyết định chuyền về ở cùng gia đình để tiết kiệm chi phí. Cũng trong năm 2000, bố của Michael mất và một phần là do lỗi của bệnh viện. Mẹ anh được bệnh viện đền bù một khoản tiền và bà đã dùng một phần số tiền này để giúp đỡ Michael lập nghiệp. Các anh chị em của Michael mỗi người cũng tham gia khoảng $10K cho quĩ đầu tư của anh. Michael thành lập quỹ với tên gọi Scion Capital dựa theo một cuốn sách mà thích từ lúc còn bé. Có lẽ tổng số tiền anh quản lý lúc đầu chưa tới $100K và anh vẫn đang nợ $145K. Michael bắt đầu quảng bá về quĩ đầu tư của mình qua Internet. Nhiều nhà đầu tư cá nhân bắt đầu tìm đến quỹ Scion Capital, đa phần đây là những người đã biết anh từ diễn đàn Techstock và trang web cá nhân của Michael. Tuy vậy, mọi việc có lẽ vẫn khá khó khăn với Michael vì anh không thu phí theo công thức 2% tài sản và 20% profit như các quĩ thông thường mà anh chỉ thu khoảng 25% profit của Scion Capital. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do mà Michael đống ý viết bài cho chuyên trang tài chính của Microsoft vào năm 2000 để có thêm thu nhập.

Mọi việc bắt đầu thay đổi từ một cuộc điện thoại. Quỹ đầu tư Gotham Capital của nhà đầu tư nổi tiếng Joel Greenblatt gọi và nói rằng họ đã đọc các bài viết của anh và kiếm được tiền từ các ý tưởng ấy. Giờ đây quỹ Gotham mong muốn đầu tư vào quỹ Scion của Mike Burry. Đích thân Joel Greenblatt cũng gọi và nói rằng ông đã luôn chờ đợi ngày mà Michael bỏ nghành y đề trở thành money manager. Gotham thu xếp để Michael Burry bay tới trụ sở của công ty tại New York để ký hợp đồng. Cuộc nói chuyện giữa hai bên diễn ra đại loại thế này:

“Chúng tôi mong muốn đưa cho cậu một triệu đô.”
“Xin lỗi. Ngài nói gì cơ?”
“Chúng tôi muốn mua 25% cổ phần trong công ty quản lý quỹ đầu tư của cậu với mức giá 1 triệu đô.”
“Ngài nói thật chứ?”
“Đúng vậy, chúng tôi sẽ đưa một triệu đô, sau thuế.”

Choáng váng, Michael chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại đáng giá cả triệu đô, sau thuế. Tại thời điểm đó Michael từ một người có tài sản là âm $105K đã trở thành một triệu phú với một món nợ nhỏ.

Mọi việc vẫn chưa dừng lại, Michael nhanh chóng nhận được một cuộc điện thoại khác. Công ty bảo hiểm White Mountains gọi điện và nói “Chúng tôi không biết rằng cậu đang bán một phần công ty quản lý quỹ của mình”. Michael giải thích rằng anh cũng chỉ biết điều ấy vài ngày trước mà thôi khi mà Gotham đưa cho anh 1 triệu đô – sau thuế. Hóa ra White Mountains cũng đã theo dõi sát sao Mike Burry, họ quyết định mua một phần công ty quản lý quỹ của Michael với giá $600K và tham gia thêm 10 triệu đô vào quỹ Scion Capital. Với số vốn đầu tư nhanh chóng tăng lên Michael đã không cần phải viết bài trên MSN Moneycentral để kiêm thêm thu nhập nữa.

Nguồn: Vfpress

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề