Mô hình nhân sự chữ T (T-shaped) xu hướng nhân sự mới
Nhân viên hình chữ T (T-shaped) là người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, cũng như mong muốn và khả năng tạo kết nối giữa các lĩnh vực khác nhau.
Nhân sự hình chữ T (T-shaped employee) là gì?
T-shape model hay T-shaped skills là khái niệm được phát triển bởi McKinsey & Company vào năm 1980. Thời điểm đó, công ty này xem T-shaped là mô hình lý tưởng, làm căn cứ để tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm các nhà tư vấn, đối tác để làm việc.
Nhân viên hình chữ T (T-shaped) là người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể, cũng như mong muốn và khả năng tạo kết nối giữa các lĩnh vực khác nhau.
Trong mô hình chữ T, thanh dọc thể hiện chiều sâu về kiến thức và kỹ năng của một cá nhân, được xem là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Còn thanh ngang đại diện cho độ rộng về sự hiểu biết cũng như năng lực cộng tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Nói cách khác, nó thể hiện sự đa dạng, linh hoạt về kiến thức và kỹ năng của một cá nhân.
Khái niệm nhân viên hình chữ T là một xu hướng nhanh chóng nổi lên trong thế giới lao động ngày nay. Hơn bao giờ hết, các nhân sự sở hữu đa dạng các kỹ năng có thể chuyển giao và dễ dàng thích ứng ở nhiều vị trí công việc được xem là vô giá đối với nhiều công ty, đặc biệt khi họ sở hữu sự kết hợp giữa khả năng chuyên môn tốt và khả năng học hỏi phát triển, cũng như các kỹ năng xử lý vấn đề và giao tiếp, làm việc nhóm.
Đặc điểm của nhân sự T-shaped
Nhân sự T-shaped (t shape model) là người sở hữu các đặc điểm sau:
– Hiểu sâu và giỏi ít nhất một lĩnh vực chuyên môn
– Thích học hỏi, luôn muốn tiếp thu các kỹ năng và kiến thức mới
– Kiến thức phong phú về các lĩnh vực và có kỹ năng làm việc với nhiều kiểu người khác nhau để giải quyết vấn đề
– Nhìn xa trông rộng, vì họ sở hữu nhiều kỹ năng và kiến thức, có thể nhìn thấy tương lai của một dự án và cách mọi thứ có thể kết hợp với nhau
– Cởi mở, mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của người khác
– Tư duy giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, có hệ thống.
Ngoài các kỹ năng kỹ thuật – ví dụ thành thạo về lập trình hoặc chuyên môn thiết kế – nhân sự hình chữ T còn sở hữu các kỹ năng nhận thức như trí tuệ cảm xúc và khả năng sáng tạo. Những người có đặc điểm hình chữ T thường có khả năng hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp, kết nối sâu rộng trong tổ chức và thường xuyên đưa ra đóng góp giải quyết vấn đề. Điều này khiến họ trở thành những người làm việc có hiệu suất cao, từ đó tăng năng suất tổng thể trên toàn doanh nghiệp và tạo được hiệu ứng tích cực lên các cá nhân khác.
Các kỹ năng cần trang bị để trở thành nhân viên hình chữ T (T-shaped)
Như đã thảo luận, nhân viên hình chữ T có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Chúng tôi đã tổng hợp danh sách ngắn các kỹ năng quan trọng cần trang bị cho nhân viên để trở thành một nhân viên T-shaped trong doanh nghiệp. Các kỹ năng này bao gồm:
– Kiến thức rộng về một chủ đề cụ thể, đặc biệt có liên quan tới công việc
– Kỹ năng chuyên môn phải tốt và thường xuyên được cập nhật
– Kiến thức cơ bản về xã hội học
– Kiến thức cơ bản về kinh tế học
– Hiểu biết tốt về ngành đang làm việc.
– Kỹ năng mềm – đôi khi được gọi là kỹ năng “đối nhân xử thế”. Đây là những yếu tố chủ quan và khó đo lường hơn
Ví dụ:
– Kỹ năng làm việc theo nhóm
– Kỹ năng giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong công việc
– Kỹ năng quản lý thời gian
– Kỹ năng CNTT cơ bản
– Khoan dung và cởi mở
Ở cấp độ cá nhân, bạn có thể phát triển theo mô hình chữ T bằng cách tìm hiểu, học hỏi chéo công việc trong các lĩnh vực gần với lĩnh vực chuyên môn sâu của riêng bạn. Bạn có thể tham khảo mở rộng kiến thức và kỹ năng theo chiều ngang liền kề với chuyên môn, và bồi đắp chiều sâu của các lĩnh vực đó.
Đối với Nhà quản lý, để bắt đầu đào tạo phát triển nhân sự theo T shape model, trước tiên hãy xác định các nhiệm vụ và kỹ năng chính trong nhóm theo một lĩnh vực cụ thể . Sau đó đào tạo chéo các hoạt động công việc giữa các nhân sự trong nhóm. Như vậy, trong trường hợp cần thiết, nhân viên trong nhóm có thể tham gia thực hiện 1 phần các công việc đó. Yip tại Spotify khuyên nhà quản lý nên đào tạo chéo ở những điểm mà vai trò này có thể giao cho vai trò khác.
Happy Live Team
Nguồn: https://fastwork.vn/
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách TRỞ THÀNH “ÁT CHỦ BÀI” CÔNG SỞ