fbpx

Mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư

Nhà đầu tư sẽ luôn e ngại rủi ro nhưng thực ra nếu bạn có thể hiểu được bản chất về rủi ro và tiến hành quản trị rủi ro tốt thì khả năng cao tài khoản của bạn sẽ luôn trong trạng thái tích cực.

Nếu bạn có thể quản trị rủi ro tốt cho việc đầu tư của mình thì bạn có thể yên tâm kiếm tiền bền vững cùng thị trường 

Đầu tư chỉ có một thử thách duy nhất: tương lai. Và bởi vì không một ai trong chúng ta có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, rủi ro là không thể tránh khỏi. Do đó, tôi cho rằng đối phó với rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong đầu tư. Không khó để tìm thấy các khoản đầu tư có thể tăng giá. Nếu bạn tìm thấy đủ những khoản đầu tư này, bạn sẽ đi đúng hướng. Nhưng bạn khó có thể thành công lâu dài nếu bạn biết quản trị rủi ro tối ưu. Bước đầu tiên là phải hiểu về nó. Bước thứ hai là nhận biết khi nó tăng cao. Và cuối cùng bước quan trọng nhất là kiểm soát nó.

Mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư

Đầu tiên, muốn quản trị rủi ro tốt thì đừng lơ là về những rủi ro có thể xảy ra 

Rủi ro là một điều xấu, và hầu hết những người có khả năng điềm tĩnh đều muốn tránh hay giảm thiểu rủi ro. Một giả định cơ sở trong lý thuyết tài chính là mọi người đều rất thận trọng với rủi ro, nghĩa là họ muốn chịu ít rủi ro hơn. Vì thế, một nhà đầu tư khi xem xét một khoản đầu tư phải đưa ra phán đoán về mức độ rủi ro và liệu họ có thể an tâm sống với rủi ro đó dù nó có nhỏ đến mức nào đi nữa.

Trong ấn phẩm Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán, tác giả Andrew Aziz đã chia sẻ:

“Thành công trong giao dịch trong ngày đến từ quản lý rủi ro – tìm kiếm các điểm vào có rủi ro thấp và tiềm năng lợi nhuận cao. Tỷ lệ thắng:thua tối thiểu đối với tôi là 2:1” – Tức nghĩa dù tham gia vào một giao dịch mạo hiểm thì vẫn phải chắc chắn rồi lợi nhuận của bạn phải luôn cao hơn rủi ro, ví dụ: nếu bạn đầu tư 1000 USD với mức lợi nhuận mong muốn là 200 USD thì rủi ro mất tiền của bạn chỉ nên dừng ở mức 100 USD và nếu bạn vẫn thấy mức chịu rủi ro 100 USD quá cao thì tốt nhất hãy tránh xa khỏi giao dịch đó.

Thứ hai, khi bạn xem xét một khoản đầu tư, quyết định của bạn cần phải tính đến lợi nhuận tiềm năng và quản trị rủi ro kèm theo.

Mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư

Vì không thích rủi ro, nhà đầu tư phải được “hối lộ” mức lợi nhuận cao hơn để chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Nói một cách đơn giản, nếu trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ (U.S. Treasury note) và cổ phiếu công ty nhỏ nào đó đều có mức lợi tức 7% một năm, mọi người sẽ đổ xô đi mua trái phiếu (khiến trái phiếu tăng giá và làm giảm đi lợi nhuận tiềm năng). Quá trình điều chỉnh giá tương đối này, còn được các nhà kinh tế học gọi là sự cân bằng, được cho là đem lại lợi nhuận tiềm năng tỷ lệ thuận với rủi ro.

Vì vậy, vượt ra ngoài việc xác định liệu nhà đầu tư có thể chịu đựng được rủi ro đi kèm hay không, công việc thứ hai là xác định liệu lợi nhuận tiềm năng có xứng đáng với rủi ro đó không. Rõ ràng, lợi nhuận cũng chỉ nói lên một nửa câu chuyện, đánh giá rủi ro mới là quan trọng.

Thứ ba, khi bạn xem xét kết quả đầu tư, lợi nhuận không cho biết được nhiều nếu thiếu đi rủi ro kèm theo

Lợi nhuận đạt được từ những công cụ an toàn hay mạo hiểm? Từ trái phiếu hay cổ phiếu? Từ những công ty lớn, có tiếng tăm hay công ty nhỏ và không ổn định? Mua bán cổ phiếu hay trái phiếu có tính thanh khoản cao hay những cổ phiếu phát hành riêng lẻ không có thanh khoản? Có dùng đòn bẩy hay không? Danh mục đơn điệu hay đã được đa dạng hóa?

Chắc chắn rằng những nhà đầu tư khi nhận được báo cáo và thấy rằng tài khoản của họ kiếm được 10% trong năm vừa rồi không thể biết được liệu nhà quản lý quỹ của họ đang làm tốt hay không. Để kết luận được, họ cần phải có thêm thông tin về mức độ rủi ro kèm theo. Nói cách khác, họ phải thấy được “lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro” (riskadjusted return).

* Theo định nghĩa đơn giản nhất, lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là lợi nhuận của khoản đầu tư so với mức rủi ro của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hai hoặc nhiều khoản đầu tư có cùng mức lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định, khoản đầu tư nào có rủi ro thấp nhất sẽ có mức lãi đã điều chỉnh rủi ro tốt hơn. Ví dụ việc đầu tư 1000 USD để kiếm 200 đô la với mức rủi ro 50 USD (tỷ lệ 4:1) sẽ tốt hơn khoản đầu tư 1000 USD để kiếm 200 đô la với mức rủi ro 100 USD (tỷ lệ 2:1). 

Nguồn: Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks

Điều Quan Trọng Nhất, The Most Important Thing, Howard Marks

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề