fbpx

Một khuyến nghị cổ phiếu gây tranh cãi của William O’Neil

Thỉnh thoảng, O’Neil cũng “phát ngôn gây sốc” với các khách hàng tổ chức của công ty William O’Neil + Company, Inc. bằng cách lựa chọn một cổ phiếu gây tranh cãi vào danh sách chờ mua dành cho khách hàng tổ chức.

Nhà đầu tư tổ chức nhiều lần cũng bị William O’Neil gây bất ngờ khi nhà đầu tư này đưa ra những lựa chọn cổ phiếu hết sức kỳ lạ, những cổ phiếu gây tranh cãi được đưa vào danh sách chờ mua dành cho khách hàng tổ chức, được biết đến với tên gọi O’Neil Select List, nhưng hầu hết những người theo dõi (follow) O’Neil đều biết nó dưới cái tên New Stock Market Ideas (Những Ý Tưởng Về Cổ Phiếu Dẫn Dắt Mới) hoặc dịch vụ NSMI, bao gồm khuyến nghị mua và đề nghị đứng ngoài thị trường cho các khách hàng tổ chức sẵn sàng trả $65.000 cho dịch vụ này.

Vì đâu mà William O’Neil lại quyết định chọn đầu tư vào một cổ phiếu gây tranh cãi trong thị trường con gấu lúc bấy giờ? 

Một khuyến nghị cổ phiếu gây tranh cãi của William O’Neil

Bạn sẽ khâm phục sự táo bạo của O’Neil khi ông thể hiện sự tự tin về điều kiện trường hiện tại để lựa chọn một cổ phiếu bán lẻ, TJX Companies (TJX) làm khuyến nghị mua trong danh sách O’Neil Select List. Tuy nhiên, lựa chọn này có phần gây sốc, vì TJX vừa mới bật dậy từ đáy của thị trường con gấu như bạn thấy trong Hình 9.7. Chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán O’Neil định làm theo cách này để chứng minh cho phát biểu của ông về thị trường lúc ấy, điều chúng tôi gọi là “chế độ cổ điển của Bill”. O’Neil hiểu rằng nền kinh tế Mỹ về cơ bản là nền kinh tế tiêu dùng, và kinh nghiệm quan sát cho thấy hầu hết các siêu cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử đều có hoạt động kinh doanh hướng về người tiêu dùng.

Một lý do khác đằng sau khuyến nghị này xuất phát từ những bình luận của O’Neil dành cho chúng tôi vào tháng 02 năm 1998. Chúng tôi đã viết trong nhật ký giao dịch của mình: 

“Các cổ phiếu hàng tiêu dùng (gọi tắt là bán lẻ) nên được chú ý tại thời điểm này. Trong suốt 4 – 5 năm qua, lĩnh vực công nghệ đã được đám đông yêu thích cuồng nhiệt và đó là lý do chúng tăng giá mạnh mẽ, trong khi các cổ phiếu bán lẻ lớn như WalMart và Home Depot vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Giờ đây, Bill nhìn thấy chúng bắt đầu lấy lại vị thế cổ phiếu dẫn dắt vì nền kinh tế chung và tác động từ hoạt động chi tiêu của thế hệ baby boomer. Bill nhìn thấy sóng tăng giá của những cổ phiếu này, với mức độ tăng giá có thể giống như sóng tăng, chúng từng có vào đầu những năm 1990. Ngoài ra, các công ty môi giới chứng khoán cũng có thể được xem là một phần của cơn bùng nổ phiếu bán lẻ: Schwab, Merrill Lynch, Morgan Stanley, v.v… tất cả dần hướng về người tiêu dùng hơn, các dịch vụ tài chính ngày càng mở rộng hơn khi những baby boomer được ăn học đến nơi đến chốn bắt đầu chú ý đến tương lai tài chính của mình. Điều này khiến cổ phiếu của các công ty chứng khoán giống cổ phiếu hàng tiêu dùng hơn. Cuối cùng, các cổ phiếu Internet cũng có thể được coi là cổ phiếu bán lẻ, và điều này xác nhận rõ hơn làn sóng cổ phiếu bán lẻ sắp tới”.  

Bài học về việc nhận diện một cổ phiếu tốt khi giá nó vẫn còn ở đáy 

Khi O’Neil đưa TJX vào danh sách khuyến nghị mua dành cho khách hàng tổ chức, điều này đã khiến không ít người xầm xì, lo ngại có phải O’Neil đã mất đi phong độ hay không. Nhưng ông giải thích rằng: “Trông nó có vẻ giống bắt cá đáy sông nhưng có một khái niệm quan trọng ở đây. Đầu tiên, TJX là cổ phiếu dẫn dắt trong lĩnh vực bán lẻ chiết khấu (discount retailing). Nó đã giảm 50% với ba sóng giảm. Sau sóng giảm thứ ba, xu hướng giảm giá của cổ phiếu trở nên quá rõ ràng và nó cũng đã tạo cú móc (undercut) so với đáy của tay cầm hình thành vào tháng 01 năm 1998, đây chính là điểm hợp lý để tạo đáy. Thông thường, trong thị trường con gấu, một cổ phiếu tốt sẽ thường giảm sâu xuống nền giá trước đó của nó”.

Một khuyến nghị cổ phiếu gây tranh cãi của William O’Neil

Hình 9.7 cho thấy O’Neil không hề “mất đi phong độ”, và TJX thực tế đã tăng giá gần như gấp đôi kể từ khi ông khuyến nghị mua. Khuyến nghị này trở nên đáng chú ý không chỉ vì cách nó hoạt động, mà còn minh họa cho các khách hàng tổ chức thấy, chúng tôi đã có những kỹ thuật giao dịch để mua một số cổ phiếu từ đáy như thế nào, vì các khách hàng tổ chức vốn có một niềm yêu thích lớn lao đối với việc mua cổ phiếu đang giảm giá. Suy cho cùng, bạn nghĩ ai là kẻ tạo nên tất cả “sự hỗ trợ ở đáy” trong quá trình cổ phiếu dẫn dắt hình thành nền giá?(*) 

(*) Tác giả đang nói tới các nhà đầu tư tổ chức, bởi họ rất thích mua cổ phiếu khi giá đã giảm về một mức chiết khấu mà họ thấy hấp dẫn, với điều kiện cổ phiếu phải đạt các tiêu chí họ đặt ra, ví dụ như phải là cổ phiếu dẫn dắt. Chính dòng tiền lớn này mua ở mức đáy cổ phiếu mới giúp cho cổ phiếu có “hỗ trợ ở đáy.”

Trích từ Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán

(Bước tiến hóa tuyệt vời của hệ thống giao dịch CANSLIM)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề