Mua tích lũy cổ phiếu hiệu quả với phương pháp Sàn Trần – Floors và Ceilings (FACs)
Không có phương pháp Sàn Trần (FACs), chúng ta chỉ có giá trị và giá cả để quyết định điểm vào. Nhưng với FACs, chúng ta có thể chọn giá mua tích trữ và không lo lắng sẽ bị lỡ các dịp mua ở giá tốt.
Mua tích lũy cổ phiếu hiệu quả với phương pháp Sàn Trần
Vậy là bạn đã có trong watchlist của mình một vài cổ phiếu ưng ý? Khi mà bạn đã nắm được một lượng kiến thức nhất định về các yếu tố cơ bản như ngành nghề kinh doanh, lợi thế cạnh tranh cùng ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bạn tin vào tiềm năng tăng trưởng của công ty này (cũng như sức bật của cổ phiếu) và phương pháp định giá của bản thân. Và lúc này bạn đang chờ thời điểm thích hợp để mua vào, khi giá cổ phiếu đạt biên độ an toàn (Margin Of Safety – MOS).
Bắt đầu mua một công ty khi có biên độ an toàn về giá nghe thật dễ dàng nhưng trong thực tế chúng ta sẽ gặp vấn đề: Nếu bạn cứ canh ngày có giá MOS là mua, bạn sẽ nhanh chóng mua hết số tiền mà bạn đã phân bổ để mua tích trữ công ty đó, do đó bỏ lỡ cơ hội mua và giảm sâu hơn trong tương lai để có thể tích lũy nhiều cổ phiếu hơn.
Thay vào đó, Phil Town đã gợi ý cho nhà đầu tư phương pháp mua tích trữ Floors and Ceilings (FACs), tức Sàn và Trần.
Sàn và Trần hình thành như thế nào?
Phương pháp Sàn Trần dựa trên kinh nghiệm rằng những “ông lớn” các quản lý quỹ kiểm soát dòng tiền lớn trên thị trường, có những mức giá mục tiêu cụ thể ghim trong đầu họ từ trước. Phương pháp này thuần về tâm lý. Nhưng cho dù thế nào, thì nó rất thật.
Nếu một “ông lớn” có ý nghĩ trong đầu rằng ông ta sẽ mua ở giá 75 đô la ngay khi giá cổ phiếu chạm mức đó thì giá nảy lên từ mức giá đó 2 lần trước, vì vậy đối với anh ta, 75 đô la là một mức Sàn thực sự, mức giá đó phải nói là cứng như “đá hoa cương”.
Nhìn vào đồ thị biến thiên của bất kỳ cổ phiếu nào, bạn sẽ để ý thấy giá cổ phiếu không bao giờ đi lên mãi mà sẽ có những đoạn đi xuống một chút. Ngày cả trong thị trường giá lên, vẫn thường có những lúc cổ phiếu xuống giá một đoạn trước khi trở về quỹ đạo hướng lên.
Phương pháp mua giữ FACs gọi giá lặp đi lặp lại là “Sàn”, ví như khi bạn ngã xuống thì bạn sẽ ngã xuống mặt sàn phải không? Khi giá nhiều lần rơi xuống mức đó và nảy lên lại mà không tụt xuống dưới mức đó, chúng ta biết chúng ta đã chạm giá sàn rồi. Giá càng nảy lên nhiều lần từ sàn, chứng tỏ sàn càng chắc.
Cũng có một mức giá mà khi giá cổ phiếu tăng đến mức đó thì nó sẽ giảm xuống, hoặc sẽ giữ nguyên. Theo phương pháp FACs, đó là “Trần”, ví như bạn cũng không bao giờ nhảy qua trần nhà được vậy.
Đến một lúc nào đó giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phá Trần và lên cao hơn nữa thì Trần (Ceiling) cũ sẽ thành Sàn (Floor) mới. Giống như trong nhà cao tầng, Trần của bạn sẽ là Sàn của tầng trên, và Sàn của bạn là Trần của tầng dưới.
Và cứ như thế, giá cổ phiếu dường như di chuyển luân phiên trong khoản Sàn đến Trần. Sau đó nó sẽ phá Trần và lên tiếp, hoặc có thể sẽ đổ sập và rơi xuống Trần cũ, để xem nó có đủ vững để trở thành Sàn mới hay không.
Phương pháp mua theo Sàn Trần
Không có Sàn và Trần, chúng ta chỉ có giá trị và giá để quyết định khi nào mua. Nhưng với FACs, chúng ta có thể chọn giá mua tích trữ và không lo lắng sẽ bị lỡ một dịp mua ở giá tốt bằng cách đợi và mua ở giá tuyệt vời hơn.
Chúng ta có thể thấy giá tuyệt vời sẽ đến và điều ta cần làm là tự tin chờ đợi. Khi Trần và Sàn hình thành, chúng ta sẽ ngồi yên và xem giá kiểm tra Trần.
Khi nó đụng Trần và nảy xuống, chúng ta có thể hy vọng nó sẽ nảy xuống đủ mạnh để phá vỡ Sàn.
Và nếu điều đó xảy ra thật, chúng ta có có thể nhìn lại độ dao động và thời gian của những lần giá biến đổi trước đây và chúng ta sẽ có được một sự suy đoán lý trí về thời gian và vị trí mà Sàn mới sẽ tái thiết.
Nếu giá còn xuống thấp hơn cả Sàn mong đợi của chúng ta, chúng ta sẽ định một giá mua tích trữ khác tại một Sàn mong đợi mới.
Thủ thuật đọc biểu đồ và nhìn ra Sàn Trần và xu hướng
Dưới đây là một vài thủ thuật giúp nhà đầu tư học cách đọc biểu đồ và nhìn ra Sàn Trần và xu hướng:
1. Giá cổ phiếu càng điều chỉnh nảy lên hoặc nảy xuống nhiều lần khi chạm Sàn hoặc Trần, Sàn và Trần ấy càng trở nên vững chắc. Bạn có thể sử dụng Sàn và Trần cho bất kỳ giai đoạn nào, từ một phút cho đến một thập niên.
Hình minh hoạ bên dưới thể hiện chỉ số Dow Jones chạm mốc 1.000 ít nhất một lần trong hai mươi hai tháng khác nhau và lần nào cũng dội ngược lại. Giá này đã được khắc sâu vào đầu họ và trở nên một “ngưỡng tâm lý chặt chẽ” họ tự đặt ra để thỏa mãn chính mình.
2. Để biết giá sẽ leo bao xa để Sàn mới chạm Trần tiếp theo, hãy nhìn vào khoảng cách giữ Sàn và Trần gần nhất. Hãy nhìn vào biểu đồ của CTSH, khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự trong xu hướng này rất cố định.
Trung bình giá tăng 5 đô la từ đáy lên đỉnh. Đó là một con số hữu dụng nếu chúng ta mua tích trữ. Chúng ta có thể mua được giá trung bình thấp hơn giá mua tích trữ trước đó và do đó, tăng tỉ suất lợi nhuận tích lũy.
3. Giá mà tăng mạnh quá 3% trên Trần hoặc dưới Sàn, cộng với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày tăng khoảng 150% thì đây là một dấu hiệu rõ rệt báo hiệu rằng một cú đột phá sẽ kéo dài.
Bên cạnh đó, khối lượng cổ phiếu được giao dịch là một thông tin cần thiết cho nhiều nhà mua bán cổ phiếu. “Núi” càng cao, khối lượng càng lớn. Một trong những điều khó xác định nhất là cú bứt phá (breakout) về giá là thật hay giả. Sự thay đổi lớn ở khối lượng giao dịch giúp ta biết được nó là thật.
Hy vọng các thông tin và gợi ý trên đây sẽ cho bạn một xuất phát điểm để học cách sử dụng phương pháp Sàn Trần – FACs. Chúng không phải phép màu nhưng chúng thật sự giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi, “Khi nào nên mua tích trữ thêm?”.
Happy Live Team
Tổng hợp và biên soạn từ Payback Time – Ngày đòi nợ
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ
(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)