fbpx

MUA TÍCH TRỮ CỔ PHIẾU ĐẾN KHI GIÀU

Bài viết này được trích từ 1 đoạn trong quyển sách Ngày Đòi Nợ – tác giả Phil Town:

Trong quyển sách đầu tay của tôi, Quy tắc số 1, tôi đã dạy bạn cách phân tích nhanh một doanh nghiệp, tìm ra giá trị của nó, và mua bán nó bằng các công cụ kỹ thuật. Hãy xem quyển sách này như một trước tác của quyển Quy tắc số 1. Khi tôi viết quyến sách Quy tắc số 1, tôi nghĩ rằng mình có thể hướng dẫn phương pháp đầu tư mà không cần chú trọng vào nền tảng của mua tích trữ. Tôi đã sai. Bạn cần quyển sách mới này và cả phương pháp mua tích trữ. Đối với đa số độc giả, quyển sách này cũng đủ cho bạn làm ra hàng triệu đô la và nghỉ hưu trong sung túc.

Độc giả của Quy tắc số 1 đã dạy tôi rằng tự mình thực hiện đầu tư có thể là một việc “đáng sợ”. Không phải vì bản thân các kỹ thuật quá khó mà bởi để tự đầu tư, bạn cần phải biết cách lờ đi những lời dối trá của ngành công nghiệp tài chính đang ra rả với bạn hàng ngày. Rất nhiều độc giả và học trò của tôi khi muốn trở thành những nhà đầu tư tốt hơn đã liên tục bị dội bom từ những mẩu quảng cáo và các chương trình truyền hình rằng bạn không thể tự mình đầu tư được – điều đó quá khó, quá phức tạp, nên dành lại cho các “chuyên gia” thì hơn. Thậm chí có những quyển sách bán chạy nhất (bestseller) ra đời hàng năm chỉ để “chứng minh” cho bạn thấy rằng không một ai, kể cả ngài Buffett, có thể chiến thắng thị trường và, do đó họ bảo bạn chẳng việc gì phải thử tự mình đầu tư cả. Nhưng, các mẫu quảng cáo, sách và chương trình ti vi đó đều sai bét. Và bạn đừng nghĩ rằng bạn chỉ hiểu lầm mục đích của chúng, thực sự các phương tiện này đang cố tình đánh lừa chúng ta. Ta đều biết những nhà đầu tư giỏi vẫn đánh bại thị trường năm này qua năm khác. Đây là sự thật không ai có thể chối cãi. Nhưng thiệt hại mà “các loa phóng thanh tài chính” này có thể mất thì quá lớn, đến nỗi họ không cho phép bất kỳ ai can thiệp vào “sự thật” do họ tạo ra. Những mất mát mà họ phải chịu đựng khi sự thật về đầu tư được phơi bày là số tiền không dưới 100 tỉ đô la hàng năm đã và đang chảy từ túi của bạn sang túi của họ. Con số này vượt quá số tiền mà các quốc gia đã từng lao vào vòng chiến để rồi hy sinh hàng triệu người mới có được.

10 quy tắc tạo thành công của tỷ phú kỳ dị Richard Branson

Ta đừng phí một giây nào nghĩ rằng thật vô lý khi cả ngành công nghiệp tài chính lại thêu dệt nên một “sự thật” để biện hộ cho hành vi chiếm đoạt khối tài sản khổng lồ này. Với số chiến lợi phẩm lớn ngần ấy, nhiều người sẵn lòng lớn tiếng dè bỉu bất kỳ ai khuyên nhủ rằng bạn có thể tự mình đầu tư. Cũng với số chiến lợi phẩm lớn ngần ấy, bạn giống như họ, có thể mướn công ty PR giỏi nhất, những công ty quảng cáo chuyên nghiệp nhất, những luật sư tài năng nhất. Bạn thậm chí có thể “bao” luôn cả những tác giả. Bạn có thể tạo ra những quyển sách bán chạy nhất. Bạn có thể cho người nhà mình GIỚI THIỆU 9 xuất hiện cả ngày trên các buổi tọa đàm trên truyền hình. Bạn có thể vẽ ra “sự thật” cho hàng triệu người. Và đó chính xác là những gì ngành tài chính đã và đang làm. Đó là lời nói dối mà họ sẽ tiếp tục rêu rao, thậm chí sau những thảm họa kinh tế mà những người–họ–gọi–là–chuyên–gia đã “góp công” lớn tạo nên. Hãy tin tôi đi, họ sẽ làm mọi thứ hòng tiếp tục giữ quyền đầu tư hộ tiền của bạn. Họ không hề muốn bạn tự đầu tư. Họ muốn giữ bạn ở vị trí một khách hàng lệ thuộc. Họ muốn bạn ngáo ngơ về sự thật của đầu tư. Họ muốn đồng tiền của bạn tiếp tục chảy vào nơi họ muốn – túi của họ. Sau khi viết Quy tắc số 1, tôi bắt đầu nhìn thấy mọi người vất vả tách khỏi hàng tá các quỹ tương hỗ, các quỹ IRA và kế hoạch 401(k). Đừng để tâm đến các hệ thống ấy, chúng được thiết kế như thể đó là vì lợi ích của bạn nhưng kết quả thực tế lại khác hẳn, bạn chắc chắn sẽ ở trong cảnh nghèo khó nếu sống lâu hơn bảy năm kể từ thời điểm bạn nghỉ hưu. Có lẽ hơi thừa, nhưng tôi nhắc lại là chính bạn, chứ không phải họ, sẽ sống cuộc đời nghèo khổ.

Chính bạn. Họ làm giàu trên số tiền của bạn. Họ đang làm điều đó. Họ chiếm đoạt đến 60% số tiền của bạn (tôi sẽ giải thích cụ thể về điều này ở Chương 2). Nhưng công bằng mà nói. Chắc chắn không phải mọi quỹ tương hỗ đều mang “nợ máu”. Chắc chắn sẽ có lý do nào đó để tin rằng các quỹ tương hỗ là một lựa chọn thay thế hợp lý cho những nhà đầu tư cá nhân. Cũng có vài quỹ hoạt động tốt chứ nhỉ? Chà, chỉ có khoảng 4% các quỹ đầu tư đánh bại thị trường. Nhưng, giả sử ngài thị trường cuốn phăng 40% tài sản của bạn, thì các quỹ đầu tư thuộc nhóm 4% này vẫn có thể khiến bạn mất đi 39% mà vẫn được xem là đánh bại thị trường!!! Nhưng liệu chiến thắng kiểu này có mang lại ích lợi gì cho bạn không? Tôi đã thử tiến hành một phân tích để xem xét có bao nhiêu tay quản lý quỹ đạt lợi nhuận kép 15% liên tục trong 10 năm. 

Trong số 5.900 quỹ đầu tư đang hoạt động, chỉ có ba quỹ đạt được lợi nhuận liên tục 15%/năm. Đúng vậy thưa các bạn: Ba, nói cách khác, là 0,05% tổng số quỹ đầu tư hiện có trên thị trường. Đây ắt hẳn là lý do mà Warren Buffett không ủng hộ các quỹ tương hỗ. Ông Buffett tin rằng chỉ có hai dạng nhà đầu tư: nhà đầu tư giỏi và nhà đầu tư ngáo ngơ. Nhà đầu tư giỏi có thể tự đầu tư tiền của mình và tạo ra thật nhiều tiền. Nhà đầu tư ngáo ngơ thì ngược lại, hoặc học hỏi để trở thành nhà đầu tư giỏi hoặc chỉ cần mua chứng chỉ quỹ của một quỹ đầu tư theo chỉ số ETF nào đó rồi quên béng khoản đầu tư đó đi. Buffett không khuyên là nên đầu tư vào các quỹ đầu tư tương hỗ. Quỹ đầu tư chỉ số giống với quỹ tương hỗ nhưng không có các khoản phí cắt cổ.

Tôi sẽ giải thích kỹ hơn về những quỹ này và cách thức chọn mua chúng ở Chương 2. Tôi đồng ý, nếu bạn không đầu tư như cách các nhà đầu tư hàng đầu đầu tư, bạn có thể mua một quỹ đầu tư theo chỉ số ETFs và thế là xong phần việc của bạn. Chấp nhận lợi nhuận tối đa 8% một năm và hài lòng với con số đó thay vì con số 6% nếu bạn đầu tư vào quỹ tương hỗ. Chênh lệch 25% (giữa 8% một năm và 6% lợi tức một năm) sẽ làm tăng gấp ba lần số tiền trong tài khoản hưu trí của bạn sau… 60 năm. Đối với vài người trong số các bạn, đó là tất cả những gì bạn cần biết. Nhưng đa số các bạn tìm đọc quyển sách này đang bị một động lực kiếm tiền mạnh mẽ thôi thúc và bạn cần phải hành động quyết liệt hơn. Bởi vì hầu hết các bạn không có quỹ thời gian dài đến 60 năm. Một vài người trong các bạn thậm chí còn không thể chờ thêm 10 năm. Và vì vậy, bạn phải chấm dứt ngay việc là những nhà đầu tư ngáo ngơ (trên thị trường chứng khoán Việt Nam người ta gọi những nhà đầu tư ngáo ngơ là gà và luôn bị làm… thịt – Chú thích của người dịch) và bắt đầu học để trở thành nhà đầu tư giỏi.

Hà An

Trích từ sách Ngày Đòi Nợ – Payback Time

NGÀY ĐÒI NỢ – PAYBACK TIME

Ấn phẩm bán chạy kinh điển tại Happy Live

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề