fbpx

“Mua tích trữ cổ phiếu nào cụ thể?” và “Khi nào thì mua tích trữ?” – Chỉ “dân” đọc Payback Time mới hiểu!

Đại đa số nhà đầu tư giá trị thường nhầm lẫn giữa những câu hỏi quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư của mình. Trong quyển sách Ngày Đòi Nợ – Payback Time có chia sẻ về sự khác biệt này rất hay: Trong hai câu hỏi: “Mua tích trữ cổ phiếu nào cụ thể?” và “Khi nào thì mua tích trữ?” thì mua tích trữ cổ phiếu nào là một câu hỏi khó hơn so với câu hỏi khi nào thì nên mua tích trữ cổ phiếu.

[Review sách] Pay Back Time – Ngày Đòi Nợ
Pay Back Time – Ngày Đòi Nợ

Phil Town có chia sẻ, “rất khó tìm một doanh nghiệp được gọi là hoàn hảo để bạn đầu tư – thậm chí là chẳng bao giờ có. Chưa kể, số lượng doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn có thể hiểu rõ giá trị của chúng để mua tích trữ cũng không phải là quá nhiều. Một khi đã tìm ra đúng doanh nghiệp, thì việc xác định khi nào nên mua tích trữ là một việc dễ dàng: Bạn chỉ cần đợi và mua tích trữ dần khi giá cả hạ xuống”.

Chúng ta gọi việc “mua khi hạ giá” là mua với một biên độ an toàn (Margin of Safety – MOS) trong Đầu tư theo Quy tắc số 1. Biên an toàn là ba từ quan trọng nhất đối với một nhà đầu tư, và nó đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư theo chiến lược mua tích trữ cổ phiếu. Để có được biên an toàn lớn, tất cả những điều bạn phải làm là xác định giá trị của doanh nghiệp, và chờ đến khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó hạ xuống thấp hơn nhiều so với giá trị, thế là bạn mua vào. Bạn cũng cần biết rằng, không phải cứ thị trường chứng khoán rớt giá do khủng hoảng thì cổ phiếu của công ty nào cũng sẽ bị bán hạ giá hay có giá rẻ cho bạn mua. Một số công ty trong thị trường khủng hoảng vẫn có giá bán cổ phiếu ở mức khá đắt. Bạn cứ xem việc mua cổ phiếu như là mua một chiếc xe hơi.

Bạn có thể mua một chiếc Maserati, và bạn chắc chắn sẽ tủm tỉm cười vì mua được nó với giá hời, hoặc bạn chắc chắn sẽ sôi máu vì mua hớ. Bạn sẽ xem xét: “phần cứng” của xe còn tốt không, khung gầm còn ngon không, dàn đồng có rỉ sét quá không. Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ định được giá trị của chiếc xe. Dĩ nhiên, sẽ có những vấn đề vụn vặt khác cần cân nhắc, như kính chắn gió có vỡ không, thân xe có chỗ nào bị móp không, bọc ghế có bị rách không, lốp có bị xì không, radio có hoạt động tốt không, vân vân và vân vân – nhưng bạn hoàn toàn có thể ước đoán một số tiền để sửa chữa những lỗi bề ngoài ấy, và vẫn có thể xác định chiếc xe là một món hời. Nhưng nếu “phần cứng” không tốt, ví dụ vừa nổ máy đã thấy nó đuối hoặc rung, hay thân xe có quá nhiều chỗ rỉ sét, thì chi phí tân trang lại rất tốn kém, thậm chí là nếu làm hết mấy phần đó thì chi phí tân trang và phí mua xe sẽ còn lớn hơn nhiều so với giá của xe hơi đó có thể được bán trong tương lai. Nếu bạn mua chiếc xe xét về cơ bản là không tốt với bất cứ giá nào, bạn đã mất tiền. Nhưng nếu bạn mua chiếc xe cơ bản là tốt và đang bán hạ giá, bạn có cơ hội kiếm tiền khi bán ra.

Việc xác định giá trị của doanh nghiệp là vấn đề then chốt trong mua tích trữ cổ phiếu. Những người giàu lên nhờ mua các công ty, họ chỉ có thể giàu lên nếu biết được giá trị của công ty đó.

Và vì thế, việc xác định giá trị của doanh nghiệp là vấn đề then chốt trong mua tích trữ cổ phiếu. Những người giàu lên nhờ mua các công ty, họ chỉ có thể giàu lên nếu biết được giá trị của công ty đó. Cũng có một vài trường hợp khách bỏ tiền mua lại các công ty mà chẳng biết giá trị thực của công ty đó và kiếm được tiền nhưng đó là những trường hợp may mắn không bền vững.

Nếu như bạn cảm thấy những kiến thức này hoàn toàn thuyết phục, hãy áp dụng ngay vì chúng rất cần cho hành trình đầu tư của bạn trở nên thành công. Còn nếu chưa, hãy để Phil Town giúp bạn trả lời qua Ngày Đòi Nợ – Payback Time!

NGÀY ĐÒI NỢ – PAYBACK TIME

Ấn phẩm bán chạy kinh điển tại Happy Live

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề