Này trader, hãy trade như những người lính
Trong rất nhiều khía cạnh khác nhau, trading trên thị trường tài chính cũng giống như chiến đấu trên chiến trường vậy. Và trong các trận chiến, nhân tố rủi ro, sự không chắc chắn, và sự nguy hiểm đều hiển hiện.
Và đôi khi Trader cần phải học tập cách suy nghĩ và hành động của những người lính để có thể thành công trong trading. Những người lính giỏi nhất không phải những người bắn giỏi nhất, mà là những người sống sót lâu nhất cho tới khi cuộc chiến kết thúc.
Cách suy nghĩ của 1 người lính
Tiến sỹ Brett Steenbarger, 1 trong những nhà tâm lý học trading giỏi nhất, đề nghị rút từ những kinh nghiệm của đại tá John R. Boyd để hiểu cách mà 1 người lính suy nghĩ trong các trận chiến.
Là 1 lính không quân Mỹ, Đại tá Boyd nổi tiếng với khả năng đánh bại các phi công đuổi theo ông trong vòng 40 giây. Và ông cũng nổi tiếng với công thức về quy trình ra quyết định của con người có tên OODA, tức là viết tắt của Observe – quan sát; Orient – định hướng; Decide – quyết định; và Act – hành động.
Nôm na OODA tóm gọn 1 quy trình mà 1 người bình thường sẽ trải qua trong khi đối diện với 1 sự kiện. Đây là 1 chuỗi các hành động diễn ra rất nhanh: đầu tiên con người sẽ quan sát để thu thập dữ liệu thông qua các giác quan. Tiếp theo, con người sẽ định hướng bằng cách xử lý các dữ liệu để có được 1 nhận định về tình hình hiện tại. Cuối cùng, dựa trên các thông tin thu thập được và nhận định rút ra, con người mới hành động.
Áp dụng vào trading
Vậy làm sao để áp dụng lý thuyết của Boyd vào trong trading?
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta phải biết cách nhận thức được về sự bối rối (confusion) và sự không chắc chắn (uncertainty), thậm chí 2 thứ này còn quan trọng hơn lòng tham (greed) và sự sợ hãi (fear).
Cố gắng nhớ lại lần cuối cùng anh em bị thị trường làm cho bất ngờ. Khi thị trường đi ngược lệnh của anh em, dám cá là anh em đã nghĩ rằng “chuyện quái gì đang xảy ra vậy?
Cho tới khi anh em đã định hướng được bản thân trước sự việc đang xảy ra và cuối cùng quyết định được là sẽ làm gì, thị trường đã xong việc của nó, và thứ còn ở lại chỉ là sự tiếc nuối.
“Phòng thủ là nòng cốt của mọi cuộc chiến”. Nếu đúng như vậy, 1 Trader giỏi phải là 1 Trader biết phòng thủ giỏi, biết cách bảo vệ bản thân khỏi súng đạn, và biết phải làm gì để tránh những quả bom thị trường ném vào mặt.
Và không có vũ khí nào là chiến thắng mọi thứ, cũng như không có hệ thống giao dịch nào có thể mãi mãi chiến thắng thị trường. Người lính thắng cuộc trong chiến trận chính là người lính sống sót trở về. Trader thắng cuộc trên thị trường là Trader sống sót được lâu nhất.
Đặt câu hỏi Nếu Như
Hãy đặt thật nhiều câu hỏi Nếu Như để vạch ra các kịch bản của thị trường. Cũng như người lính vạch ra kế hoạch chiến đấu vậy. Nếu đối thủ tấn công bất ngờ thì phải làm gì, nếu thị trường flash crash thì phải làm sao. Cũng như nhau cả.
Biết người biết ta
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Trên chiến trường, kẻ thấu hiểu bản thân mình cũng như thấu hiểu đối thủ nhất định sẽ chiến thắng.
Trader biết mình là ai, mình phù hợp với điều gì, và hiểu được hành vi của thị trường có khả năng cao sẽ sống sót được trong dài hạn, thậm chí có lợi nhuận đều đặn. Hiểu được bản thân mình muốn gì, Trader sẽ nhanh chóng chọn được cho mình 1 hệ thống phù hợp. Hiểu được câu chuyện thị trường đang kể sẽ giúp tránh được các thua lỗ không đáng có.
Hành động theo nhóm
Trading là 1 công việc mang tính cá nhân, nhưng chúng ta cũng cần có cộng đồng để hoạt động, trao đổi ý tưởng, chia sẻ cùng nhau.
Nguồn: babypips/ Traderviet
Có thể bạn quan tâm:
“Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott