fbpx

Nebraska Furniture Mart – Thương vụ để đời của Warren Buffett

Trong suốt cuộc đời đầu tư đáng ngưỡng mộ của mình, Warren Buffett đã thực hiện nhiều thương vụ mua bán thành công và có ý nghĩa lớn đối với Berkshire Hathaway. Một trong số đó là việc mua lại Nebraska Furniture Mart từ bà Rose Blumkin.

Làm thế nào để đầu tư như Warren Buffett trong bối cảnh kinh tế suy thoái?

Mỗi năm, sinh viên từ 40 trường đại học cùng cạnh tranh để có được một chuyến đi đến Omaha cùng một ngày được gặp Warren Buffett.

Sự kiện này luôn luôn bắt đầu tại siêu thị bán đồ trang trí nội thất Nebraska Furniture Mart (NFM). Thương hiệu được Buffett mua lại từ bà Rose “Mrs B” Blumkin vào năm 1983.

Blumkin di cư từ Mỹ đến Nga khi bà còn trong độ tuổi 20 và thành lập NFM năm 1937 với khoản vay 500 USD từ anh trai cùng số tiền tiết kiệm từ việc bán quần áo đã qua sử dụng với chồng của mình.

Hiện nay, cửa hàng của bà có giá trị khoảng 1 tỷ USD, số tiền này có thể không đáng kể khi nhắc đến các tài sản của tập đoàn Berkshire Hathaway nhưng đó lại được coi là nguồn cảm hứng vô giá. Buffett thường đưa sinh viên đến cửa hàng của Blumkin để chỉ ra kết quả của ý chí tuyệt vời và sự làm việc chăm chỉ.

Theo tin tức từ tờ New York Times, Blumkin được sinh ra trong một ngôi làng của người Do Thái nghèo gần Minsk, nay là thủ đô của Belarus vào năm 1893 và bắt đầu lao động khi 6 tuổi, trở thành quản lý cửa hàng năm 16 tuổi.

Bà đến Omaha, thành lập NFM trong khi chồng của bà vẫn điều hành cửa hàng quần áo cũ của mình.

Blumkin tạo ra sự khác biệt bằng cách bán sản phẩm thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Khi phương pháp kinh doanh của Blumkin ngày càng thành công, đối thủ cạnh tranh lớn hơn của bà tại Omaha đã thuyết phục các nhà sản xuất đồ nội thất tẩy chay bán hàng cho bà. Đáp lại hành động này, Blumkin vẫn tiếp tục mua hàng từ các nhà cung cấp khắp nơi trong cả nước và bán hàng ở mức giá rẻ mà bà muốn.

Blumkin đồng ý bán NFM cho Buffett ở tuổi 89 vì bà nghĩ rằng nếu bà bán công ty trước khi qua đời, con cháu của bà sau này sẽ không phải tranh giành nó.

Trong thư gửi cổ đông, Buffett nhớ lại việc đi gặp Blumkin vào ngày sinh nhật của mình 30/8/1983 với đề nghỉ mua lại NFM chỉ dài hơn một trang giấy. Ông đã không kiểm toán lại công ty này mà tin tưởng vào trực giác của mình.

“Bà Blumkin đồng ý lời đề nghị của tôi mà không thay đổi một từ nào, chúng tôi hoàn tất các thỏa thuận mà không có sự tham gia của ngân hàng đầu tư hay luật sư (một trải nghiệm mà chỉ có thể mô tả như ở thiên đường) “, ông viết.

Gia đình bà vẫn quản lý công ty và bà tiếp tục dành nhiều giờ làm việc tại cửa hàng bất chấp vấn đề tuổi tác và di chuyển bằng một chiếc scooter.

Sau đó, bà bị gia đình buộc phải nghỉ hưu ở tuổi 95, nhưng chỉ 3 tháng sau Blumkin đã thành lập một cửa hàng đối thủ của NFM. Đến năm 1991, nó đã trở thành cửa hàng lớn thứ 3 của bang.

Nebraska Furniture Mart - Thương vụ để đời của Warren Buffett
Buffett đã từng trả lời với phóng viên rằng ông thà hợp tác kinh doanh với Blumkin hơn bất kỳ người có bằng MBA nào trong nước. Gần đây ông cũng so sánh bà với nhà sáng lập Wal-Mart, Sam Walton:

Một trong những điều chung của Sam Walton và bà Blumkin là họ có niềm đam mê kinh doanh. Nó không phải là về tiền bạc.

Đó là chiến thắng. Niềm đam mê là vô cùng, bạn phải sẵn sàng thực hiện nó vì bạn hướng đến kết quả hơn là vì tiền.

Khi chúng tôi mua lại các doanh nghiệp, chúng tôi tìm kiếm những con người không hề đánh mất đi niềm đam mê ngay cả khi công ty đã không còn trong tay họ.

Nguồn: NDH – Business Insider

Các viết cùng chủ đề