fbpx

Nến Nhật A Bờ Cờ: Khoảng trống giá (Phần 2)

Khoảng trống giá có thể hình thành trên các biểu đồ ngày, tuần hoặc tháng. Điều đó sẽ rõ ràng hơn nếu đi kèm với khối lượng cao hơn mức trung bình.

Xem về Nến Nhật A Bờ Cờ: Khoảng trống giá (PHẦN 1)

KHUNG THỜI GIAN CỦA KHOẢNG TRỐNG GIÁ

Các khoảng trống sẽ có cơ hội xuất hiện nhiều hơn ở những khung thời gian hẹp hơn. Khoảng trống xuất hiện các biểu đồ ngày thường xuyên hơn tuần và tháng. Khi đó, một khoảng trống sẽ được hình thành giữa đóng cửa ngày hôm trước và mở cửa hôm sau. Với biểu đồ tuần, khoảng trống sẽ phải xảy ra giữa đóng cửa thứ Sáu và mở cửa thứ Hai. Với biểu đồ tháng, khoảng trống sẽ phải xảy ra giữa ngày cuối cùng của tháng và ngày đầu tiên của tháng tiếp.

KHOẢNG TRỐNG GIÁ MỞ CỬA TẠM THỜI

Không khoảng trống xuất hiện vào lúc mở cửa sẽ được coi là một khoảng trống mở cửa tạm thời. Cần phải đợi cho đến khi đóng cửa mới có thể xác định đó có là một khoảng trống giá thật sự hay không.

CHỨNG KHOÁN ABC: Khoảng trống giá (Phần 2)

Một biểu đồ xuất hiện khoảng trống giá gần như hằng ngày là giao dịch rất yếu và nên tránh. Giá thường chênh lệch tăng hoặc giảm khi thị trường mở. Nhưng khoảng trống này thường không kéo dài cho đến khi thị trường đóng cửa.

CHỨNG KHOÁN ABC: Khoảng trống giá (Phần 2)

Những khoảng trống tạm thời như vậy không nên được coi là có bất kỳ ý nghĩa quan trọng hơn biến động thị trường bình thường.

P/s: Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, nên tham khảo thêm những bài viết chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng khoảng trống giá trong giao dịch một cách hiệu quả.

Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị Nến Nhật 

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề