fbpx

Kinh tế học a bờ cờ: “Nhà cái” Fed và guồng máy hoạt động

Fed là tổ chức tài chính lớn nhất nước Mỹ, có sức ảnh hưởng bậc nhất về tài chính tiền tệ. Và chủ tịch Fed được xem là nhân vật có quyền lực mạnh mẽ thứ hai ở Hoa Kỳ. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về tổ chức và nhiệm vụ của tổ chức này.

Kinh tế học a bờ cờ: "Nhà cái" Fed và guồng máy hoạt động

Bất cứ khi nào một nền kinh tế dựa vào hệ thống tiền pháp định thì phải có một cơ quan nào đó chịu trách nhiệm điều hành hệ thống này. Ở Hoa Kỳ, cơ quan đó là Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve), gọi tắt là Fed.

Fed là một dạng ngân hàng trung ương – một định chế được thành lập để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới có thể kể tên như: Ngân hàng trung ương Anh (BOE), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng trung ương châu  Âu (ECB).

“Nhà cái” Fed và guồng máy hoạt động

Sự ra đời và tổ chức của Fed

Tại sao Fed ‘ngồi một chỗ’ điều chỉnh lãi suất nhưng có thể tác động mạnh đến toàn thế giới? - Thai Pham

Cục Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1913, sau khi hàng loạt vụ đổ bể ngân hàng vào vào năm 1907 đã làm cho Quốc hội Hoa Kỳ nhận ra rằng phải có một ngân hàng trung ương để bảo đảm sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng trên toàn quốc.

Hiện nay, Fed được điều hành bởi một Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. Các thống đốc có nhiệm kỳ dài đến 14 năm, nhằm giúp họ tránh chịu các áp lực chính trị trong ngắn hạn khi hoạch định chính sách tiền tệ.

Trong số 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, người quan trọng nhất là chủ tịch hội đồng. Chủ tịch là người chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp hội đồng và định kỳ giải trình về chính sách của Fed trước các ủy ban quốc hội. Tổng thống bổ nhiệm chủ tịch cho nhiệm kỳ 4 năm.

Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang bao gồm Hội đồng Dự trữ Liên bang có trụ sở ở thủ đô Washington D.C và 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực có trụ sở tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Chủ tịch của các ngân hàng khu vực do hội đồng quản trị của từng ngân hàng chọn lựa. Thành viên của hội đồng quản trị này thường xuất thân từ cộng đồng doanh nghiệp và ngân hàng trong khu vực.

Nhiệm vụ của Fed

Fed có hai nhiệm vụ gắn bó với nhau.

Nhiệm vụ thứ nhất là điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ này phần lớn thuộc trách nhiệm của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực. Cụ thể, Fed giám sát tình hình tài chính của từng ngân hàng và tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng thông qua séc thanh toán bù trừ. Fed cũng đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Nghĩa là Fed sẽ cho các ngân hàng vay tiền khi họ muốn vay. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính như bị thiếu hụt tiền mặt chẳng hạn, Fed sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng – tức là người cho vay đến những người không thể vay ở nơi khác – để duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Nhiệm vụ thứ hai và là nhiệm vụ quan trọng hơn của Fed là kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế, thường được gọi là cung tiền. Những quyết định do các nhà hoạch định chính sách đưa ra liên quan đến cung tiền tạo thành chính sách tiền tệ. Tại Cục Dự trữ Liên bang, chính sách tiền tệ do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) ban hành. FOMC họp sáu tuần một lần tại thủ đô Washington D.C để trao đổi về các điều kiện của nền kinh tế và xem xét những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên được chọn từ 12 chủ tịch ngân hàng khu vực.

Thông qua các quyết định của FOMC, Fed có quyền tăng hoặc giảm số lượng đô la trong nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, bạn có thể tưởng tượng rằng Fed in ra những tờ đô la, sau đó dùng máy bay trực thăng thả chúng xuống khắp Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể hình dung ra việc Fed sử dụng một chiếc máy hút bụi khổng lồ để hút bớt các tờ đô la trong ví của mọi người.

Công cụ cơ bản của Fed là nghiệp vụ thị trường mở – việc mua và bán trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Nếu FOMC quyết định tăng cung tiền, Fed in tiền và sử dụng số tiền này để mua trái phiếu chính phủ từ công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi Fed mua trái phiếu, số tiền trên sẽ nằm trong tay công chúng và vì vậy việc mua trái phiếu trên thị trường mở của Fed sẽ làm tăng cung tiền.

Ngược lại, nếu FOMC quyết định giảm cung tiền, Fed sẽ bán trái phiếu chính phủ trong danh mục của mình cho công chúng trên thị trường trái phiếu quốc gia. Sau khi bán, tiền thu được từ bán trái phiếu được rút ra khỏi tay công chúng. Do vậy, việc bán trái phiếu trên thị trường mở của Fed sẽ làm giảm cung tiền.

Do “đòn bẩy” mạnh mẽ của FED, nên các tuyên bố công khai của chủ tịch FED thường được các chủ ngân hàng và nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng để tìm hiểu xem việc “hội” này sắp tăng thêm hay giảm bớt nguồn cung tiền.

Điều mà tạp chí BusinessWeek nói về cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan cũng có thể dùng để nói về nhiều người tiền nhiệm của ông đó là: “Phố Wall và Washington đã tiêu tốn hàng triệu tấn năng lượng để cố gắng giải mã những tuyên bố khó hiểu của Alan Greenspan”.

Các ngân hàng trung ương là những định chế quan trọng bởi vì sự thay đổi cung tiền có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và cả ví tiền của mỗi chúng ta. Việc hiểu và cập nhật kiến thức về Fed và ảnh hưởng vĩ mô kèm theo sẽ giúp chúng ta có một kế hoạch tài chính đúng đắn.

Happy Live Team

Nguồn: Trích lược từ “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư” và tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề