fbpx

[Cấu trúc tổ chức] Nhiệm vụ của một “nô lệ trưởng” dưới trướng bố già

Những người có quan hệ chặt chẽ với các nhân vật “nô lệ trưởng” nói rằng không chỉ là tiền lương, mà cảm giác quyền lực và được gần gũi với các bố già thúc đẩy họ làm việc.>> Xem thêm Cấu trúc trong bộ máy làm việc của những bố già

Phần 1: Một ngày làm việc của một “bố già châu Á” bận rộn đến mức nào?

Phần 3: Gweilo – Những “con chó tây theo đuôi ông chủ” 

Nhiệm vụ của một “nô lệ trưởng” dưới trướng bố già

Vì mọi thứ đều có thể tính là làm việc, và các bố già khác có thể làm việc đến 16 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiệm vụ điều khiển doanh nghiệp thực tế được gán cho những người quản lý, để các đại gia có thời gian đàm phán các thương vụ, chơi gôn hay ăn trưa.

Có rất nhiều người quản lý như vậy, và trong hầu hết các doanh nghiệp của các đại gia, có thể dễ dàng nhận ra những người thường được gọi là “nô lệ trưởng – hay người “đầu tắt mặt tối”. Đây là người đầu tiên được gọi khi bố già muốn làm một cái gì đó.

Trong trường hợp của Lý, đó là Canning Hoắc, một Giám đốc điều hành mập mạp với mái tóc muối tiêu luôn bù xù, đôi khi ở trước đám đông, đang đưa cho Lý một chiếc điện thoại di động bằng cả hai tay – một cử chỉ thường dùng để lấy lòng người châu Á, thường sử dụng khi đưa danh thiếp.

"Nô lệ trưởng" Canning Hoắc bên cạnh Lý Gia Thành
“Nô lệ trưởng” Canning Hoắc bên cạnh Lý Gia Thành

Hoắc đảm nhận tất cả các nhiệm vụ lớn nhỏ. Một mặt, ông ta theo dõi khoản tiền đầu tư hơn 20 tỉ đô la trong doanh nghiệp điện thoại di động thế hệ thứ ba. Mặt khác, có thể là gọi điện la mắng những nhà phân tích chứng khoán đã thực hiện một lời chào bán công ty của Lý không tốt. Paul Mackenzie, một phân tích làm việc một thời gian dài ở Brokerage CLSA, người đã bị Hoắc “điều trị”, rất ngạc nhiên là Hoắc có thể tìm được thời gian để làm việc này. “Bạn sẽ nghĩ Canning Hoắc nên làm những việc khác thì tốt hơn,” ông ta nói.

Tuy nhiên, công việc của những “nô lệ trưởng” là làm theo những ý thích bất chợt của ông chủ và hành động với tư cách là người thừa hành của ông ta. Canning Hoắc đặc biệt thiên về dọa nạt. Một người ở Hồng Kông nhớ lại khi nghe Hoắc nói về một hợp đồng kinh doanh trong bữa ăn trưa, trước khi người của Lý nói về đối thủ: “Họ sẽ phải hợp tác trong vụ này, nếu không, chúng tôi sẽ đè bẹp họ.” Thực ra là người đó muốn nói, “giống như một cảnh trong phim Bố già”.

Cách Canning Hoắc dọa nạt "giống như một cảnh trong phim Bố già"
Cách Canning Hoắc dọa nạt “giống như một cảnh trong phim Bố già”

“Nô lệ trưởng” là những người phải làm việc tối tăm mặt mũi

Họ được trả thù lao rất cao – Canning Hoắc có thể là Giám đốc điều hành có mức lương cao nhất ở ngoài nước Mỹ, ông ta kiếm được khoảng 15 triệu đô la mỗi năm – nhưng họ chẳng phải làm gì hơn là phục vụ và tuân lệnh ông chủ của mình, hàng ngày. Hoắc hiếm khi được ngủ đến 2 giờ sáng vì phải có mặt ở văn phòng trước khi Lý đến.

“Nô lệ trưởng” của Lý Triệu Cơ (tỷ phú Hồng Kông và chủ sở hữu Tập đoàn Nhà đất Henderson), đối thủ xếp sau Lý Gia Thành về sự giàu có ở Hồng Kông, là Colin Lam, Phó Chủ tịch của Henderson Land. Lam sở hữu, theo tiêu chuẩn Hồng Kông một ngôi nhà nguy nga ở khu vực Vịnh Repulse. Tuy nhiên, ông ta hầu như không bao giờ sống ở đó vì phần lớn đều ngủ qua đêm trong một căn hộ ông ta mua ở đường Tháng Năm tại bờ khác của Hồng Kông. Lý do là để luôn ở gần ông chủ, người có thể cho gọi ông ta vào bất cứ lúc nào.

Colin Lam, Phó Chủ tịch của Henderson Land

Thật vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì phải làm việc quá nhiều là mối nguy hiểm chung của mọi “nô lệ trưởng”.

Tay sai đắc lực của đại gia người Malaysia Ananda Krishnan là Ralph Marshall, người gốc Ấn, vẫn cứ phải làm việc mặc dù đã có một ca phẫu thuật tim lớn trong những năm gần đây. Một chủ ngân hàng đầu tư, người quen Krishnan mô tả sự cư xử của Marshall như là “một kẻ bắt nạt hàng loạt”. Như là một ví dụ điển hình, người này nhớ lại có lần Krishnan ở châu Âu quyết định gọi điện cho Marshall, ngay cả khi có những đề tầm thường nhất. Khi được nhắc nhở rằng Lumpur đang là 3 giờ sáng, Krishnan trả lời rằng điều không quan trọng và vẫn cứ gọi cho người phụ tá đang ngủ say. Marshall cũng tự kể với tác giả, “Tôi chỉ nhóc chạy loong toong trong văn phòng,” ông ta nửa đùa nửa thật.

“Nô lệ trưởng” của Robert Quách là Rich Lưu, người thường phải nuốt nước mắt vì sự căng thẳng của công việc, bị bỏ rơi đến chết tại Sân bay quốc tế Kuala Kuala Lumpur vào ngày Tết âm lịch năm 2002. Cái chết của Lưu buộc Quách phải tự mình quản lý công việc hàng ngày.

Những người có quan hệ chặt chẽ với các nhân vật “nô lệ trưởng” nói rằng không chỉ là tiền lương, mà cảm giác quyền lực và được gần gũi với các bố già thúc đẩy họ làm việc. Cảm xúc về quyền lực lớn hơn rất nhiều trong một doanh nghiệp đa quốc gia không bao giờ bị ảnh hưởng bởi tình cảm con người, đặc biệt là từ khi vị trí của các đại gia có sự ràng buộc trực tiếp hơn với sự tiếp cận đến các đặc ân về chính trị.

Tuy vậy, cuối cùng, địa vị của những “nô lệ trưởng” cũng chỉ là một ảo ảnh. Anh ta có thể được quyền chọn cổ phiếu nhưng quyền kiểm soát doanh nghiệp thì không bao giờ; mà nó sẽ trao cho các thế hệ sau của gia đình các đại gia. Với ý nghĩa này, anh ta phải chịu đựng những ý thích bất chợt của một ông chủ hay đổi ý nhưng chẳng để làm gì cả.

Nguồn: Sách Những bố già châu Á

>> Xem thêm Chân dung bố già thời hậu chiến: 

Phần 1: Chân dung những bố già châu Á thời hậu chiến

Phần 2: Xuất thân bần hàn của các bố già Châu Á liệu có đáng tin?

Phần 3: Tính căn cơ có chọn lọc chảy trong máu các bố già

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề