fbpx

Như hổ rình mồi – đây là lý do bạn nên quan sát động thái thay đổi lãi suất của FED

Trong số các chỉ báo thị trường chung cơ bản, sự thay đổi của lãi suất chiết khấu (là loại lãi suất mà Fed sẽ áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền để bù đắp các khoản thiếu hụt tạm thời), lãi suất liên bang (là lãi suất mà các ngân hàng có phần vốn dự trữ bắt buộc dư thừa đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang, cho các ngân hàng thiếu hụt vay. Sở dĩ có khoản vay này vì Fed yêu cầu cuối mỗi ngày các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu) và tỷ lệ ký quỹ cổ phiếu là những chỉ báo quan trọng cần phải quan sát.

Đã thành quy luật, lãi suất là sự xác nhận tốt nhất về điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang cho đến nay vẫn là chỉ báo đáng tin cậy nhất. Trong quá khứ, ba lần tăng mạnh lãi suất liên tiếp của Fed thường đánh dấu cho sự khởi đầu của thị trường con gấu và suy thoái kinh tế.

Các thị trường con gấu thường (nhưng không phải luôn luôn) kết thúc khi lãi suất cuối cùng bị hạ xuống mức rất thấp. Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng lên mức 6% vào tháng 9 năm 1987, ngay sau khi Alan Greenspan trở thành chủ tịch Fed, dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng của thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm đó.

Các chỉ báo thị trường tiền tệ là tấm gương phản chiếu của tình hình nền kinh tế. Nhiều lần, tôi đã theo dõi kỹ các chỉ báo kinh tế của chính phủ và Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed), bao gồm 10 chỉ báo về cung tiền và cầu tiền, cũng như các chỉ báo về lãi suất. Lịch sử cho thấy xu hướng của thị trường chung, cũng như một số ngành công nghiệp, thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất của Fed vì các mức lãi suất luôn đi kèm với động thái thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed.

Đối với các nhà đầu tư, những chỉ báo chính sách tiền tệ đơn giản và quan trọng cần phải theo dõi, am hiểu là sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang.

Với sự xuất hiện của nhiều hệ thống giao dịch được lập trình và các công cụ phòng hộ, một số quỹ đầu tư bây giờ luôn phải phòng hộ (hedge) một phần danh mục để giảm bớt thiệt hại trong những giai đoạn thị trường có nhiều rủi ro giảm giá. Mức độ thành công của các biện pháp phòng hộ tùy thuộc nhiều vào kỹ năng giao dịch và định thời điểm thị trường. Tác động tích cực của hoạt động phòng hộ là làm giảm bớt khả năng các quỹ sẽ bán tháo cổ phiếu ra thị trường, làm tăng thêm áp lực giảm giá.

Phần lớn các quỹ đầu tư đều buộc phải đa dạng hóa danh mục và luôn chịu áp lực phải giải ngân tiền ở mọi thời điểm. Điều này là vì phần lớn các nhà quản lý quỹ gặp khó khăn trong việc rút khỏi thị trường và kịp chuyển sang nắm giữ tiền mặt tại những thời điểm quan trọng vì quy mô tài sản lớn (hàng tỷ đô la). Thậm chí, họ còn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc giải ngân tiền thật nhanh sau khi thị trường chung tạo đáy lớn. Đó là lý do tại sao các quỹ đầu tư thường quan tâm nhiều đến các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và các cổ phiếu có hơi hướng phòng thủ.

Fed Làm Thị Trường Chứng Khoán Sụp Đổ Vào Năm 1981.

Một thị trường con gấu và một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, kéo dài đã xảy ra bắt đầu từ năm 1981 đơn giản chỉ vì Fed tăng lãi suất chiết khấu quá nhanh (liên tiếp các lần vào ngày 26 tháng 9, ngày 17 tháng 11 và ngày 5 tháng 12 năm 1980). Ở lần tăng thứ tư vào ngày 8 tháng 5 năm 1981, lãi suất chiết khấu được đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại 14%. Điều này đã đánh gục nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản và thị trường chứng khoán của Mỹ.

Tuy nhiên, việc thay đổi lãi suất của Fed không nên được xem là chỉ báo chính về thị trường vì bản thân thị trường chứng khoán luôn luôn là phong vũ biểu tốt nhất của nó. Phân tích của chúng tôi cho thấy, sự thay đổi của lãi suất chiết khấu không giúp bạn nhiều trong việc dự đoán các điểm đảo chiều của thị trường chứng khoán.

Hành động độc lập của Fed thường mang tính xây dựng vì Fed cố gắng ngăn cho nền kinh tế không bị quá nóng hoặc suy thoái quá sâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường chứng khoán cũng phản ứng với tất cả các động thái của Fed.

Cú Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Năm 1962

Một trong những cú sụp đổ đáng nhớ của thị trường chứng khoán từng xảy ra vào năm 1962. Vào mùa xuân năm đó, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu bất ổn, nhưng thị trường chứng khoán đã trở thành “con ngựa bất kham” sau khi chính phủ thông báo tiến hành một cuộc điều tra về thị trường chứng khoán. Tổng Thống Kennedy chĩa mùi dùi cui vào công ty thép vì dám tăng giá trái ý ông. Cổ phiếu IBM giảm 50%. Vào mùa thu năm đó, sau cuộc đàm phán thành công với Nga về vấn đề hệ thống tên lửa ở CuBa, một thị trường tăng giá mới bắt đầu. Tất cả những điều này xảy ra mà không có bất cứ sự thay đổi nào trong lãi suất.

Cũng có tình huống trong đó lãi suất được hạ xuống mức thấp nhất, sáu tháng sau khi thị trường chứng khoán đã chạm đáy. Trong các trường hợp này, bạn sẽ bị “trễ tàu” nếu như chờ đợi lãi suất giảm xuống. Trong một số trường hợp khác, sau khi Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục giảm hoặc đi ngang trong vài tháng. Điều này đã từng diễn ra vào năm 2000 và 2001.

Đọc thêm về case study Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Tài Chính Vào Năm 2008 ở 314-316, Bộ sách Làm giàu từ chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề