fbpx

Những biến thể của mẫu hình W chuyển động theo tâm lý nhà đầu tư như thế nào và cách Bollinger bands giúp bạn

Cổ phiếu hiếm khi chuyển từ giai đoạn giảm giá sang giai đoạn tăng giá một cách đột ngột. Thay vào đó, chúng thường phục hồi một chút, sau đó giá quay đầu giảm trở lại, kiểm tra lại mức hỗ trợ và sau đó mới tiếp tục tăng. Mẫu hình giá này thường được gọi là hai đáy, hoặc mẫu hình W.

Mẫu hình đáy nhọn (hay đáy V) có thể xảy ra, nhưng thường rất hiếm

Chữ W là kiểu chuyển đổi trạng thái từ giảm giá sang tăng giá phổ biến nhất, nhưng nó không phải là kiểu chuyển đổi duy nhất. Mặc dù mẫu hình sau tương đối hiếm, nhưng vẫn tồn tại, đó là mẫu hình mà giá giảm sâu, xong tăng vọt ngay trở lại, đáy V. Một cổ phiếu tạo đáy V có thể gặp vận may hoặc một tin tức tốt được công bố bất ngờ, phá vỡ xu hướng giảm và ngay lập tức đảo ngược sang xu hướng tăng giá của cổ phiếu.

Phổ biến hơn một chút là mô hình chữ U khi cổ phiếu giảm xuống một mức thấp, sau đó giao dịch đi ngang trong một thời gian dài, rồi tăng trở lại – hay còn được gọi là “tạo nền”. Đây thường là những cổ phiếu có vấn đề về yếu tố cơ bản và cần thời gian để cổ phiếu đi lên.

Mẫu hình đáy W có thể báo hiệu xu hướng đi ngang và tạo nền, hơn là một xu hướng đảo ngược mạnh mẽ

Tuy nhiên, thường xuyên nhất vẫn là mẫu hình đáy W, giá tạo đáy và kiểm tra lại mức hỗ trợ, sau đó là xu hướng tăng. Đây là điển hình cho việc một cổ phiếu hoàn thành việc đảo chiều xu hướng, trong đó luồng thông tin về công ty xuất hiện trong nghi ngờ và sau đó được xác nhận trước khi xu hướng giá được xác nhận đảo chiều.

Các mẫu hình W có thể được hình thành theo nhiều cách, mỗi cách lại mang một màu sắc cảm xúc riêng. Đáy bên phải của chữ W có thể cao hơn (Hình 12.2), hai đáy có thể bằng nhau (Hình 12.3) hoặc đáy bên phải có thể thấp hơn phía bên trái (Hình 12.4).

Mỗi mẫu hình đều được phân loại vào một loại nhóm theo phân loại của Merrill, và mỗi nhóm lại có một mô hình tâm lý riêng biệt.

Trong trường hợp đáy bên phải của chữ W cao hơn đáy bên trái, thất vọng sẽ là cảm xúc chính khi các nhà đầu tư chờ đợi “kiểm tra lại mức đáy” đã không xảy ra, họ đã bị bỏ lại và chứng kiến giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Các mẫu W4, W5 và W10 là những ví dụ điển hình cho điều này.

Khi các mức thấp ở đáy bên trái và đáy bên phải bằng nhau, cảm giác hài lòng là cảm xúc chính khi các nhà đầu tư có thể mua thử nghiệm mà không gặp nhiều khó khăn và có thể nhanh chóng nhận được tín hiệu xác nhận từ thị trường. Khi mức đáy bên phải của mẫu hình thấp hơn mức bên trái, sự sợ hãi và khó chịu là cảm xúc chính của đám đông. Các mẫu W2, W3 và W8 là những ví dụ điển hình cho nhóm mẫu hình này. Lúc này, các nhà đầu tư đã mua vào ở mức giá bằng với mức giá tại đáy bên trái và nhận ra mức đáy đó bị lung lay, sau đó là sự sợ hãi khi mức đáy thứ nhất bị xuyên thủng và giá tiếp tục giảm xuống mức thấp hơn và thấp hơn nữa. Trong phương pháp Wyckoff (được đề cập bởi nhà phân tích kỹ thuật Richard D. Wyckoff), thuật ngữ này được gọi là Spring.

Bollinger Bands có thể giúp làm rõ các mẫu hình W

Thông thường, phía bên trái của mẫu hình W – mức đáy thứ nhất – sẽ chạm dải dưới hoặc nằm bên ngoài dải dưới (như Hình 12.5). Sự phục hồi sẽ đưa mức giá trở lại vào bên trong Bollinger Bands, thường mức giá sẽ chạm hoặc xuyên thủng dải giữa – đường trung bình động. Sau đó, đợt kiểm tra lại mức hỗ trợ xảy ra và giá trở lại vào bên trong Bollinger Bands. Hãy nhớ rằng, định nghĩa của chúng tôi về mức thấp đối với Bollinger Bands mang tính tương đối.

Có nghĩa là, nếu đáy thứ nhất xảy ra bên ngoài Bollinger Bands và mức đáy thứ hai xảy ra bên trong Bollinger Bands, thì mức đáy thứ hai vẫn được tính cao hơn mức đáy thứ nhất dựa trên cơ sở tính tương đối khi so sánh với các dải của Bollinger Bands, điều này đúng ngay cả khi mức đáy thứ hai có giá trị tuyệt đối thấp hơn mức đáy thứ nhất. Một mẫu hình W8 tuyệt đối có thể trở thành một mẫu hình W10 tương đối – mẫu hình W10 là một mẫu hình dễ chịu hơn nhiều. Do đó, Bollinger Bands có thể giúp bạn có cơ sở để đưa ra phán đoán đúng đắn và đưa ra hành động đúng bất chấp sự phức tạp của thị trường, sự rung lắc, thu về được tiềm năng lớn nhất.

Chúng ta sẽ có những ví dụ về mức thấp thứ hai xảy ra tại đó hoặc vượt ra khỏi dải dưới của Bollinger Bands – hay còn được gọi là tạo ra một mức thấp tương đối mới (xem Hình 12.6). Khi điều này xảy ra, nó không còn phù hợp với những phân loại của chúng tôi và ít nhất nó không thể được cho là một đáy W hợp lệ. Bạn hãy đọc lại Chương 4, “Hệ thống giao dịch vượt thời gian”, để có thể hiểu rằng khi quyển sách này đến tay bạn, bạn cần nghiên cứu và áp dụng vào chính thị trường của bạn, trong thời đại của bạn, vì không có nguyên tắc nào có thể vượt qua mọi giới hạn về thời đại.

Cổ phiếu không nhất thiết phải có đáy thứ nhất nằm ngoài dải dưới Bollinger Bands để có thể hình thành đáy W hợp lệ (xem Hình 12.7). Tất cả những gì bạn thực sự cần quan tâm đó là tính tương đối của mức đáy thứ hai liệu có cao hơn tính tương đối của mức đáy thứ nhất hay không. Yêu cầu này có thể được thỏa mãn khi mức đáy đầu tiên gần chạm dải dưới của Bollinger Bands, sau đó mức đáy thứ hai chỉ nằm ở khoảng giữa của dải giữa và dải dưới trong lần kiểm tra lại. %b lúc này trở nên rất hữu ích, chúng sẽ được thảo luận chi tiết ở phần sau. Thông thường, giá cổ phiếu sẽ tạo hai đáy hay còn gọi là đáy W, nhưng khi bạn xem kỹ diễn biến cổ phiếu, bạn sẽ thấy có những mẫu hình đáy W hoặc đỉnh M nhỏ hơn, thường hình thành bên trong quá trình tạo ra một đáy W lớn, đặc biệt là khi bạn điều chỉnh khung thời gian của biểu đồ. Vì vậy, nếu bạn đang kiểm tra mẫu hình đáy W hình thành trên biểu đồ ngày, hãy tìm các mẫu hình quy mô nhỏ hơn ở trên biểu đồ giờ để có sự xác nhận cho mô hình lớn hơn đang được hình thành.

Trích sách Bollinger on Bollinger Bands

Bollinger on Bollinger Bands

THÂU TÓM ĐIỂM VÀO LỆNH TỐI ƯU – TỪ CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề