fbpx

Cấu trúc toàn diện của phương pháp luận Wyckoff

Giá không thể hình thành hai cấu trúc giống hệt nhau, nên khi phân tích thị trường, chúng ta phải biết linh động trong việc sử dụng các phương pháp giao dịch dựa trên phương pháp luận Wyckoff.

cau-truc-toan-dien-cua-phuong-phap-luan-wyckoff-happy-live-5

Cấu trúc phương pháp luận Wyckoff

Các thị trường tài chính là những thực thể sống, chúng liên tục thay đổi vì liên tục có sự tương tác giữa người mua và người bán. Điều này giải thích tại sao sử dụng các mẫu hình và các phương pháp cố định để đọc bối cảnh của thị trường là một điều hết sức sai lầm.

Hãy thận trọng rằng trong thực tế, giá không thể hình thành hai cấu trúc giống hệt nhau, nên khi phân tích thị trường, chúng ta phải biết linh động trong việc sử dụng các phương pháp giao dịch dựa trên phương pháp luận Wyckoff.

Giá có thể hình thành các kiểu cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh thị trường trong đó cấu trúc giá phát sinh. Điều này giải thích tại sao chúng ta cần một phương pháp có tính linh hoạt để quan sát chuyển động giá, nhưng đồng thời vẫn được chi phối bởi các yếu tố cố định nhất định nhằm mang lại sự khách quan trong việc đọc hành động giá.

Khía cạnh cố định của phương pháp này nằm ở các Sự kiện (Event) và các Pha (Phase) hình thành nên cấu trúc giá. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào trình bày hai cấu trúc tích lũy và phân phối nhằm cung cấp ý tưởng tổng quan nhất về sự năng động, trong đó giá chuyển động theo quy tắc trong phương pháp luận Wyckoff.

Như chúng tôi vừa nói, những cấu trúc này có thể được xem là lý tưởng. Điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ trong đầu là không phải lúc nào, thị trường cũng đi theo kịch bản lý tưởng mà ta kỳ vọng.

1# Cấu trúc tích lũy

cau-truc-toan-dien-cua-phuong-phap-luan-wyckoff-happy-live-1

Tích Lũy (Accumulation): Quá trình mà trong đó các nhà giao dịch lớn hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường. Đây là sự trao tay từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ hay còn gọi là “các tay chơi yếu ớt” sang các nhà giao dịch lớn, tức “tay chơi mạnh”.

Vùng Kháng Cự Yếu Nhất (Creek): Là mức kháng cự cho cấu trúc tích lũy hoặc tái tích lũy. Vùng này được hình thành bởi đỉnh cao nhất của AR (Automatic Rally – Hồi Phục Kỹ Thuật) và các đỉnh cao nhất hình thành trong pha B.

CHoCH (Change of Character) Thay Đổi Trong Tính Chất: Nó đánh dấu bối cảnh mà ở đó, giá sẽ sớm chuyển động. CHoCH đầu tiên được hình thành ở Pha A, trong đó giá chuyển từ xu hướng giảm sang bối cảnh củng cố. CHoCH thứ hai hình thành từ điểm thấp nhất của Pha C đến điểm cao nhất của SOS (Dấu hiệu mạnh) mà ở đó giá chuyển từ môi trường củng cố sang môi trường xu hướng tăng.

Pha A: Kết thúc xu hướng giảm trước đó

– PS (Preliminary Support) Điểm Hỗ Trợ Ban Đầu: Đây là nỗ lực đầu tiên để chặn xu hướng giảm, nỗ lực này luôn luôn thất bại.

– SC (Selling Climax) Bán Cao Trào: Hành động bán bị đẩy đến mức cao trào, giúp xu hướng giảm giá dừng lại.

– AR (Automatic Rally) Hồi Phục Kỹ Thuật: Là phản ứng hồi phục tích cực. Chuyển động tăng giá này sẽ hình thành nên đỉnh của khung giá.

– ST (Secondary Test) Kiểm Tra Thứ Cấp: Kiểm tra lại mức cung còn lại của hành động SC. Nó kết thúc Pha A và chuyển sang bắt đầu Pha B.

Pha B: Hình thành nguyên nhân

– UA (Upthrust Action) Hành Động Giá Upthrust: Điểm phá vỡ tạm thời thoát ra khỏi mức kháng cự và sau đó quay trở lại bên trong khung giá. Đây là cú kiểm tra mức đỉnh cao nhất mà AR tạo ra.

– ST dưới dạng SOW: Các dấu hiệu yếu đóng vai trò chức năng kiểm tra. Giá tạm thời phá vỡ các mức hỗ trợ và sau đó quay trở lại bên trong khung giá. Đây chính là cú kiểm tra mức đáy thấp nhất do SC tạo ra.

Pha C: Kiểm tra toàn bộ khung giá

– Spring (SP):  Đây là cú kiểm tra dưới dạng điểm phá vỡ các mức đáy thấp nhất của Pha A và Pha B. Có ba loại Spring khác nhau.

– Test Spring: Chuyển động giảm giá hướng về các đáy của khung giá để kiểm định lực bán có còn quyết liệt hay không.

– LPS (Last Point of Support) Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng: Đây là một cú kiểm tra dưới dạng chuyển động giảm giá nhưng thất bại chạm vào vùng giá thấp nhất của khung giá.

– TSO (Terminal Shakeout hoặc Shakeout) Cú Rũ Bỏ Cuối Cùng: Đây là một chuyển động đột ngột phá vỡ điểm đáy thấp nhất, dẫn tới việc các mức hỗ trợ bị xuyên thủng sâu và sau đó phục hồi nhanh.

Pha D: Xu hướng tăng trong kênh giá

– SOS (Dấu Hiệu Mạnh – Sign of Strength): Các chuyển động tăng giá sinh ra sau sự kiện kiểm định ở Pha C, chuyển động này thành công trong việc hướng tới vùng đỉnh của khung giá. Khái niệm này còn được gọi là JAC (Jump Across the Creek – Vượt Qua Điểm Creek).

– LPS (Last Point of Support) Điểm Hỗ Trợ Cuối Cùng: Ta tìm thấy các đáy sau cao hơn đáy trước trong chuyển động giá đi lên khi tiến đến các vùng kháng cự.

– BU (Back Up) hay còn gọi là BUEC (Back Up To The Edge of Creek – Quay Trở Lại Cạnh Creek): Đây là cú điều chỉnh lớn cuối cùng khi giá quay trở lại về điểm Creek, trước khi thị trường tăng giá bắt đầu.

Pha E: Xu hướng tăng vượt ra kênh giá Sự xuất hiện liên tiếp của các SOS và LPS tạo nên các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

Cấu trúc tích lũy #2

cau-truc-toan-dien-cua-phuong-phap-luan-wyckoff-happy-live-2

Biến thể của phương pháp luận này nằm ở chỗ sự kiện kiểm tra của Pha C không chạm xuống các mức đáy thấp nhất của khung giá (Không phá thủng đáy ST hoặc SC trước đó – Chú thích của người dịch). Biến thể này thường xảy ra vào lúc bối cảnh thị trường hiện tại có dấu hiệu cho thấy sức mạnh.

Mục đích của hành động giá này là giá ghé thăm lại vùng cầu nhưng các tay chơi lớn đã có mặt để hỗ trợ thị trường và tích cực mua mạnh. Họ không để giá hạ xuống thấp hơn, đó là lý do không còn ai có thể mua được với mức giá rẻ hơn.

Nhận diện kiểu cấu trúc vùng giá này phức tạp hơn vì ta không thể đánh giá hành động Rũ bỏ (Shake) nên phe mua sẽ cảm thấy thiếu đi tự tin.

Vùng giao dịch này vẫn tiềm tàng khả năng tạo ra Spring. Vì thế lúc này, khi mua ở LPS, ta sẽ luôn cảm thấy nghi ngờ vì không biết giá có ghé thăm lại các mức đáy thấp nhất của khung giá để hình thành Spring hay không. 

Bên cạnh đó, ta cũng sẽ không thấy dấu hiệu đầu tiên thể hiện sức mạnh tăng giá, tạo ra điểm phá vỡ khung giá.

Do đó, cơ hội mua khả dĩ nhất trong kiểu cấu trúc này có thể tìm thấy ở BUEC. Đây là nơi chúng ta phải chú ý thật kỹ để tìm kiếm các điểm mua.

Cấu trúc phân phối #1

cau-truc-toan-dien-cua-phuong-phap-luan-wyckoff-happy-live-3

Phân Phối (Distribution): Là quá trình các nhà giao dịch lớn phân phối (hay bán) cổ phiếu. Đó là quá trình chuyển cổ phiếu từ các tay chơi mạnh sang các tay chơi yếu.

Lớp Băng (ICE): Mức hỗ trợ của cấu trúc phân phối hoặc tái phân phối. Mức này được thiết lập bằng các mức đáy thấp nhất được tạo bởi AR và các đáy thấp nhất hình thành trong Pha B.

CHoCH (Change of Character) Thay Đổi Trong Tính Chất: Nó cho thấy bối cảnh giá trước đó sẽ bị thay đổi. CHoCH đầu tiên thiết lập ở Pha A, trong đó giá sẽ di chuyển từ bối cảnh tăng giá trước đó sang bối cảnh củng cố. CHoCH thứ hai được xách định từ đỉnh cao nhất của Pha C sang điểm thấp nhất của SOW, trong đó giá dịch chuyển từ bối cảnh củng cố sang bối cảnh giảm giá.

Pha A: Kết thúc xu hướng tăng trước đó

– PSY (Preliminary Supply) Nguồn Cung Ban Đầu: Đây là nỗ lực đầu tiên để dừng quá trình tăng giá, tuy nhiên, nỗ lực này luôn luôn thất bại.

– BC (Buying Climax) Mua Cao Trào: Hành động giá cực kỳ mạnh mẽ khiến xu hướng tăng trước đó bị chặn lại.

– AR (Automatic Reaction) Hiệu Chỉnh Kỹ Thuật: Đây là cú điều chỉnh giảm giá. Chuyển động giảm giá này sẽ thiết lập mức đáy thấp nhất của khung giá.

– ST (Secondary Test) Kiểm Tra Thứ Cấp: Kiểm tra lại mức cầu trong môi trường tăng giá. Nó hình thành điểm kết thúc của Pha A và bắt đầu Pha B.

Pha B: Hình thành nguyên nhân

– UT (Upthrust): Tương tự sự kiện UA trong cấu trúc tích lũy. Nó là điểm phá vỡ tạm thời mức kháng cự trước đó và sau đó quay trở lại bên trong khung giá. Đây là hành động kiểm tra mức đáy cao nhất do BC tạo ra.

– mSOW (Minor Sign of Weakness) Dấu Hiệu Yếu Nhỏ: Giống như sự kiện ST (dưới dạng SOW) trong cấu trúc tích lũy. Đó là điểm phá vỡ tạm thời mức hỗ trợ trước đó và sau đó quay trở lại bên trong khung giá. Đây là hành động kiểm tra mức đáy thấp nhất do AR tạo ra.

Pha C: Kiểm tra

– UTAD (Upthrust After Distribution) Upthrust Sau Phân Phối: Đó là cú kiểm tra dưới dạng điểm phá vỡ các đỉnh cao nhất của Pha A và Pha B.

– Kiểm tra UTAD:  Đây là chuyển động tăng giá đi lên nhằm kiểm tra lại mức độ quyết liệt của bên mua.

Pha D: Xu hướng giảm trong khung giá

– MSOW (Major Sign of Weakness) Dấu Hiệu Yếu Lớn: Chuyển động giảm giá được tạo ra sau sự kiện kiểm tra của Pha C để hướng tới mức đáy của khung giá.

– LPSY (Last Point of Supply) Điểm Kháng Cự Cuối Cùng: Các đỉnh thấp dần mà chúng ta thấy được khi giá giảm về điểm hỗ trợ.

Pha E: Xu hướng giảm giá ngoài khung giá. Liên tiếp các SOW và LPSY tạo ra các đỉnh thấp và đáy thấp hơn.

Cấu trúc phân phối #2

Biến thể số hai của phương pháp luận này là sự kiện Kiểm tra trong Pha C không chạm vào các mức đỉnh cao nhất của cấu trúc. Lý giải cho biến thể này ngược lại với lý giải cho biến thể số hai của Cấu trúc Tích lũy. Nó cho thấy bối cảnh thị trường yếu hơn rất nhiều. Cấu trúc Phân phối #2 mạnh mẽ hơn cấu trúc Phân phối #1 vì giá cố gắng chạm đến các mức đỉnh cao nhất nhưng các nhà giao dịch lớn đã bán khống vị thế để ngăn chặn điều này xảy ra.

Cấu trúc này cũng khiến cho chúng ta thiếu đi niềm tin để giao dịch vì không có cú Rũ bỏ. Khi bán khống ở LPSY chúng ta sẽ cảm thấy nghi ngờ không biết liệu giá có tăng lên (để tạo UTAD) trước khi giảm giá. Các dấu hiệu yếu (SOW) phá vỡ cấu trúc này cũng không có. Cơ hội giao dịch là ở điểm kiểm tra lại điểm phá vỡ (LPSY).

Happy Live Team Biên soạn/Làm giàu từ chứng khoán bằng phương pháp Wyckoff

Có thể bạn quan tâm bộ sách Giao dịch theo Wyckoff:

Nghiên cứu chuyên sâu về cách giao dịch của Wyckoff

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề