Thế nhưng, nếu muốn có được sự tự do về tài chính, quản lý tốt ngân sách cá nhân thì mỗi người chỉ nên tiêu 50-55% tổng thu nhập hàng tháng của mình. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay, các bạn trẻ có công việc thường bị cuốn theo nhiều thú vui mà quên đi nguyên tắc này. Vậy thì, cần phải làm những gì mới có được sự vững mạnh về tài chính trước tuổi 30?
Bước 1: Sớm nắm được khái niệm về tài chính
Điều đầu tiên để đạt được thành công trong tài chính trước tuổi 30, phải hiểu tài chính là gì trước đã. Nhiều bạn không hiểu và cũng không biết cách quản lý nên dễ gặp tình trạng khủng hoảng. Nền tảng lung lay, thì không thể xây nên nhà vững chắc, khó mà đạt được thành công trong sự nghiệp.
Theo đó, tài chính là một dạng nguyên tắc, phương thức để chúng ta có thể lên kế hoạch chi tiêu, để dành tiền tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Tất nhiên bao gồm cả việc tính toán các rủi ro có thể xảy ra để phòng tránh và giảm thiệt hại về tiền bạc. Cũng theo nguyên tắc này, để đạt được sự tự do tài chính, mỗi người cần thiết lập thu nhập cá nhân thành các mục tiêu tài chính khác nhau, nhằm giữ cho bản thân luôn có tiền để chi khi cần thiết.
Bước 2: Học cách quản lý và đầu tư tài chính
Không có điều gì tự nhiên đạt được mà không học hỏi. Để có những quyết định thông thái và đúng hướng, hãy luôn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý và đầu tư tài chính. Hãy cứ học hỏi, va chạm và đừng ngại mắc sai lầm. Có như vậy, chúng ta mới cứng cáp, và sẵn sàng hơn để có được nguồn tài chính ổn định trước tuổi 30.
Bước 3: Đừng quá lo tiết kiệm, hãy lên kế hoạch
Tiết kiệm là một trong những cách để quản lý chi tiêu hiệu quả. Nhưng để đạt được sự vững mạnh về tài chính trước tuổi 30 thì tiết kiệm không thôi là chưa đủ. Những người trẻ phải biết cách vạch ra chiến lược tài chính cho tương lai, cả về ngắn hạn và dài hạn, cũng như lập ra các kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Đừng ngăn cản bản thân đặt ra mục tiêu trở thành ông chủ. Hãy nghĩ rằng để thành ông chủ cần làm gì tiếp theo.
Bước 4: Vạch rõ bước đi ngắn hạn và dài hạn
Gây dựng các kế hoạch lớn là rất cần thiết để các bạn trẻ U30 sớm đạt được các mục tiêu tài chính bởi những rủi ro và bất trắc thì luôn thường trực. Bài toán kinh tế luôn thay đổi và cần nhanh nhạy để nắm bắt tình thế.
Để tiến một quãng đường dài, chúng ta cần đi từng bước ngắn. Ví dụ: Thay vì lấy hết số tiền kiếm được để đầu tư chứng khoán, hãy trích ra để trả hết số nợ còn tồn lại từ thời còn sinh viên. Trả hết nợ, hãy tính tới những kế hoạch ngắn hạn khác như mua ô tô, mua nhà, tiết kiệm v.v.. Những mục tiêu ngắn hạn liên tục sẽ giúp chúng ta không ngừng nghỉ tiến tới sự ổn định về cuộc sống và cả tài chính cá nhân.
Bước 5: Củng cố ngân sách trước khi quyết định đầu tư lớn
Để có một ngân sách dồi dào trước khi quyết định đầu tư cho sự nghiệp lâu dài có thể có nhiều cách. Một trong những cách đó là lấy ngắn nuôi dài – gửi tiết kiệm để thu lãi. Mức lãi này nếu đã đạt tới mức đỉnh khoảng 20-25% tổng số vốn thì hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội, mở rộng việc kinh doanh của mình.
Bước 6: Lựa chọn đầu tư sao cho hiệu quả
Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có nguồn tài chính cơ bản khác nhau. Bất cứ ai cũng có một cách quản lý và chi tiêu riêng, nên tùy theo đó sẽ có một lựa chọn đầu tư sao cho hiệu quả: startup, đầu tư cổ phiếu, mua bảo hiểm, trái phiếu hay bất động sản v.v.. Tất cả đều nhằm mục đích là đầu tư tài chính thành công.
Bước 7: Củng cố niềm tin vào bản thân
Hãy luôn tin rằng bản thân mình sẽ nhanh chóng đạt được sự vững mạnh về tài chính bởi kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được. Bản thân bạn là một thứ tài sản có giá trị nhất, có thể thất bại nhưng đừng mất niềm tin. Hãy đầu tư cho mình bằng cách luôn không ngừng học hỏi.
Bước 8: Chuẩn bị đứng vững trước rủi ro
Để có thể đứng vững trước mọi thất bại, mọi tình huống trở ngại trên đường tới sự ổn định về tài chính, chúng ta có thể lựa chọn mua bảo hiểm hoặc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau thay vì dồn tất cả tiền vào một “giỏ”.
Bước 9: Duy trì sự ổn định
Có được sự vững mạnh về tài chính đã khó, giữ được còn khó hơn. Vậy nên điều cuối cùng và cũng quan trọng không kém, đó là luôn giữ những thói quen chi tiêu hợp lý, tránh các khoản chi lãng phí và không cần thiết.
Muốn đạt được điều gì không chỉ cần có bước đi rõ ràng mà còn phải có sự cố gắng và nỗ lực. Với sức trẻ của lứa tuổi U30, chúc các bạn nhanh chóng có được sự nghiệp tài chính của riêng mình!
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, blog.generali-life