Những doanh nhân Việt “tay trắng làm nên nghiệp lớn” trên đất Mỹ
Lập nghiệp xa quê, nhiều người trở thành lãnh đạo của các tập đoàn đa quốc gia hay thành danh với công ty riêng của mình, góp phần giới thiệu hình ảnh doanh nhân Việt ra sân chơi quốc tế.
Hoàng Kiều
Doanh nhân Việt 74 tuổi Hoàng Kiều từng 3 năm liên tiếp nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vốn yêu thích công việc kinh doanh từ nhỏ, Hoàng Kiều sớm đạt được thành công ở tuổi 30, khi sở hữu một khách sạn lớn ở Đà Nẵng.
Năm 1975, ông sang Mỹ, làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng và tìm được công việc tại phòng thí nghiệm điều trị gan của Abbott. Sau 5 năm, ông được đề bạt lên vị trí giám đốc, được cử đi học quản trị kinh doanh, sau đó hùn vốn mua lại một phần cơ sở thí nghiệm này. Từ đây ông lập công ty RAAS và điều hành công việc thu gom huyết thanh chuyên dụng, cung cấp cho ngành công nghiệp phân tách.
Kinh doanh thành công giúp ông mở rộng RAAS và “bao” luôn dịch vụ thử nghiệm cho các cơ sở sản xuất huyết tương lớn của Mỹ. Năm 1988, ông chuyển một phần việc kinh doanh của mình tới Trung Quốc, lập ra Shanghai RAAS. Khi Shanghai RAAS được IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, tài sản của ông Hoàng Kiều gia tăng nhanh chóng
Tiến sĩ Alan Phan
Tiến sĩ Alan Phan là doanh nhân Việt đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt thị giá 670 triệu USD, trước khi tách thành 5 công ty và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ tại Mỹ trước khi nhận 2 bằng Tiến sĩ tại Anh và Australia. Ông từng tham gia thỉnh giảng tại các Đại học Mỹ (Colorado, Columbia, Cal State) và Trung Quốc.
Alan Phan có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Ông cũng còn là Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia và là cổ đông tại 6 công ty đại chúng ở Trung Quốc và Mỹ.
Năm 1997, ông là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online tại Trung Quốc. Với kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực đầu tư. Tiến sĩ Alan Phan đang là một chuyên gia phân tích, với những góc nhìn độc đáo và sâu sắc về kinh tế.
Chính E.Chu
Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính E.Chu sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD. Biệt tài mà mọi người nhớ tới ông chính là khà năng “đạo diễn” hàng loạt vụ thương thuyết cho Blackstone. Nhiều người nói đùa rằng “không có thương vụ nào tuột khỏi tay Chính E.Chu”.
Bằng khả năng của mình, Chính E.Chu đã lần lượt “thu mua” rất nhiều tập đoàn, công ty… thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.
Bill Nguyễn
Năm 1999, Bill Nguyễn đã làm chấn động giới công nghệ khi bán công ty chuyên về phần mềm tin nhắn mới thành lập chỉ 1 năm cho Phone.com, với mức giá 850 triệu USD. Năm 2000, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Với thành công của Seven Networks, Bill từng được tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm, thậm chí được coi là người “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu”.
Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là Lala.com, dịch vụ kết nối âm nhạc và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, Lala.com lọt vào mắt xanh của Apple, và ông lớn công nghệ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD để thâu tóm dịch vụ này, sau đó kết hợp nó vào iTunes. Bill Nguyễn và các cộng sự trong dự án Lala.com đều được mời về làm việc tại Apple vào năm 2008.
Charlie Tôn Quý
Gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ. Không những thế, ông cũng giúp rất nhiều lao động Việt Nam có việc làm trong các cửa hàng nail của mình.
Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.
Jenny Tạ
Rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo, nước Mỹ trong mắt Jenny Tạ vào những tháng ngày đầu tiên là khu bán đồ cũ tại Salvation Army hay Thrifty, nơi mẹ cô thường dẫn các con đến mua sắm.
Năm 25 tuổi, cô lập Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để vực dậy công ty. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, đến năm 1999, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi.
Năm 2001, Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, cô tiếp tục điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là “không thể chối từ”. Tổng số tài sản ở hai công ty của Jenny Tạ lúc này lên tới 250 triệu USD.
Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông xã hội Sqeeqee.com. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm “Social Networthing” – một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.
Trung Dung
Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Tuy nhiên, ông đã khiến cho cả nước Mỹ phải e dè và nể phục vì khả năng vươn lên của mình. Chàng thanh niên nghèo năm nào hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại công ty Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Với thành công của mình, Trung Dung đã khiến phố Wall kiêng dè về khả năng phát triển trong ngàng Internet Mỹ, vốn là thế mạnh của đất nước này. Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biến đến với món “hời” lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.
Happy Live tổng hợp từ Lao Động và Đời sống pháp luật