fbpx

Những tỷ phú USD Việt Nam “bị Forbes điểm mặt” năm 2018

Các tỷ phú USD Việt Nam đều có những khởi điểm và ngành nghề khác nhau, nhưng điểm chung ở họ là khát khao được khẳng định bản thân, khẳng định giá trị doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam và thế giới.

CEO Mai Kiều Liên: Sứ mệnh nâng trí lực và tầm vóc Việt

Bà Mai Kiều Liên

Cho đến nay, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành người phụ nữ Việt Nam duy nhất 3 lần được tạp chí Forbes (tạp chí hàng đầu thế giới của Mỹ chuyên bình chọn các nhân vật nổi tiếng và có thế lực trên thế giới ) vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á với lời ca ngợi: “Vị giám đốc điều hành năng động này đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Xây dựng Vinamilk không những trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.

Sinh ở Pháp trong một gia đình mà bố mẹ đều là bác sĩ, bà Mai Kiều Liên cùng bố mẹ về Việt Nam với mong muốn cống hiến cho đất nước. Công ty sữa – cà phê Việt Nam (tiền thân của Vinamilk) ra đời trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, rất cần nguồn dinh dưỡng phát triển thể lực trí tuệ, tầm vóc thế hệ trẻ.

Ðến ngày 30/7/2018 tại TPHCM, Forbes Việt Nam tổ chức công bố danh sách 40 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam), Vinamilk đứng đầu danh sách, với giá trị thương hiệu tương đương hơn 2,2 tỷ USD.

Tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng: “Không thể sống một cuộc đời phí hoài”

Phạm Nhật Vượng

Theo số liệu mới nhất từ Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đã cán mốc 6,7 tỷ USD, xếp thứ 235 trong bảng xếp hạng những người giàu có nhất.

Trước đó, tháng 3/2018, ông Vượng lần thứ 6 liên tiếp có tên trong Bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới của Forbes với ghi nhận số tài sản lên tới 4,3 tỷ USD, xếp thứ 499, tăng hơn hẳn so với khối tài sản 2,4 tỷ USD và thứ hạng 867 được ghi nhận vào năm 2017.

Nhìn lại để thấy ”sự nghiệp” tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam thật đáng nể. Gần 20 năm qua, các công trình bất động sản của Vingroup từ chung cư cho đến trung tâm thương mại mọc lên san sát.

Không dừng lại ở bất động sản, Vingroup đã vươn ra ở hàng loạt các lĩnh vực trong nền kinh tế như: Bán lẻ (Vinmart), Nông nghiệp (VinEco), Y tế (bệnh viện Vinmec), giáo dục (Vinschool)… và chính thức gia nhập lĩnh vực xe hơi khi xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tại Khu kinh tế Ðình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng vào tháng 9/2017.

Trong lần hiếm hoi xuất hiện trên truyền thông, trả lời về cảm xúc khi lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới, ông Vượng nói: “Tôi không quan tâm đến chuyện đó mà quan tâm là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình”. Theo ông Vượng, bản thân ông không có nhu cầu gì nhiều ngoài cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ… những thứ có từ lâu rồi. Thậm chí, trước câu hỏi ông có định mua máy bay riêng không vị tỷ phú này thẳng thắn: “Người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì. Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu”.

Ðịnh hướng và mục tiêu phát triển của VinGroup, ông Vượng giản dị: “Tôi sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục đi lên, nỗ lực hết mình để làm đẹp cho đời”.

CEO VietJet Air- Nguyễn Thị Phương Thảo: Hiện thực hoá giấc mơ mọi người đều được tiếp cận với dịch vụ hàng không

Nguyễn Thị Phương Thảo

Năm 2018, lần thứ hai “bóng hồng tỷ đô” Nguyễn Thị Phương Thảo góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới do tạp chí danh tiếng Fober xếp hạng với tài sản 3,1 tỷ USD, đứng thứ 766. Không chỉ vậy, trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, bà Thảo lọt vào danh sách này và đứng ở vị trí thứ 55.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 là một nữ doanh nhân, tỷ phú USD hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air kiêm Phó chủ tịch HÐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank). Sứ mệnh của bà Thảo là gì? Là CEO hiếm hoi trong ngành hàng không, bà Thảo được nhìn nhận đang làm thay đổi thị trường hàng không khi VietJet Air cất cánh từ năm 2011 đến nay.

Sự thay đổi lớn nhất mà bà Thảo tạo ra trên thị trường là hiện thực hóa giấc mơ mọi người đều được tiếp cận với dịch vụ hàng không hiện đại. Theo đó chi phí đi lại, vận chuyển phải đảm bảo ở mức thấp, tiết kiệm tiền cho người dân, doanh nghiệp, qua đó là động lực kích cầu tăng trưởng kinh tế, du lịch.

Hết quý I/2018, bà Thảo sở hữu 39,55 triệu cổ phiếu VJC, tương đương 8,76% vốn điều lệ và 40 triệu cổ phiếu HDB, tương đương 3,67% vốn điều lệ HDBank. Ngoài ra, bà còn biết đến với hàng loạt dự án bất động sản như khách sạn năm sao Furama Resort Ðà Nẵng), Dự án khu đô thị cao cấp 65 ha Phú Long tại Nam Sài Gòn, Dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp tại Phú Quốc, Dự án Furama villas quy mô 27 ha tại Ðà Nẵng và nhiều dự án ở các vị trí chiến lược đắc địa khác…

Ông Trần Bá Dương: Người “vẽ” lại bản đồ thị trường ô tô Việt Nam

Trần Bá Dương

Với khối tài sản trị giá gần 1,8 tỷ USD, “ông vua ô tô Việt” Trần Bá Dương đã lọt vào danh sách tỷ phú thế giới năm 2018, xếp thứ 1.339 thế giới. Ông Dương thành lập công ty Trường Hải vào năm 1997. Hiện nay, Trường Hải “hùng cứ” thị trường ô tô Việt Nam với 3 thương hiệu xe lắp ráp là Kia, Mazda và Peugeot, và cũng là nhà phân phối 3 thương hiệu BMW, MINI, BMW Motorrad tại Việt Nam.

Năm 2003, hưởng ứng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo Quyết định 175 của Thủ tướng Chính phủ “với tinh thần là kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô”, Thaco đã đầu tư tại Khu Kinh tế mở Chu Lai.Từ vùng cát trắng hoang sơ đến nay, Thaco đã biến nơi đây thành một “Thành phố thu nhỏ” công nghiệp cơ khí ô tô với tổng số nhân sự gần 9.000 người là kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, công nhân lành nghề được huấn luyện đào tạo bài bản.

Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Nam, chỉ trong năm 2017, phức hợp Chu Lai – Trường Hải đã nộp ngân sách 13.665 tỷ đồng, trong đó tại tỉnh Quảng Nam là 12.373 tỷ đồng – đóng góp chính vào tổng thu ngân sách của tỉnh này.

Ở tuổi 58, người đàn ông gốc Huế này vẫn nung nấu “tham vọng”muốn đưa Thaco trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực. Với bất động sản, Trường Hải bắt đầu tham gia với việc nắm quyền kiểm soát CTCP Ðầu tư Ðịa ốc Ðại Quang Minh. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây Trường Hải đã khánh thành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp Thaco tại Quảng Nam với vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

“Vua thép” Trần Đình Long: Hướng tới nền công nghiệp thép

Trần Đình Long

Tháng 3/2018,danh sách tỷ phú của Forbes xuất hiện ông Trần Ðình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát với khối tài sản 1,3 tỷ USD và xếp thứ 1.756 trong các tỷ phú thế giới.

Ông Long sinh năm 1961 tại Hải Dương, vốn xuất thân từ một miền quê nghèo khó với khát khao làm giàu ông đã bôn ba khắp chốn trong ngoài nước. Ở Hòa Phát hiện vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng “biết gì về thép mà làm” của một trùm buôn thép những năm cuối 90. Nhưng “thép như chảy trong huyết mạch, có trong từng tế bào” khiến ông Long và các cộng sự càng làm càng mê. “Nhiều người đi thị trường ngách, nhưng Hòa Phát là xe tăng, xe lu cứ đường thẳng mà đi”, ông Long nổi tiếng với quan điểm trên.

Năm 2016, Tập đoàn Hoà Phát đạt lợi nhuận sau thuế 6.600 tỷ và đứng trong Top 30 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất với 1.096 tỷ đồng. Số tiền thuế này tương đương tổng dự toán thu ngân sách của các tỉnh như Ðắc Lắc và Hà Nam (các tỉnh đứng thứ 40 về thu ngân sách). Năm 2017, lợi nhuận của Hòa Phát tăng thêm cả ngàn tỷ, số nộp ngân sách cũng tịnh tiến tăng theo. Sứ mệnh của “Vua thép” đến nay đã được khẳng định: Hoà Phát phải góp phần đưa ngành công nghiệp thép Việt lớn mạnh.

Sau khi Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2018, “ông vua” thép vẫn giữ thói quen cà phê, trà đá vỉa hè với bạn bè. Buổi sáng phải ăn sáng, uống cà phê rồi mới đi làm. Chiều làm xong đi tập thể thao. Buổi tối trừ các trường hợp rất đặc biệt, còn lại không tiếp khách, không nhậu, ăn đủ 365 bữa cơm tối ở nhà.

Ông Nguyễn Đăng Quang: Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Việt với giá không đắt

Nguyễn Đăng Quang

Ðầu năm 2018 theo Bloomberg, với khối tài sản 1,2 tỷ USD, “ông trùm nước mắm” Nguyễn Ðăng Quang chính thức trở thành tỷ phú USD của Việt Nam. Còn ngày 19/9/2018 vừa qua, với cú “bắt tay” tỷ USD với tập đoàn của Hàn Quốc, “ông chủ” Masan đã nâng vọt tổng giá trị tài sản lên cả tỷ USD.

Sinh năm 1963, có bằng tiến sỹ vật lý tại Liên Xô cũ, bắt đầu khởi nghiệp bằng sản xuất mỳ gói xuất sang Nga, ông Quang hiện được xem là ông chủ lao động miệt mài chăm chỉ.Tập đoàn Masan do ông làm chủ tịch hiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và khai khoáng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là gần 2.800 tỷ đồng, giá trị vốn hoá của Masan (MSN) trên thị trường chứng khoán là 2,4 tỷ USD. Hiện MSN chiếm chi phối Vinacafe, sỡ hữu những thương hiệu thực phẩm nổi tiếng như Chinsu, Omachi, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vĩnh Hảo. Theo một đánh giá, 98% hộ gia đình Việt dùng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

Mỗi người có 4 nhu cơ bản: ăn – sống, tài chính, nói – nghe – nhìn, học hành”. Theo ông Nguyễn Ðăng Quang, đây là lý do Masan chọn lĩnh vực kinh doanh trọng tậm hướng vào nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.

“Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển: “Làm những cái thiên hạ không làm”

Đào Hồng Tuyên

Ðại gia Ðào Hồng Tuyển là Chủ tịch HÐQT Tập đoàn Tuần Châu. Sinh năm 1954, ông Tuyển từng là chiến sĩ trong đoàn tàu không số thời chống Mỹ. Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, ông ở lại TPHCM lập nghiệp. Ðể bắt đầu ước mơ làm giàu, ông Tuyển mày mò sản xuất nước uống, sản xuất phân bón…

Sau khi có ít vốn trong tay, bằng con mắt tinh đời, ông Tuyển đã nhìn ra “mỏ vàng quý báu” từ ngày Tuần Châu chỉ là một đảo hoang. Ông ôm hàng chục triệu USD từ TPHCM ra miền Bắc để làm một việc “động trời” – xây dựng con đường dài hơn 2km nối đất liền với đảo Tuần Châu (khi ấy là một xã đảo nghèo không có điện, nước) với số tiền đầu tư lên đến 80 tỷ đồng, đổi lại sẽ được khai thác 98 ha đất trên đảo.

15 năm tiếp theo là khoảng thời gian ông Tuyển “miệt mài” xây dựng 110 km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha. Từ đây, người ta gọi ông là “Chúa đảo”.Ngoài sở hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), hiện giờ ông Ðào Hồng Tuyển sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân…”Chúa đảo” Ðào Hồng Tuyển từng có lúc thừa nhận: tổng tài sản lên tới khoảng 2 tỷ USD.

Nguồn: Tiền Phong

Các viết cùng chủ đề