fbpx

Những lần đầu tư chứng khoán “lỗ sấp mặt” của các thiên tài

Trong đầu tư chứng khoán, những người thành công nhất chưa chắc là người thông minh nhất, thậm chí những người có chỉ số IQ cao lại thường xuyên thua lỗ. Sau đây là câu chuyện đầu tư của hai thiên tài, một người mạnh về não trái – nhà vật lý Isaac Newton và một người thiên về não phải – đại văn hào Mark Twain. Rồi bạn sẽ hiểu tại sao bộ não của thiên tài khi không khai thác đúng hướng cũng không bằng tính kỷ luật của bà lão đánh giày “chơi cổ phiếu”.

Isaac Newton trả giá cả gia tài để hiểu người-thông-minh chưa chắc đầu-tư-thông-minh

sự điên khùng của con người

Isaac Newton là một thiên tài bậc nhất thế giới. Nhưng một thiên tài vật lý không nhất thiết cũng là một nhà đầu tư sáng suốt và đáng tiếc là ông đã học được điều đó với cái giá khá đắt. 

Trong cuốn sách được cập nhật và ghi chú “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham, ông Jason Zweig của tờ báo phố Wall đã thêm một giai thoại về cuộc phưu lưu đầu tư của Newton vào công ty South Sea:“Quay trở về mùa xuân năm 1972, ngài Isaac Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea, cổ phiếu nổi tiếng nhất ở London. Cảm nhận thấy thị trường đang vượt ngoài tầm kiểm soát, nhà vật lý học vĩ đại đã tự nhủ rằng ông ‘có thể tính toán chuyển động của thiên thể, nhưng không thể tính được sự điên khùng của con người’. Vì vậy, Newton đã bán đi cổ phiếu của mình ở South Sea, thu về 100% lợi nhuận với tổng giá trị 7.000 bảng Anh.

Nhưng chỉ vài tháng sau đó, vì sự sôi động và nhiệt tình của thị trường, ông quay lại đầu tư vào South Sea với mức giá cao hơn rất nhiều, và đã lỗ 20.000 bảng (hơn 3 triệu USD tính theo giá giai đoạn 2002-2003). Trong quãng đời còn lại, ông cấm mọi người nhắc đến từ ‘South Sea’ trước mặt ông”.

Thất bại trong việc đầu tư của Newton không phải do ông thiếu năng lực, thông tin hay tầm hiểu biết kinh doanh. Việc chưa hình thành được một kỷ luật cho cảm xúc là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Newton.

Câu chuyện trên cũng là ví dụ cho thấy sự khắc nghiệt trong đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư không cẩn thận sẽ rất dễ sập bẫy. Điều quan trọng nhất trong đầu tư không phải là trí thông minh mà cần tránh lao theo xu hướng đám đông và phải xây dựng được nguyên tắc mua/bán thì mới có thể tồn tại.

vấn đề của các nhà đầu tư

Hay như ông Graham mô tả: “Thực chất, vấn đề chính của một nhà đầu tư, hay đối thủ đáng gờm nhất của một nhà đầu tư, có lẽ chính là bản thân người đó”.

Đại văn hào Mark Twain – chỉ có thua lỗ và thua lỗ nhiều hơn

Nhà văn Mark Twain được cả thế giới biết đến với các tác phẩm nổi tiếng như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Hoàng tử và Chú bé nghèo khổ, Cuộc sống trên sông Mississippi…

Không chỉ nổi tiếng trên diễn đàn văn học, Mark Twain còn rất nổi tiếng trong cộng đồng đầu tư bởi những vụ thua lỗ thê thảm.

Vào tuổi 59 (tức thập niên 1880), ông mắc phải vụ thua lỗ nổi tiếng nhất, khiến thi hào mất ít nhất 150.000 USD tương đương 4 triệu USD ngày nay. Đó là khoản đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy in do Paige phát minh ra – loại máy mà Mark Twain tin rằng sẽ trở thành một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xuất bản. Tuy nhiên, người phát minh ra cỗ máy, ông Paige đã từ chối tuyệt đối việc đưa cỗ máy ra thị trường cho đến khi ông ta cảm thấy đúng thời điểm. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ hàng trăm nghìn USD do cỗ máy in kể trên vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính.

Thật ra, trước đó Mark Twain từng cầm trên tay viên kim cương thô, nhưng ông không mảy may xiu lòng trước vẻ đẹp nội hàm của nó. Đó là một chiều mùa thu năm 1877, Mark Twain nhận lời mời gặp gỡ từ hai người đàn ông, Alexander Graham Bell và người đại diện của công ty Bell Telephone Company. Họ tin chắc phát minh của họ sẽ mang đến một tương lai rực rỡ. Biết ông là một người yêu thích những phát minh, họ ngỏ lời mời ông đầu tư. Với Mark Twain khi ấy, mặc dù vẫn còn tiền, nhưng sau suốt một chặng đường dài đầu tư thất bại, tinh thần của ông cũng xuống và thái độ lúc này cũng không lấy gì làm hứng thú. Người đại diện của Bell kiên trì thuyết phục, mức giá cổ phần liên tục được hạ từ $25/cổ phần xuống thấp đến mức chỉ cần $500, Twain đã sở hữu đa số lượng cổ phần của công ty. Mark Twain vẫn kiên trì từ chối.

Ngày hôm sau, ông cho một người bạn mượn $5.000. 3 ngày sau khi nhận được tiền, anh bạn này phá sản. 9 năm sau, 150 nghìn chiếc điện thoại đã được lắp đặt ở Mỹ. Điện thoại trở thành một trong những phát minh và ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận bậc nhất thời bấy giờ.

Nghe xong chuyện này, nhiều người cho rằng Mark Twain gặp vận xui. Nhưng không phải. Trong cuộc sống, cơ hội luôn luôn tìm đến. Vấn đề là bản thân ta có đủ năng lực để tiếp nhận nó hay không. Mark Twain là một nhà văn giỏi, điều đó không ai phải bàn cãi nữa. Chỉ có điều, trong lĩnh vực đầu tư, ông chỉ là tay mơ, hay nói đúng hơn ông không đủ năng lực để đánh giá tiềm năng của một vụ đầu tư. Đó là lý do vì sao ông liên tục thất bại trong những phi vụ trước đó và bỏ qua cơ hội lớn nhất của cuộc đời mình.

Triết lý đầu tư của một bà lão đánh giày

bà lão đánh giày

Trên mạng Internet xưa nay lưu truyền một câu chuyện về bà lão đánh giày tên Dương tại Trung Quốc, được mệnh danh là “Thần chứng khoán”. Làm nghề đánh giày 20 năm, bà cũng tham gia thị trường chứng khoán được 17 năm.

So với những người đầu tư chứng khoán nổi tiếng, danh xưng “Thần chứng khoán” của bà Dương có phần hơi khoa trương. Với số vốn ban đầu là 1.500 nhân dân tệ (cỡ 5 triệu đồng), không ai biết đến nay, tài khoản chứng khoán của bà có bao nhiêu con số nhưng hẳn chưa thể đọ sức với những đại gia khác.

Nguyên tắc đầu tư cổ phiếu của bà Dương có thể gói gọn trong 4 điều:

1. Không tin một đêm có thể trở nên giàu có, muốn kiếm tiền cũng phải từ từ

Bà Dương ban đầu đến với chứng khoán một cách thụ động, do thất nghiệp ở nhà không có việc gì làm và bị cuốn vào trào lưu nhà nhà “chơi chứng khoán” đã nổi lên như vũ bão tại Trung Quốc năm 1997. Tư tưởng của bà chỉ coi chứng khoán là một khoản tiết kiệm.

Tuy thế, bà đã rất kiên trì và chăm chút cho khoản đầu tư này. Đã tham gia vào thị trường chứng khoán, không thể không học về tài chính. Vốn mới chỉ học một năm rưỡi tiểu học, sau khi đầu tư cổ phiếu, bà mới bắt đầu bổ túc văn hóa. Bây giờ, bà có thể xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bà nói, trước khi mua cổ phiếu, nhất định phải phân tích báo cáo cuối năm của công ty, nếu thấy thích hợp thì mới mua.

2. Dù ai nói là được hay không được thì cũng không nghe theo

“Có cổ phiếu mua vào với giá 1 đồng 2, sau đó nó tăng lên tận 10 đồng. Chỉ tiếc là không được ăn đúng lúc đó, vì khi nó mới tăng lên 4 đồng, công ty chứng khoán đã khuyên tôi bán ra, thế là tôi bán. Nhưng tôi nghĩ cổ phiếu vẫn tiếp tục lên giá nên đã mua vào với giá 5 đồng, chính vì thế không thể nghe theo lời người khác được.” Bà Dương kể.

không được nghe theo lời người khác

3. Chỉ mua cổ phiếu sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng

Loại cổ phiếu này theo lời con trai bà nói thì “Thần tiên cũng khó tìm”, chính vì thế phải từ từ tìm kiếm. Bà Dương nói: “Mọi người cứ sốt ruột, muốn kiếm tiền nhanh chóng.” Những cổ phiếu mà bà Dương mua đa số đều là cổ phiếu giá rẻ, khi chọn cần phải đặc biệt nhẫn nại và chú ý.

4. Đầu tư với tinh thần vui vẻ

Chơi cổ phiếu là sở thích của bà Dương. Bà không có tiền gửi ngân hàng, tất cả đều dồn vào cổ phiếu, nhưng bà chưa bao giờ sợ thị trường cổ phiếu sụp đổ. Bà bình thản nói: “Năm 2008, thị trường cổ phiếu xuống giá như vậy mà tôi cũng không bị lỗ nhiều, có rớt giá thì chắc chắn sẽ có lúc tăng giá mà.”

Nguồn: Happy Live tổng hợp từ Vietnambiz, ecoblader, investor, cafef 

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề