Những lỗi tư duy kinh điển mà các nhà đầu tư thường mắc phải
Các nhà kinh tế học từng tin rằng con người luôn đưa ra các quyết định logic và được cân nhắc kỹ, nhất là đối với nhà đầu tư – những người thường xuyên phải đánh giá chi phí và giá trị nội tại để tối đa hóa lợi ích. Nhưng gần đây, một số nhà nghiên cứu tâm lý học lại tiết lộ một loạt các sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải khi đưa ra quyết định.
GIÁ NEO
Vấn đề phổ biến nhất là mức giá neo – lần đầu tiên được đưa ra bởi Daniel Kahneman và Amos Tversky. Chúng ta thường lấy mức giá hiện tại hoặc theo những thông tin mà chúng ta có được để làm mốc và chỉ nhận định giá trị của hàng hóa xung quanh mức giá đó. Hiệu ứng mỏ neo giải thích tại sao thị trường lại được định giá quá cao hoặc cổ phiếu của một công ty thua lỗ lại được mua vào ở mức giá cao một cách điên cuồng.
HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN
Một sai lầm thông thường khác mà nhà đầu tư thường mắc phải là hiệu ứng bầy đàn hoặc thiên hướng sử dụng hành động của người khác làm thước đo hành vi đúng đắn. Mốt, thời trang và bong bóng chứng khoán là 3 ví dụ điển hình của lối mòn tư duy này. Khi nhà đầu tư để mất đi sự hoài nghi và độc lập vốn có, họ sẽ hành động theo xu hướng và gần như không thể thoát khỏi vòng xoáy đám đông. Trong lịch sử chứng khoán, có quá nhiều nhà đầu tư mua vào cổ phiếu mà họ không hề biết gì hoặc hiểu rõ về cổ phiếu đó.
Nếu đó chỉ là những méo mó tâm lý nhất thời và sẽ biến mất khi hết “hot”, bong bóng trên sàn chứng khoán sẽ tự động thu hẹp và mức giá neo sẽ dần giảm xuống.
Nhưng thị trường chứng khoán không phải là nơi để thực hành tâm lý học. Có quá nhiều yếu tố thực thâm nhập vào đây. Mỗi một sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán hiện tại hầu như đều được gây ra từ một chất xúc tác không liên quan gì đến tài chính mà nhà đầu tư thường không cảnh giác. Chúng đã đẩy thị trường chứng khoán – một hệ thống dường như chưa bao giờ có thể duy trì trạng thái cân bằng – trở nên hỗn loạn.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ vụ sụp đổ thị trường chứng khoán vào ngày 19/10/1987. Điều đặc biệt là chỉ 3 hôm trước đó tức ngày 16/10/1987, quân đội Iran đã tấn công vào một tàu chở dầu có gắn cờ Mỹ trên Vịnh Ba Tư. 2 ngày sau (chủ nhật), lực lượng hải quân Mỹ đã phản ứng bằng cách bắn phá các bệ phóng của Iran. Đến hôm 19/10 (thứ 2), gần như tất cả mọi người đều cho rằng Mỹ sẽ chiến tranh với Iran. Mở cửa phiên giao dịch ngày hôm đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones – vốn đã phải chịu một cú giảm mạnh từ hôm 16/10 – lại tiếp tục rơi. Một thị trường hầu như không thể duy trì trạng thái cân bằng đã bị đổ vỡ bởi một điều mà nhà đầu tư không thể lường trước. Nhìn chung, những vụ “tai nạn” khác trên sàn chứng khoán trong vài thập kỷ gần đây đều có chất xúc tác tương tự.
Mỗi một vụ sụp đổ đều bị kích hoạt bởi một nhân tố bí ẩn mới mà nhiều nhà đầu tư bình thường chưa bao giờ nghe thấy hoặc hiểu đầy đủ. Điều đó khiến cho việc tính đến các biến ngoại lai khi hệ thống đang ở điểm uốn là điều không thể.
Vào những năm 1920, khi mà đòn bẩy được sử dụng ở các quỹ tín thác, người Mỹ đã tìm thấy một cách thức tuyệt vời để đa dạng hóa danh mục. Nhưng chẳng mấy chốc đầu tư tín thác đã không còn đặc biệt thậm chí khi đã được leverage 1/8 bởi đòn bẩy vốn chỉ dành cho đầu cơ đám đông.
Trong những năm 1980, bảo hiểm danh mục đầu tư – một nhánh phức tạp của toán học mới về định giá sản phẩm phái sinh – xuất hiện và hứa hẹn sẽ loại bỏ rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, nó lại càng làm tăng rủi ro bởi những giả định không tưởng vốn có trong toán học không còn giá trị.
Một vài thập kỷ sau, thị trường tài chính nổi lên chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. Loại sản phẩm tài chính này đã giải quyết được một số vấn đề cho nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân, nhưng lại gây ra nhiều vấn đề mới và phức tạp hơn khi mà các ngân hàng nhận ra rằng họ có thể “thiết kế” lại các khoản thế chấp để bán lấy tiền.
Giới chức đã ở đâu trong khi nhà đầu tư hành động theo bầy đàn và các ngân hàng đưa ra những sáng kiến tài chính tai hại? Giống như chúng ta, họ đã không nhận ra sự nguy hiểm tiềm tàng.
Alan Greenspan đã kiên quyết từ chối điều chỉnh các khoản thế chấp và ngân hàng cho vay thế chấp trong thập kỷ qua mặc dù luật pháp đã cảnh báo và yêu cầu Fed phải làm điều đó.
Trong những năm 1920, Benjamin Strong là chủ tịch Fed New York. Trong một nỗ lực ấu trĩ nhằm đưa nước Anh trở lại với cơ chế bản vị vàng, ông Strong đã đẩy lãi suất ở Mỹ xuống mức thấp không tưởng, đến nỗi người dân lao vào vay vốn ngân hàng và cuối cùng thị trường chứng khoán đổ vỡ năm 1929.
Có người lập luận thế giới tài chính ngày nay so với vài năm trước đã tiến bộ đáng kể và sụp đổ là điều không thể. Nhưng trí tuệ tài chính vẫn đang tích cực tìm kiếm những nhân tố X tiếp theo bởi nói cho cùng, đằng sau những lệnh giao dịch vẫn là sự điều khiển của con người. Đầu tư theo rủi ro, sử dụng đòn bẩy có thể sẽ là những công cụ mới đẩy thị trường vào cảnh hỗn loạn. Nhưng cho dù là X, Y hay Z, thật khó để biết nên cảnh giác điều gì. Trong khi đó, gần đây, S&P 500, DJIA, Nasdaq đều ngấp nghé mức cao nhất mọi thời đại.
Nguồn: Trí thức trẻ
Có thể bạn quan tâm:
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier
(Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi phố Wall
trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính)