fbpx

Những thứ người giàu không bao giờ đổ tiền vào

Họ sẽ chẳng đổ tiền vào xổ số, mua bảo hành mở rộng hay quẹt thẻ tín dụng vô tội vạ để rồi phải trả một núi tiền lãi.

Khi nghĩ về đồ dùng của người giàu, chắc bạn sẽ liên tưởng đến những chiếc xe Maserati, những căn nhà xa xỉ và tủ quần áo toàn hàng thiết kế. Đúng là người giàu có những sở thích rất xa xỉ, nhưng nhiều người trong số họ vẫn khá thận trọng trong thói quen chi tiêu.

Họ không mua, chi trả hoặc làm việc vì những thứ họ cho là phí tiền. Bên cạnh đó, sinh hoạt phí của họ cũng ít hơn mọi người nghĩ rất nhiều. Theo Go Banking Rates, dưới đây là những thứ người giàu chẳng bao giờ đổ tiền vào.

1. Vé số

Người giàu ít khi chi tiền mua vé số.
Người giàu ít khi chi tiền mua vé số.

Nếu thực sự muốn giàu, bạn đừng chơi xổ số. Vì đây là cách đốt tiền nhanh nhất. Người giàu đều biết canh bạc tài chính này không dễ chơi. Ví dụ, cơ hội trúng giải độc đắc xổ số Powerball của Mỹ là 1 trên 175 triệu.

Hãy làm một bài toán nhỏ. Một chiếc vé Powerball có giá 2 USD. Số tiền này không nhiều. Nhưng nếu bạn chơi hai lần một tuần trong cả năm, mỗi lần mua một vé, bạn sẽ mất 400 USD. Con số này hoàn toàn có thể để tiết kiệm khi về hưu.

Các nghiên cứu đã chỉ ra “xác suất bị máy bay rơi trúng người còn cao gấp 17 lần khả năng trúng xổ số”. David Henderson – chuyên gia tài chính tại Client One Securities cho biết người giàu thường có quyết định theo hướng logic hơn và sẽ “đầu tư tiền vào những nơi khác”.

“Nhiều nghiên cứu chỉ ra người có thu nhập thấp chơi xổ số thường xuyên hơn nhiều người có thu nhập cao. Người thu nhập cao thường chỉ chơi khi giá trị giải thưởng lên cực lớn và thu hút sự chú ý của giới truyền thông”, Henderson cho biết.

2. Lãi suất thẻ tín dụng

 

Người giàu không bao giờ để chất đống lãi thẻ tín dụng đâu, vì với họ, nó là sự lãng phí.
Người giàu không bao giờ để chất đống lãi thẻ tín dụng đâu, vì với họ, nó là sự lãng phí.

Dùng thẻ tín dụng cũng như ăn kem hộp vậy. Ban đầu, bạn có thể thấy tội lỗi đôi chút vì hơi quá tay. Nhưng vì chúng quá tiện nên bạn cứ tiếp tục.

Thực tế là, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy người giàu để chất đống lãi thẻ tín dụng đâu, vì với họ, nó là sự lãng phí.

Còn nếu đã mắc nợ, hãy cố sống thật tiết kiệm, dưới mức thu nhập mỗi tháng. “Nếu rèn được bản thân thói quen tiết kiệm cho tương lai, bạn có thể gây dựng tài sản một cách từ từ, và không cần dựa vào thẻ tín dụng hay các loại nợ khác nữa”, Henderson cho biết. Đó mới thực sự là sống như người giàu.

3. Mua bảo hành mở rộng

Thi thoảng, khi đi mua đồ, bạn sẽ được hỏi những câu như: “Anh/chị có muốn mua thêm gói bảo hành không ạ?”. Một người thành công về mặt tài chính sẽ luôn trả lời là “Không”.

Dù ai cũng muốn có lợi ích tối đa từ sản phẩm, việc gia hạn bảo hành cũng chẳng có mấy tác dụng. Người giàu sẽ người giàu không đổ tiền vào túi các công ty lớn đâu. Theo US News Money, gói bảo hành đi kèm của nhà sản xuất đã là quá đủ rồi. Bên cạnh đó, mua bảo hành mở rộng cũng có rất nhiều điều kiện đi kèm. Thế nên, nếu được người bán hàng hỏi câu này, hãy cứ trả lời là “Không”.

4. Mua tùy hứng

Bạn đã bao giờ vào cửa hàng, đầu thì nghĩ muốn mua một món, nhưng lại trở ra với một xe đẩy đầy hàng chưa? Đó chính là mua tùy hứng. Người giàu không đổ tiền vào cảm xúc.

Và nó cũng không phải thói quen mua sắm của người giàu. Vì họ là những người biết lập kế hoạch. Và mua sắm tùy hứng chính là làm trái quan điểm này. Leslie Tayne – chuyên gia tư vấn tài chính tại Tayne Law Group cho biết nếu muốn học hỏi hành vi của họ, bạn cần thận trọng hơn về vấn đề tiền bạc.

Để tránh việc vung tiền quá tay, hãy chỉ mang đủ tiền mặt khi đi mua sắm. “Chỉ mang đúng số tiền bạn định chi cho những đồ cần mua thôi. Nó sẽ giúp bạn luôn bám sát ngân sách và kiềm chế thói quen chi tiêu quá tay”, Tayne cho biết.

5. Các thương hiệu cao cấp

Có thể bạn thấy người giàu mặc rất nhiều hàng thiết kế trên thảm đỏ. Nhưng phần lớn người giàu không đổ tiền vào chúng để mặc hàng ngày đâu. Họ có ngân sách và mục đích riêng cho các món đồ xa xỉ.

“Những người thành công về tài chính sẽ so sánh các cửa hàng với nhau. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của cả chất lượng và chi phí. Họ có thể mua đồ rẻ hơn, hoặc mua đồ chất lượng cao hơn. Miễn là có vụ mua bán thông minh nhất về tài chính”, Tayne cho biết.

Thế nên, lần sau, khi bạn định mua chiếc quần jeans 200 USD, hãy dừng lại và tự hỏi liệu nó có đáng tiền hay không? Thay bằng quần 30 USD có được không? Hãy nhớ luôn mua hàng thông minh và theo sát kế hoạch ngân sách.

Nguồn: Vnexpress/Go Banking Rates

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề