fbpx

Những tỷ phú chết đói bởi lạm phát – nắm trong tay cả tỷ nhưng không đủ lương thực để tự nuôi mình

Thay vì tăng thuế như một cách trực diện để mua tài nguyên chiến tranh, nhiều chính phủ đã chọn cách này để giữ mình an toàn trước làn sóng dư luận và hậu quả là tình trạng lạm phát phi mã cùng những tỷ phú không đủ nuôi sống mình.

Khi chiến đấu trong một cuộc chiến tranh lớn cần đến một nửa sản lượng hàng năm của đất nước, thì thay vì tăng thuế để chi trả cho cuộc chiến, chính phủ có thể chọn tự tạo ra nhiều tiền hơn và dành số tiền đó để mua tài nguyên chiến tranh.

Khi một nửa tài nguyên của đất nước được sử dụng để sản xuất thiết bị và vật tư quân sự, hàng hóa dân sự sẽ trở nên khan hiếm hơn và tiền trở nên dồi dào hơn. Tỷ lệ tiền so với hàng hóa dân dụng đã thay đổi này sẽ dẫn đến lạm phát, vì nhiều tiền hơn được đặt ra để mua được ít hàng hóa hơn, kết quả là giá cả tăng lên.

Lạm phát – bí mật đằng sau những tỷ phú chết đói

Hãy đến với đợt lạm phát nổi tiếng nhất của thế kỷ XX xảy ra ở Đức trong những năm 1920. Vào tháng Bảy năm 1920, 40 mark trị giá ngang bằng một đô la, nhưng vào tháng Mười Một năm 1923, phải mất hơn 4.000 tỷ mark mới trị giá ngang bằng một đô la. Mọi người đột nhiên phát hiện ra rằng khoản tiết kiệm cả đời của họ không đủ để mua một bao thuốc lá.

Những tỷ phú chết đói bởi lạm phát - nắm trong tay cả tỷ nhưng không đủ lương thực để tự nuôi mình
Trẻ em chuẩn bị thả diều làm bằng giấy bạc ngân hàng

Trên thực tế, chính phủ Đức đã đánh cắp hầu như tất cả những của cải người dân sở hữu chỉ bằng một quy trình đơn giản là giữ cho hơn 1.700 máy in hoạt động cả ngày lẫn đêm để in thêm tiền. Một số người đã đổ lỗi cho sự hỗn loạn kinh tế và sự vỡ mộng cay đắng của thời đại này chính là nguyên nhân tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của Adolf Hitler và Đức Quốc xã. Trong thời kỳ lạm phát phi mã này, Hitler đã có một câu nói rất hay, “những tỷ phú chết đói”, vì có những người Đức với cả tỷ mark trong tay vẫn không mua đủ lương thực để tự nuôi mình.

Những tỷ phú chết đói bởi lạm phát - nắm trong tay cả tỷ nhưng không đủ lương thực để tự nuôi mình
Một nhân viên ngân hàng Berlin đếm những bó tiền mark

Không phải tất cả lạm phát đều do chiến tranh gây ra, mặc dù lạm phát thường đi kèm với các xung đột quân sự. Ngay cả trong thời bình, các chính phủ vẫn có nhiều thứ để tiêu tiền. Để chi trả cho những thứ này, so với việc tăng thuế suất, việc sử dụng quyền lực của chính phủ để tạo ra nhiều tiền hơn thường được coi là phương pháp dễ dàng hơn và an toàn hơn về mặt chính trị.

Lạm phát thực chất là một loại thuế ẩn. Số tiền mà người dân tiết kiệm được bị cướp mất một phần sức mua, và phần này được lặng lẽ chuyển đến người đang phát hành tiền mới.

Hơn cả một loại thuế ẩn, lạm phát còn là một loại thuế trên diện rộng. Chính phủ có thể thông báo rằng họ sẽ không tăng thuế, hoặc sẽ chỉ tăng thuế đối với “người giàu” – dù họ định nghĩa bằng bất kỳ cách nào đi chăng nữa – nhưng bằng cách tạo ra lạm phát, nó sẽ chuyển giao một phần của cải của những người có tiền, hoặc có thể nói rằng, nó đang bòn rút của cải trên mọi phạm vi thu nhập và của cải, từ người giàu nhất đến người nghèo nhất.

Trước thực trạng này, người giàu và những người chưa giàu nhưng thức thời đã đưa số tiền mình tích luỹ được đầu tư trong cổ phiếu, bất động sản hoặc các tài sản hữu hình khác – những thứ tăng giá trị cùng với lạm phát, họ sẽ thoát khỏi một số loại thuế thực sự này, điều mà những người (tư duy) nghèo có thể không có khả năng làm được.

Nguồn: Happy Live Team, tổng hợp từ “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư”

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề