fbpx

Nouriel Roubini: Nền kinh tế Mỹ đang ‘tiến rất gần’ đến suy thoái

Nhà kinh tế học Nouriel Roubini với biệt danh là “Tiến sĩ Doom” (Dr. Doom) cùng những quan điểm tiêu cực của mình, thảo luận về triển vọng của nền kinh tế Mỹ, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang và những tác động đối với thị trường tài chính. Ông cũng nói về Ngân hàng Nhật Bản và đồng Yên, bên cạnh đó là chia sẻ quan điểm của mình về các loại tiền điện tử.

*Bài viết này biên dịch từ Happy Live về phát biểu bên lề của Nouriel tại Diễn đàn Kinh tế Qatar ở Doha với Manus Cranny (phóng viên từ Bloomberg) trên “Bloomberg Daybreak: Europe”.

Manus Cranny: Chúng ta có thể đổ lỗi cho FED nếu chúng ta muốn. Cứ tự nhiên! Chính FED đã nói rằng 80% dự dịnh của họ là đang hướng đến một cuộc “hạ cánh cứng” (Sự sụt giảm nhanh chóng không mong muốn trong tăng trưởng kinh tế). Câu hỏi của tôi dành cho ngài có thể hơi lệch một chút: Chúng ta đã ở trong một số cuộc suy thoái (khủng hoảng), vậy ngài đã suy tính nên hành động như thế nào để đối phó với tình trạng này chưa?

Dr. Doom: Thật ra, chúng ta vẫn chưa ở trong cuộc suy thoái nhưng chúng ta đang tiến rất gần đến nó và những cơ sở dữ liệu đã đưa tôi đến với khả năng xảy ra của một trong những sự kiện “hạ cánh cứng”. Nếu bạn tìm hiểu về độ tin cậy của người tiêu dùng, nếu bạn nhìn vào doanh số bán lẻ, nếu bạn nhìn vào các thước đo hoạt động sản xuất, nếu bạn nhìn vào nhà ở, tất cả đều đang giảm tốc rất mạnh vào thời điểm lạm phát vẫn còn rất cao, đó là lạm phát đình trệ. Nó không chỉ là một cuộc suy thoái.

Manus Cranny: Vậy dữ liệu cơ sở của ngài đã cho ra kết quả về sự hình thành của việc lạm phát đình trệ? Hãy cho tôi một số cơ sở để tin rằng việc lạm phát đang ngày một phát triển và mức độ tăng trưởng thì ngược lại? Bởi vì đã có rất nhiều lời tuyên bố về việc chúng ta sẽ chạm đến mức suy thoái vào cuối năm nay. Ngài có đồng suy nghĩ không và hãy chia sẻ cho những con số dự đoán của ngài?

Dr. Doom: Vâng, tôi nghĩ rằng một trong những cuộc suy thoái sẽ xuất hiện vào cuối năm nay.

Tôi nói về lạm phát đình trệ bởi vì thông thường chúng ta có một cuộc suy thoái kinh tế thì lạm phát sẽ thấp. Nhưng trong trường hợp này, chúng ta đang đối mặt với một số cú sốc tổng cung tiêu cực: Đầu tiên là Đại dịch Covid-19, sau đó chúng ta đối mặt với cuộc xâm lược của Nga – Ukraine, rồi giá hàng hóa tăng mạnh trong đó có chính sách “Zero Covid” của chính phủ Trung Quốc. Đây đều là những cú sốc làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm tăng lạm phát.

Đó chính là những yếu tố tạo nên hiện tượng lạm phát đình trệ, nghĩa là chúng ta sẽ rơi vào một cuộc suy thoái khi lạm phát cao. 

Nouriel Roubini: Nền kinh tế Mỹ đang tiến rất gần đến suy thoái
Cuộc nói chuyện giữa Nouriel Roubini (Dr.Doom) và Manus Cranny ((phóng viên từ Bloomberg)

Manus Cranny: Vậy từ đây, chúng ta biết được các sự kiện này là những cú sốc ngoại sinh. Và ngài biết đó, vấn đề cần giải đáp ở đây chính là chúng ta đang giao dịch và đầu tư trong ‘thị trường con gấu’, điều này dẫn đến việc một số thị trường vốn trên S&P500 giảm đến 30%.

Góc nhìn của ngài về thị trường chứng khoán là gì, trong điều kiện là chúng ta vẫn chưa rơi vào giai đoạn suy thoái kinh tế? Và nên còn bao nhiêu khủng hoảng nữa sẽ xảy ra, liên quan đến chứng khoán, thị trường vốn và trái phiếu?

Dr. Doom: Chà, trong một cuộc suy thoái điển hình ở Hoa Kỳ, giá cổ phiếu giảm khoảng 35% trong khi đáng ra chỉ khoảng 20%. Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng lạm phát đình trệ như trong những năm 1970, thị trường chứng khoán có thể giảm hơn 50% bởi vì bạn sẽ có một cú đúp do suy thoái và một lý do khác là lạm phát gia tăng. Trường hợp này thường là khi thị trường chứng khoán hoạt động kém – thị trường trái phiếu hoạt động tốt và ngược lại.

Bất cứ khi nào chúng ta đối mặt với tình trạng lạm phát tăng, đối mặt một thị trường gấu bền vững: Bạn sẽ bị thua thiệt về phần vốn chủ sở hữu, thu nhập cố định của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi vì lạm phát gia tăng và lãi suất tín dụng tăng làm ảnh hưởng đến thu nhập cố định.

Manus Cranny: Còn 1 vấn đề khác là thị trường chứng khoán có thể còn giảm khoảng 15%, câu hỏi của tôi dành cho ngài là: Thị trường mất khoảng 200 điểm chỉ trong 3 tháng trên báo cáo 10 năm và đó là sự tụt dốc lớn nhất trong 10 năm kể từ năm 1982. Theo kỳ vọng của ngài thì sẽ có thêm bao nhiêu động thái cực đoan nữa trong vòng 10 năm khi chúng ta đi vào cuộc suy thoái đó?

Dr. Doom: Nếu chúng ta đi vào cuộc suy thoái này, tỷ lệ lạm phát vẫn cao và vẫn phải tăng lãi suất, chúng ta có thể mong đợi việc trái phiếu kho bạc trong 10 năm vượt trên 4%.  

Manus Cranny: Vì vậy, với suy nghĩ đó, câu hỏi tiếp theo của tôi sẽ là: Lựa chọn gì sẽ tồi tệ hơn giữa việc FED sẽ tạm dừng và gác lại hay việc FED tiếp tục hành động? Vì hiện tại FED đang bỏ ngỏ việc tăng lãi suất lên 75 điểm một lần nữa. Theo nhận định của ngài thì việc dừng lại hay tiếp tục sẽ mang lại kết quả tốt?

Dr.Doom: Theo quan điểm của tôi thì việc FED dừng tăng lãi suất là dự đoán thiếu thực tế bởi vì bạn có được điểm neo của lạm phát. Nhận định về lạm phát mà chúng ta phải đối mặt không chỉ là tình trạng lạm phát cao mà bạn còn bị suy thoái, bởi vì những yếu tố như những cú sốc về tổng cung tiêu cực. Như trong những năm 70 cho dù lúc ấy bạn chưa hình thành được một khái niệm gì về sự ảnh hưởng của suy thoái thì bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Manus Cranny: Bạn có nghĩ rằng kỳ vọng lạm phát nằm trong lãnh thổ không được kiểm soát để loại kênh tăng giá qua đêm không? Bạn có nghĩ rằng kỳ vọng lạm phát nằm trong lãnh thổ không được kiểm soát để loại kênh tăng giá qua đêm không?

Dr. Doom: Theo quan điểm của tôi thì việc FED dừng tăng lãi suất là dự đoán thiếu thực tế bởi vì chúng ta đang cố gắng tạo ra điểm dừng cho lạm phát. Nhận định về lạm phát mà chúng ta phải đối mặt không chỉ nằm ở tình trạng lạm phát cao mà còn sự ảnh hưởng tiêu cực đến từ suy thoái, được hình thành từ những cú chấn động về tổng cung tiêu cực. Như trong những năm 70 cho dù lúc ấy chúng ta chưa hình thành được một khái niệm gì về sự ảnh hưởng của suy thoái thì chúng ta vẫn bị cảm nhận được tác hại gây ra bởi lạm phát. 

Manus Cranny: Ngài có nghĩ rằng những nhận định về tình hình lạm phát tăng cao sẽ thay đổi sau một một thời gian?

Dr. Doom: Chà! Những dữ liệu mới nhất cho thấy về việc lạm phát sẽ tăng cao hơn và nếu chúng ta dừng lại ngay bây giờ, lạm phát sẽ tiếp tục tăng hơn nhiều, vì vậy FED không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục, ngay cả khi điều đó sẽ dẫn đến một cuộc “hạ cánh” khó khăn.

Manus Cranny: Hãy nói về ngân hàng của Nhật Bản? George Soros đã khiến ngân hàng của nước Anh chao đảo. Nếu chúng ta chuyển hướng đến ngân hàng Nhật Bản, liệu rằng có một thế lực nào đó có thể làm chao đảo nó hay không?

Dr. Doom: Chà nếu đồng Yên tiếp tục giảm và nó sẽ giảm nhiều hơn do sự phân hóa giữa chính sách ngân hàng trung ương Nhật Bản và các ngân hàng trung ương khác tại một thời điểm nào đó, lạm phát sẽ trở thành một vấn đề đối với ngân hàng trung ương và họ sẽ từ bỏ chính sách lãi suất bằng 0, đồng thời họ đang cố gắng kiểm soát lợi suất 10-năm trên JGBs (Japanese Government Bonds), vì vậy tôi nghĩ rằng việc giảm 10% nữa vào cuối năm sẽ ngụ ý thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương.

Nhà kinh tế học Nouriel Roubini, biệt danh là “Tiến sĩ Doom” (Dr.Doom)

Manus Cranny: Vậy nhận định của ngài về giá trị đồng yên trong tương lai?

Dr. Doom: Khoảng 140 Yên sẽ bằng 1 đô-la Mỹ.

Manus Cranny: Theo góc nhìn rộng hơn của ngày vì việc kiểm soát đường cong lợi suất trong năm nay. Ngài có nghĩ rằng chúng ta vẫn có thể thực hiện giao dịch với tỷ giá Yên vào khoảng 140 và như thế nào đó áp đảo sự kiểm soát trong đường cong lợi suất trong năm nay không?

Dr. Doom: Có bởi vì nếu tỷ giá vượt quá 140, Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ phải thay đổi chính sách – và điều này tạo nên làn sóng thay đổi và yếu tố bị ảnh hưởng đầu tiên chính là chính sách nhằm kiểm soát đường cong lợi suất. Điều đó có nghĩa là trái phiếu chính phủ Nhật Bản sẽ có thể vượt trên 0.25.

Manus Cranny: Từ quan điểm toàn cầu, ý tôi là chúng ta có lẽ đã nhận được gợi ý về sự can thiệp của G2 vào phút cuối.Đến từ cả Mỹ và ngân hàng trung ương của Nhật Bản. Ngài có nghĩ về việc rủi ro liên quan đến sự can thiệp mang tính liên minh này nếu giao dịch tỷ đối hoái đạt đến mức 140?

Dr. Doom: Thực ra, nếu có sự xuất hiện của việc can thiệp ngoại hối nhưng không làm thay đổi chính sách tiền tệ, thì các biện pháp can thiệp sẽ chỉ có hiệu quả như các  biện pháp ngăn chặn sự sụp đổ cuối cùng.

Vì vậy chúng ta cần một sự kết hợp giữa sự can thiệp ngoại hối cùng lúc với sự thay đổi ở chính sách. Sự can thiệp khi xuất hiện riêng lẻ sẽ không tạo ra được tầm ảnh hưởng kỳ vọng nêu không có sự thay đổi gì từ phía chính sách của BOJ (Ngân hàng Trung ương của Nhật Bản).

Manus Cranny: Tôi chưa thể để ngài rời trường quay mà chưa chia sẻ về góc nhìn của Ngài liên quan đến Bitcoin: Liệu tương lai của nó sẽ bùng nổ, ảm đạm hay có dấu hiệu nào cho sự chấm dứt của Bitcoin hay không?

Ý tôi là bitcoin đã giảm xuống khoảng 20.000 USD – Hãy phân tích con số này theo một cách khác, theo góc nhìn của tôi sẽ nghiêng về sự thanh lọc. Có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang cơ sở lại. Vậy thì ngài nghĩ liệu cảm nhận của tôi có giá trị thực tiễn nào không?

Dr. Doom: Theo quan điểm của tôi, giá trị của hầu hết của các loại tiền điện tử đều bằng 0, nhưng hiện tại thì chúng ta thấy được rằng tiền điện tử vẫn còn chưa trả về đúng với giá trị của nó, vì vậy tôi vẫn rất quan ngại về toàn bộ thị trường tiền điện tử.

Manus Cranny: Vì vậy, ngài vẫn còn quan ngại về điều đó. Theo ngài, thì rủi ro lớn nhất mà chúng ta đang đánh giá thấp ở đây, ý tôi là “rủi ro đuôi” nguy hiểm nhất trên thế giới trong thời điểm hiện tại là gì?

Dr. Doom: Tôi nghĩ rằng có một loạt rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như: cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta chưa thể định ra được mối quan hệ giữa Israel và Iran, sự căng thẳng đang tăng trưởng ở Châu Á liên quan đến Đài Loan, vì vậy tôi có thể nói rằng rủi ro địa chính trị là những điều tôi phải lo lắng.

Happy Live biên dịch

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

Tủ sách Tinh hoa Chứng khoán toàn tập 2021

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề