Động lực nào thúc đẩy chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục vào quý 1/2023?
Trong kịch bản cơ sở, KBSV dự báo vùng điểm của chỉ số VN-Index ở mức 1.240 điểm cuối năm 2023.
Trong kịch bản cơ sở, KBSV dự báo vùng điểm của chỉ số VN-Index ở mức 1.240 điểm cuối năm 2023.
Trong bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022, tăng trưởng GDP vượt mục tiêu, vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp quý IV tăng chậm, quy mô tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn như thời điểm chưa COVID-19.
Thị trường chứng khoán mở màn năm 2022 thuận lợi nhưng sau đó đảo chiều đầy bất ngờ, khép lại một năm được coi như sóng gió nhất trong 10 năm trở lại đây.
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2022, quy mô GDP cả nước đạt 9.513 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 403,53 tỷ USD).
Theo ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, lạm phát cao và rủi ro trong lĩnh vực tài chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần tìm ra giải pháp vừa tăng cường phục hồi kinh tế song hành với việc kiềm chế lạm phát và giải quyết rủi ro tài chính.
Với mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững, cơ quan quản lý đã có một loạt các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để hướng thị trường phát triển có chiều sâu và minh bạch hơn.
Uớc tính Fubon ETF sẽ còn có thể mua khoảng 2,3 tỷ TWD (~1.700 tỷ đồng) cổ phiếu Việt Nam . Với tốc độ như hiện tại, động thái mua ròng của Fubon có thể kéo dài đến tháng 1 – tháng 2 năm 2023.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư hơn 500 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2022 với 109 dự án đầu tư mới và 26 dự án điều chỉnh vốn.