Paul Glandorf: Câu chuyện về người thợ sửa ống nước thành công với chứng khoán ở tuổi nghỉ hưu
Paul Glandorf là 1 công nhân sửa ống nước và công nhân xây dựng, ông chỉ đầu tư một cách nghiêm túc trên thị trường chứng khoán khi đã nghỉ hưu và kiếm được hàng triệu đô la lợi nhuận. Paul Glandorf đã hơn 82 tuổi, và không ai nghĩ được rằng ông đã từng là 1 Wall Street Trader lỗi lạc.
Paul Glandorf: Chiến thắng trong 1 cuộc thi đầu tư
Paul Glandorf thường hay nói về các mã chứng khoán và bảng điện theo cái cách mà một người bình thường nói về các chương trình truyền hình hay ca nhạc.
Tại tuổi 82, ông chỉ đơn giản là 1 Wall Street Trader lừng lẫy. Ông sống ở Ohio và ưa thích “những bộ cánh dành cho người đã nghỉ hưu”. Nhưng lợi suất của ông sẽ làm cho bất kỳ nhà đầu tư hàng đầu nào cũng phải ngã mũ.
Ông tham gia 1 cuộc thi đầu tư vào năm 2013 và mua 5 cổ phiếu vào ngày 1/1 và nắm giữ chúng trong suốt năm đó. Danh mục của ông kết thúc năm với tỷ suất kinh khủng 71%. Để cho dễ so sánh thì lợi suất trung bình năm của quỹ đầu tư Berkshire Hathaway của Warren Buffett là 20%, và lợi suất của Trader hàng đầu Peter Brandt là 40%.
4 cổ phiếu trong danh sách mà ông chọn – Linkedln (LNKD), 3D Systems (DDD), Fidelity National (FNF) and Valeant Pharmaceuticals (VRX) đã có hiệu suất tăng trưởng rất tốt.
Nhờ kết quả đó, Paul Glandorf giành vị trí thứ 2 trong cuộc thi đó.
Paul Glandorf: Học cách đầu tư khi đã về hưu
Trong phần lớn thời gian quãng đời của Paul Glandorf, ông không có nhiều thời gian để nghĩ về việc đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ông là 1 thợ sửa ống nước đã mở thành công 1 doanh nghiệp xây dựng ở Cincinnati, Ohio. Nhưng càng gần tới tuổi nghỉ hưu, ông càng quan tâm hơn tới cách đầu tư số tiền ông đã tích luỹ được. Ông suy nghĩ về việc làm sao để đầu tư lượng quỹ đó cho hiệu quả, ít nhất là phải hơn mấy người bạn già của ông.
Trong những năm đầu tuổi 60, Paul Glandorf mở ra 1 câu lạc bộ chứng khoán. 15 thành viên xuất hiện trong buổi gặp gỡ đầu tiên của câu lạc bộ tại trường đào tạo thợ sửa ống nước ở ngoại ô Cincinnati.
“Chúng tôi gọi câu lạc bộ này là hội những phù thuỷ chứng khoán vì phần lớn các thành viên của câu lạc bộ đều không biết gì về chứng khoán.” Paul Glandorf nói, “chúng tôi phải cười vào bản thân mình vì sự thiếu kiến thức trầm trọng này.
Cho tới nay, câu lạc bộ này vẫn hoạt động, và người dân quanh đây vẫn hay gọi Paul Glandorf là “phép màu của Ohio”.
Trong năm 2013, Paul Glandorf đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình toàn danh mục là 57%, cao hơn lợi suất trung bình của chỉ số S&P 500 trong năm đó là 30%
Kể từ khi ông bắt đầu quản lý toàn bộ tài sản vào năm 2001, ông biết là ông đang làm điều gì đó đúng đắn. Glandorf nói rằng ông thường đầu tư 10k USD vào mỗi cổ phiếu trong 1 danh mục bao gồm 75-80 mã cổ phiếu. Tức là tổng cộng ông đầu tư khoảng 750k – 800 USD vào thị trường chứng khoán.
“Khi tôi đầu tư, tôi thực sự nghiên cứu kỹ về phân tích cơ bản và mặt kỹ thuật của một cổ phiếu”. Ông giải thích “Rất nhiều lần tôi không hề biết cái tên của các cổ phiếu mà tôi đầu tư. Tôi chỉ biết cái mã cổ phiếu của chúng thôi.”
Triết lý đầu tư của Paul Glandorf làm ông nhớ lại những ngày ông thành công với vai trò là 1 doanh nhân. Ông áp dụng những bài học từ thời ấy vào công việc đầu tư và đã thành công rực rỡ.
Chương trình lọc cổ phiếu online MarketSmith là người bạn thân của Glandorf. Ông thích mua và nắm giữ cổ phiếu trong 1 thời gian và vào xem biểu đồ của chúng hàng ngày để xem chúng có tuân theo các quy tắc mà ông đặt ra hay không.
Paul Glandorf: Danh mục cổ phiếu
Danh mục cổ phiếu của Paul Glandorf hiện lên màn hình máy tính, chúng có tên là “Danh sách của Paul”, chúng được đóng lại trong 1 cái email và gửi cho nhiều bạn bè, người thân của ông và những thành viên trong câu lạc bộ Phù thuỷ thị trường.
Glandorf tiết lộ: “Tôi chỉ đầu tư Theo 1 cách duy nhất: Tôi đầu tư vào các cổ phiếu đang tăng giá mạnh.”
“Thông thường 80% danh mục của tôi sẽ phát huy tác dụng, còn lại 20% là vô dụng hoặc thua lỗ, việc này đã khá là ổn định trong nhiều năm qua, trừ cuối năm 2007”
Paul Glandorf: Dự đoán trước cuộc Đại suy thoái
Có lẽ thành công lớn nhất của Paul Glandorf với vị trí 1 nhà đầu tư là đoán trước được cuộc đại suy thoái của Mỹ. Ông đã kiếm hơn 50% lợi suất trong năm 2007 và cuối cùng thoát hẳn khỏi thị trường, một điều khá hiếm đối với các nhà đầu tư tuổi ông.
“Tôi nói với mọi người nên bán hết cổ phiếu đi vào cuối năm 2007, tôi khá chắc chắn là thị trường sẽ sụp đổ.”
Paul Glandorf khá là tự tin với dự đoán của mình, ông nói rằng không khó để đoán trước điều đó, cái khó là biết được khi nào nên nhảy vào lại.
Một quy tắc khác của Paul Glandorf: luôn luôn đầu tư vào cổ phiếu hoặc tiền mặt đừng bao giờ đầu tư vào trái phiếu.
Niềm vui của Paul Glandorf ngày nay, bên cạnh những đứa cháu, là dạy người khác cách để đầu tư. Khi ông cố gắng đưa ra lời khuyên, ông làm cho người khác thấy được rằng những gì ông nghĩ là điều tốt nhất.
“Tôi luôn nói với người ta rằng chỉ nên đầu tư khoản tiền mà họ có thể để mất, mặc dù tôi không nghĩ rằng họ sẽ đánh mất nhiều như tôi khi đầu tư.”
Trong câu chuyện này, mình thấy rằng nhiều người vẫn có khả năng trở thành 1 nhà đầu tư lỗi lạc khi đến tuổi về già, tức là không bao giờ quá muộn để học và luyện tập đầu tư tài chính. Miễn là chúng ta có định hướng đúng, tuân thủ việc tập luyện và rút kinh nghiệm thì ở bất kỳ thời gian nào trong đời, chúng ta vẫn có thể đầu tư thành công.
Tiếp Theo, một quy tắc đầu tư đơn giản mà mình học được từ Paul Glandorf là: Đầu tư vào các cổ phiếu đang tăng giá. Nói đúng hơn là mua vào các phiếu đang có động lực tăng. Quy tắc này khá giống lý thuyết chiếc hộp của Nhà đầu tư – Vũ công lỗi lạc Nicolas Darvas.
Nguồn: money.cnn
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách
Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư
Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành
kẻ chiến thắng trong đầu tư