fbpx

Phân biệt sàn Dealing Desk với sàn No Dealing Desk

Trong bài viết này, Happy Live sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa sàn Dealing Desk và No Dealing Desk, để bạn có thể chọn ra sàn tốt nhất cho việc giao dịch ngoại hối.

1. Phân loại Forex Broker

Nhìn chung, có hai loại sàn ngoại hối (Forex broker):

  1. Sàn Dealing Desk (Bàn Giao dịch)
  2. Sàn No Dealing Desk (Không có Bàn Giao dịch).

Sàn Dealing Desk thường được biết đến với tên gọi Market Maker (Nhà tạo lập Thị trường).

Sàn No Dealing Desk được chia nhỏ thành hai dạng:

  • Sàn Straight Through Processing (STP – Xử lý Thanh toán Xuyên suốt)
  • Sàn Electronic Communication Network + Straight Through Processing (sàn ECN+STP: Mạng Truyền thông Điện tử và Xử lý Thanh toán Xuyên suốt).

2. Sàn Dealing Desk (DD) là gì?

2.1. Khái niệm và Ý nghĩa

Một sàn ngoại hối Dealing Desk có tên gọi khác là Nhà tạo lập Thị trường (Market Maker). Theo định nghĩa, sàn Dealing Desk là một dạng broker đảm nhận mặt đối lập của giao dịch từ khách hàng, bằng cách ấn định giá Bid và giá Ask, rồi chờ một trader đặt lệnh theo thiết lập của sàn.

Các sàn Dealing Desk chủ yếu tạo ra lợi nhuận bằng cách mua tại giá thấp hơn và bán tại giá cao hơn, và bằng cách tận dụng spread (chênh lệch) giữa giá Bid và giá Ask.

Phần lớn các sàn Dealing Desk đều tìm cách giữ giao dịch an toàn trong khả năng thanh khoản của riêng họ, và thường không yêu cầu bất kỳ Nhà cung cấp Thanh khoản (Liquidity Provider) bên ngoài nào. Họ cũng chấp nhận mặt trái của những lệnh được đặt bởi các trader (“ôm” lệnh). Bằng cách này, họ thực sự tạo ra một thị trường riêng cho khách hàng của họ; do đó, họ được gọi là Nhà tạo lập Thị trường.

Nhiều người hỏi rằng sự khác biệt giữa sàn Dealing Desk với Nhà tạo lập Thị trường là gì. Giờ có lẽ bạn đã hiểu rằng sàn Dealing Desk và Nhà tạo lập Thị trường đều là một.

2.2. Các sàn Dealing Desk hoạt động như nào?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, các Nhà tạo lập Thị trường cung cấp cả lệnh đặt mua và đặt bán, đồng nghĩa với việc họ đáp ứng cả lệnh mua và lệnh bán từ khách hàng. Họ cũng kiểm soát các mức giá mà tại đó các lệnh được khớp, từ đó họ sẽ chỉ chịu rủi ro rất nhỏ cho việc cố định spread.

Hơn nữa, khách hàng của các sàn Dealing Desk không được hưởng lãi suất thị trường liên ngân hàng thực tế. Nhưng bạn đừng sợ. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các broker cao đến nỗi mức các sàn Dealing Desk đưa ra đều gần sát với lãi suất liên ngân hàng.

Đó là lý do chính giải thích tại sao một số người nghĩ rằng loại hình môi giới (Nhà tạo lập Thị trường) này lợi dụng trader, trong khi nhiều trader khác đánh giá cao cách tiếp cận của họ về việc cung cấp spread cố định.

Về cơ bản, giao dịch thông qua sàn Dealing Desk hoạt động theo cách này:

Giả dụ bạn đặt một lệnh mua 1 lot EUR/USD với sàn Dealing Desk của bạn.

Để đáp ứng lệnh của bạn, trước tiên, sàn sẽ cố gắng tìm một lệnh bán đối ứng từ các khách hàng khác, hoặc chuyển giao dịch của bạn cho các Nhà cung cấp Thanh khoản của họ (các cơ quan tài chính, ngân hàng, v.v…). Bằng cách này, họ giảm thiểu rủi ro, vì họ kiếm được từ spread mà không phải đi ngược lại giao dịch của bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có lệnh đối ứng phù hợp, họ sẽ đi ngược lại với giao dịch của bạn (nhưng có thể họ không đáp ứng được tất cả các lệnh, tùy thuộc vào chính sách quản lý rủi ro của họ).

Xin lưu ý rằng mỗi sàn ngoại hối riêng lẻ đều có chính sách quản lý rủi ro riêng, vì vậy hãy đảm bảo bạn sẽ kiểm tra với sàn của mình về vấn đề này.

3. Sàn No Dealing Desk (NDD) là gì?

Như ngụ ý từ tên gọi, sàn No Dealing Desk không chuyển lệnh của khách hàng thông qua một Bàn Giao dịch, mà sẽ gửi thẳng các lệnh đó tới thị trường (các Nhà cung cấp Thanh khoản, ngân hàng, sàn khác, v.v…). Họ không “ôm lệnh”, mà ngược lại, họ chỉ đơn thuần kết nối hai bên đối lập với nhau.

Các sàn No Dealing Desk hoạt động như những người xây cầu: họ chỉ khớp hai giao dịch ngược nhau được đặt bởi hai nhà giao dịch khác nhau và tạo một cây cầu để tham gia cùng họ.

Để cung cấp dịch vụ bắc cầu này, các sàn No Dealing Desk thường tính một khoản hoa hồng rất nhỏ cho giao dịch, hoặc họ chỉ cần tăng nhẹ spread.

Như đã đề cập ở trên, các sàn No Dealing Desk có thể chia thành hai loại: STP hoặc STP + ECN.

3.1. Sàn STP (NDD) là gì?

Các sàn ngoại hối cung cấp hệ thống STP gửi các lệnh từ khách hàng của họ trực tiếp đến các Nhà cung cấp Thanh khoản, những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng thời-gian-thực.

Các sàn No Dealing Desk STP thường làm việc với nhiều Nhà cung cấp Thanh khoản, trong đó mỗi nhà cung cấp sẽ nêu giá bid và giá ask của riêng họ. Bây giờ chúng ta sẽ xem giá Bid/Ask được xác định như thế nào.

Ví dụ: Giả dụ nhà môi giới NDD STP của bạn có ba Nhà cung cấp Thanh khoản khác nhau. Thành ra, trong hệ thống của mình, họ sẽ thấy ba báo giá khác nhau về giá Bid và giá Ask cho từng cặp tiền tệ như sau:

  • Nhà cung cấp Thanh khoản A: Cặp tỷ giá: EUR/USD, Giá Bid: 1.1251, Giá Ask: 1.1254
  • Nhà cung cấp Thanh khoản B: Cặp tỷ giá: EUR/USD, Giá Bid: 1.1250, Giá Ask: 1.1252
  • Nhà cung cấp Thanh khoản C: Cặp tỷ giá: EUR/USD, Giá Bid: 1.1252, Giá Ask: 1.1254

Do đó, giá Bid tốt nhất cho EUR/USD là 1,1252 (bán cao) và giá Ask tốt nhất cho cùng một cặp cũng là 1,1252 (mua thấp). Khá tuyệt vời!

Nhưng liệu bạn có nhận được báo giá đó? Chắc chắn là không rồi!

Sàn sẽ thêm một vài đánh dấu nhỏ vào báo giá đó trước khi gửi cho bạn. Nếu chính sách của họ là thêm 1 pip, báo giá bạn sẽ thấy trên nền tảng của mình sẽ là 1.1251/1.1253. Do đó, mức spread 0 pip cho họ sẽ hiển thị cho bạn mức spread 2 pip trên thiết bị đầu cuối của bạn.

Thành thử, khi bạn quyết định mua/bán 1 Lot (100.000 đơn vị) EUR/USD với giá 1.1253/1.1251, lệnh của bạn sẽ được sàn nhận về và sau đó được chuyển đến Nhà cung cấp Thanh khoản B hoặc C.

Nếu lệnh của bạn được khớp toàn bộ, Nhà cung cấp Thanh khoản B hoặc C sẽ có vị thế bán/mua 100.000 đơn vị EUR/USD với giá 1.1252, và sàn của bạn sẽ kiếm được 1 pip doanh thu.

Do cơ chế sắp xếp các báo giá biến thiên này, hầu hết các sàn STP đều có spread biến đổi. Nếu spread của các Nhà cung cấp Thanh khoản của họ nới rộng ra, bạn cũng sẽ nhận được báo giá với mức spread rộng hơn.

3.2. Sàn ECN+STP (NDD) là gì?

Các sàn ECN+STP tiên tiến hơn các sàn STP thông thường, cho phép các lệnh từ khách hàng của họ được gửi đến toàn bộ nhóm chủ thể khác tham gia trong Mạng Truyền thông Điện tử (ECN). Những chủ thể đó có thể là ngân hàng, quỹ phòng hộ, trader nhỏ lẻ và thậm chí các sàn ngoại hối khác.

Tại đây, các chủ thể tham gia giao dịch ngược nhau bằng cách trích dẫn giá Bid và giá Ask tốt nhất của họ. Giống như các sàn STP bình thường, họ cũng tính phí hoa hồng nhỏ cho mức spread họ nhận được.

Khi chúng ta đã tìm hiểu tất cả mọi biến thể của sàn ngoại hối, chúng ta sẽ có được góc nhìn tương quan giữa sàn Dealing Desk và sàn No Dealing Desk.

4. So sánh sàn Dealing Desk và sàn No Dealing Desk

5. Dealing Desk với No Dealing Desk: Ưu và nhược

Ưu điểm chính của việc giao dịch với sàn Dealing Desk (Market Maker) là bạn sẽ nhận được tỷ lệ khớp lệnh 100% ngay cả trong điều kiện thị trường không thanh khoản cao. Họ cũng cung cấp một mức spread cố định trong khi các sàn No Dealind Desk cung cấp mức spread thay đổi.

Một trong những vấn đề lớn nhất với một sàn Dealing Desk đó là họ thường là người ở phía bên kia của giao dịch mà bạn thực hiện. Điều này phản ánh một xung đột lợi ích đáng kể. Vì vậy, về mặt nội bộ, sàn của bạn sẽ luôn thích thấy bạn thua trong giao dịch.

Vấn đề thứ hai với một số sàn ngoại hối Dealing Desk là bạn có thể chứng kiến sự chậm trễ trong việc khớp lệnh từ sàn. Nguyên nhân là do các sàn này vẫn hoạt động dưới dạng thủ công, trong đó họ cần phê duyệt bằng tay mọi giao dịch nhận được. Tại thời điểm khối lượng giao dịch lớn, bạn có thể thấy rằng mình bị trượt một số pip (slippage) trước khi lệnh của bạn được khớp hoàn toàn, do đó, đôi khi có thể dẫn đến thua lỗ. Mặc dù điểm này không hợp lệ cho mọi sàn Dealing Desk, nhưng vẫn đúng với nhiều sàn trong số họ.

6. Dealing Desk hay No Dealing Desk: Kết luận

Loại hình broker bạn chọn hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách giao dịch của bạn. Một loại sàn này không tốt hơn loại khác trong mọi điều kiện.

Việc quyết định xem bạn muốn có mức spread chặt chẽ hơn hay bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi trả tiền hoa hồng cho một mức spread thay đổi trên mỗi giao dịch là tùy thuộc ở bạn.

Thông thường, day-trader và scalper thích tỷ lệ khớp lệnh 100%, spread chặt chẽ hơn và hoa hồng ít hơn vì như thế sẽ dễ cho họ hơn trong việc kiếm được lợi nhuận nhỏ. Do đó, họ thường chọn một sàn Dealing Desk. Tuy nhiên, đối với swing trader hoặc position trader, một mức spread thay đổi và hoa hồng nhỏ đều không đáng kể, do đó, họ thường chọn các sàn No Dealing Desk.

Nếu bạn là một người mới bắt đầu giao dịch, bạn nên lo nghĩ nhiều hơn về các vụ lừa đảo ngoại hối (Forex scam). Bạn phải kiểm tra tính xác thực của sàn và nên biết cách tự bảo vệ mình khỏi một kẻ lừa đảo môi giới ngoại hối.

Nguồn: Happy Live tổng hợp

Nội dung chương trình dành cho bạn:

Các viết cùng chủ đề