fbpx

Phil Town: Kiếm tiền tốt nhất là khi thị trường đảo điên

Thị trường đi xuống luôn là điều sợ hãi và điểm tử của rất nhiều nhà đầu tư. Nhưng theo nhà đầu tư Phil Town, thị trường con gấu là cơ hội tốt nhất để kiếm tiền từ sự đảo điên, cuồng loạn của những nhà đầu tư phi lý trí khác. Phil Town chia sẻ về bài học trong đầu tư trong bài viết này. Hãy cùng Happy Live đọc hết bài viết này của Phil Town.

Kiếm tiền khi thị trường đảo điên

Vào cuối mùa hè năm 2007, tôi thúc giục mọi người thoái vốn khỏi thị trường. Và khi tôi viết quyển sách này, lời tiên đoán ấy trở thành sự thật: Vào tháng 3 năm 2009 chỉ số Dow Jones sụt mạnh như tan chảy từ mức 14.500 xuống còn dưới 6.600 – mức thất thoát trên 50% kể từ đỉnh vào tháng 10 năm 2007. Tôi khuyến nghị độc giả và người hâm mộ của mình trở lại thị trường ở mức 6.600, vào thời điểm tôi viết quyến sách này, thị ĐẦU TƯ VÀO CÁC QUỸ TƯƠNG HỖ KHÔNG MANG LẠI HIỆU QUẢ 49 trường đã nảy lên mức 9.500; tương đương với thời điểm năm 1998 khi Bill Clinton hãy còn là tổng thống và chỉ vừa bắt đầu ra lệnh cho Fannie Mae, tức Hiệp hội vay thế chấp quốc gia, thúc đẩy các ngân hàng cho vay dưới chuẩn. Điều đó có nghĩa tài khoản hưu trí của bạn hoặc không tăng, hoặc giảm đi trong 11 năm.

Phil Town - Kiếm tiền tốt nhất là khi thị trường đảo điên

Thị trường giá lên và giá xuống

“Nếu chúng ta định nghĩa thị trường giá đi xuống là thị trường chưa đạt đến cao điểm của thị trường giá lên trước đó, chúng ta sẽ có một đường biểu diễn rất thú vị về hai loại thị trường” – Phil Town nói.

Thị trường giá xuống là toàn bộ phần nằm trong khoảng màu xám đậm. Thị trường giá lên màu xám nhạt. Đôi khi chúng ta không thể biết được mình đang trong một thị trường giá xuống cho đến khi chúng ta nhìn lại biến động giá trong quá khứ. Nhưng đôi khi nó rất rõ ràng. Giống như lúc này đây. Thị trường giá xuống bắt đầu từ tháng 10 năm 2007 khi chỉ số Dow rơi khỏi đỉnh 14.500 sau một thời kỳ giá lên dài nhất lịch sử trước đó. Chúng ta đã ăn mừng và tiệc tùng quá lâu. Và giờ chúng ta phải trả giá. Cho dù điều gì xảy ra, nhiều khả năng là quay trở lại thị trường giá lên sẽ tốn nhiều thời gian hơn chúng ta mong đợi, và một chiến lược đầu tư bằng niềm tin rằng thị trường tăng trưởng sẽ chẳng đem lại lợi nhuận đầu tư như ý.

Phil Town - Kiếm tiền tốt nhất là khi thị trường đảo điên

Nếu, chẳng hạn như, chỉ số Dow cần 18 năm để lên 14.500 từ mức, xem nào, 9.500, tỉ lệ lợi nhuận trung bình trong 30 năm từ 1998 đến 2028 sẽ vào khoảng 1% mỗi năm. Không tuyệt lắm. Đây hẳn không phải là những gì cố vấn tài chính của bạn kỳ vọng. Có thể tôi quá bi quan, nhưng kịch bản này dễ xảy ra hơn viễn cảnh thị trường tăng điên cuồng 19% mỗi năm trong chín năm tiếp theo để quỹ tương hỗ của bạn có lợi nhuận mà bạn mong đợi là 8% mỗi năm. Tôi chỉ dám đặt một nửa kỳ vọng rằng nó sẽ nảy vọt lên với một sự lạc quan, không có cơ sở và rồi sẽ nát tan khi ngài thị trường hoàn toàn trầm uất.

Còn lạc quan hão là thị trường giá lên sẽ còn mãi mãi, xin lỗi nhé: “Điều lạc quan tếu ấy chẳng có cơ may nào xảy ra đâu.” 

Thị trường giá xuống (bear market) tệ hại thế nào?

Phil Town - Kiếm tiền tốt nhất là khi thị trường đảo điên

Một kịch bản rất có thể sẽ xảy ra chính là thị trường chịu một cú sốc kinh tế đến từ tình hình trì trệ trên toàn cầu, đẩy DJIA xuống giữa khoảng 14.000 và 6.000. Có thể sẽ thấp hơn. Đây là lý do tại sao: Hãy nhìn vào biến động giá cổ phiếu từ năm 1965 đến năm 1983. Bạn có thể thấy rằng ở điểm thấp nhất, thị trường mất khoảng 45%. Mức rơi 45% từ đỉnh 14.500 đưa chỉ số Dow về mức 8.000. Nhưng chỉ số này nằm dưới mức 6.600, nên nó đã phá sàn.

Thập niên 1970 là giai đoạn kinh tế khó khăn nhưng theo quan điểm đồng nhất của các chuyên gia kinh tế thì tình hình hiện tại còn tệ hại hơn năm xưa rất nhiều. Đó không phải tin tốt lành vì nó hàm ý rằng đáy có thể thấp hơn cả mức 6.600. 

Trong giai đoạn Đại suy thoái, thị trường chứng khoán hạ từ đỉnh 375 xuống còn 55. Sự sụp đổ này hơn 85%. Tôi hoài nghi liệu chúng ta còn có thể thấy mọi thứ đổ vỡ tồi tệ đến thế không, nhưng điều gì cũng có thể xảy ra. Nhật Bản đã trải qua tình trạng suy thoái trầm trọng nhiều năm và thị trường chứng khoán cũng đã rơi đến 85%. Chỉ số Dow nếu giảm 85% sẽ từ 14.500 về mức 2.175.

Tất cả những điều ấy quả là kinh hoàng, Phil Town hiểu. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn là một người mua tích trữ cổ phiếu, những điều trên chẳng gây tí ảnh hưởng nào đến việc đầu tư của bạn cả. Bạn có thể thoát khỏi vòng xoay chuột hamster của chỉ số Dow Jones (ý nói là việc luẩn quẩn của thị trường). Nếu thị trường đi lên, chúng ta sẽ ôm trọn tiền từ số cổ phiếu mua tích trữ từ trước, vì giá của chúng sẽ tiến đến ngang hàng với giá trị trong bối cảnh thị trường tăng trưởng. Và nếu thị trường đi xuống, ta càng nên vui mừng hơn, vì có rất nhiều cơ hội để mua tích trữ thêm những công ty tuyệt vời ở ngưỡng giá tuyệt vời, chính điều này sẽ giúp chúng ta giàu có trông thấy khi thị trường đi lên trở lại. Một thị trường trì trệ “bền bỉ” như từng xảy ra vào những năm 1965 đến 1983 là thời cơ gieo trồng hạt mầm thịnh vượng tài chính. Và khi nỗi sợ tiêu tan, mọi người chập chững đầu tư trở lại, thì ta lại rủng rỉnh cơ hội thu hoạch. Mua tích trữ giúp bạn mang tiền về trong một thị trường tốt, nhưng với bối cảnh thị trường xấu, nó ban cho bạn cả một gia tài kếch xù trong tương lai. Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều làm rất tốt. Thế nên, ta hãy sống theo tinh thần câu slogan cũ của Nike (hãng giày danh tiếng của Mỹ), “No fear”, nghĩa là “chả có gì phải sợ”. Chúng ta chỉ noi gương các nhà đầu tư tài ba nhất thế giới mà thôi. Benjamin Graham đã làm nên hàng trăm triệu đô la vào những năm 1930 và 1940 nhờ vào đám sương mù của cuộc Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai. Học trò của ông, Warren Buffett, làm nên hàng tỷ đô vào những năm 1970 và 1980 khi chúng ta là bên bại trận, chịu đựng chuỗi ngày dài trong tình cảnh giảm phát, và tổn thương vì quốc gia mất đi danh dự và lòng tin.

May mắn thay, chúng ta vừa trình diện tất cả đau thương ra trước mắt để cân nhắc cho tương lai 15 năm sau! Nhu cầu học hỏi để thành công với mọi biến dạng thị trường, nhưng đặc biệt là trong giai đoạn xáo động và gặp nhiều vấn đề là toàn bộ lý do ra đời của quyển sách này. Chúng tôi thúc giục bạn tự mình đầu tư để có thể nắm bắt được lợi thế của thị trường đầy biến động, điều mà các tay quản lý quỹ của bạn không thể làm được.

Nguồn: Trích sách Ngày đòi nợ

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách của Warren Buffett và Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề