Phương pháp tính toán quy mô vị thế trong giao dịch
Khi bạn đã xác định được tỷ lệ vốn chịu rủi ro trong bất kỳ giao dịch nào, bước tiếp theo là xác định quy mô vị thế chính xác (số lượng cổ phiếu, hợp đồng hoặc số tiền đầu tư) trên mỗi giao dịch.
Tính toán quy mô giao dịch
Khi bạn đã xác định được tỷ lệ vốn chịu rủi ro trong bất kỳ giao dịch nào, bước tiếp theo là xác định quy mô vị thế chính xác (số lượng cổ phiếu, hợp đồng hoặc số tiền đầu tư) trên mỗi giao dịch. Hầu hết các mô hình hoặc hệ thống giao dịch sẽ ít nhiều có các điểm dừng được xác định rõ ràng. Bạn không thể tăng hoặc giảm rủi ro bằng cách di chuyển điểm dừng xa hơn hoặc gần hơn với thị trường. Về cơ bản, bạn không được chọn điểm đặt cắt lỗ – điều đó do hệ thống quyết định, nhưng bạn được chọn số tiền sẽ mất bằng cách điều chỉnh quy mô giao dịch của mình. Ví dụ dưới sẽ giúp làm rõ điều này:
– Giả sử bạn đang giao dịch với 100.000 đô la và bạn muốn rủi ro 1% cho mỗi giao dịch.
– Giả sử bạn mua cổ phiếu giá 50 đô la với cắt lỗ ở 47,50 đô la. Sự khác biệt giữa điểm vào lệnh và điểm dừng ban đầu là rủi ro trên mỗi đơn vị mà giao dịch yêu cầu: trên mỗi cổ phiếu, mỗi hợp đồng, mỗi đô la… đối với từng thị trường tương ứng.
– Vậy bạn sẽ mua bao nhiêu cổ phiếu sao cho khoản lỗ theo giá thị trường 47,50 đô la sẽ tương đương với khoản lỗ 1% của tài khoản 100.000 đô la.
Trong trường hợp này, chúng ta muốn rủi ro 1% của 100.000 đô la hoặc 1.000 đô la cho mỗi giao dịch, vì vậy $1.000/$2,50 = 400 cổ phiếu.
Tính theo bội số R
Rủi ro ban đầu rất quan trọng vì nó là cơ sở cho bội số R của toàn bộ giao dịch. Nhiều nhà giao dịch thấy việc tính toán P&L của toàn bộ giao dịch theo bội số R ban đầu khá hữu ích. Ví dụ, nếu giao dịch bị lỗ số tiền bằng rủi ro ban đầu, thì đây là khoản lỗ 1R, hoặc khoản lỗ bằng với rủi ro ban đầu. Nếu lợi nhuận bằng một nửa rủi ro ban đầu, thì đó là giao dịch 0,5R… Suy nghĩ theo bội số R là một kỹ năng hữu ích vì nó loại bỏ nhiều áp lực khi nghĩ về số tiền thực tế. Nhiều nhà giao dịch đang phát triển nói rằng họ liên tưởng các giao dịch thắng và thua với tình huống kiểu như “Tôi vừa mất 3 tháng tiền trả góp mua xe với một giao dịch”. Các nhà giao dịch có kinh nghiệm lại hoặc cho rằng tiền là thứ trừu tượng hay nó chỉ là một hệ thống lưu giữ điểm số. Đây là một thay đổi tâm lý nhỏ nhưng rất quan trọng.
Các nhà giao dịch đôi khi cũng gặp khó khăn khi tăng quy mô giao dịch vì rủi ro danh nghĩa ngày càng tăng. Đây là một vấn đề đối với nhà giao dịch cá nhân độc lập, nhưng cũng có thể là một vấn đề ở quy mô tổ chức khi có sự tham gia của dòng tiền của các khách hàng mới. Mạo hiểm 10.000 đô la và 100.000 đô la cho một vị thế có khác biệt lớn về tâm lý, nhưng nếu cả hai đều chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đương của hai số vốn khác nhau và đều cho kết quả giao dịch 1R, thì bạn có thể tiếp cận chúng với mức độ bình tĩnh giống nhau.
Có thể bạn quan tâm:
Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán