fbpx

Quản lý tài chính cá nhân #4: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt

Con đường đến sự giàu có đôi khi không khó như bạn tưởng, chỉ cần bạn kiên trì tích luỹ từ những việc nhỏ. 

Bạn có thể tìm hiểu về những cách thức lên kế hoạch tài chính cá nhân thông minh, nhưng để thực hiện được không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Nhiều khi khoản nợ quá lớn hoặc mục tiêu tiết kiệm của bạn quá cao…đến mức bạn không thể tin vào việc mình có thể đạt được trừ khi trúng số.

Xã hội hiện nay thường xem trọng và đề cao những người có thành công lớn.

Chẳng ai để tâm đến những người sống giản dị như việc đi xe bus đi làm, tự trồng trọt tại nhà, mua sắm ở cửa hàng đồ cũ, mượn sách ở thư viện, v.v..

Tuy đó là một lối sống không chút hào nhoáng, nhưng chính lối sống này mới dễ đem đến sự giàu có thực sự.

Bắt đầu từ những thứ nhỏ 

Quản lý tài chính cá nhân #4: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt

Con người ta thường chỉ tập trung vào những việc lớn khó để thực hiện ngay mà bỏ quên cơ hội từ những việc nhỏ.

Với một mục tiêu lớn là mua nhà hoặc mua xe, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm cho mục tiêu lớn đó.

Nhưng khoảng thời gian sẽ rất dài và giao dịch lớn rất ít khi xảy ra.

Thay vào đó, với việc tiết kiệm từ những khoản chi tiêu nhỏ lẻ, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng…các phiếu giảm giá, các chương trình khuyến mãi, so sánh giá cả giữa các cửa hàng,v.v… 

Quản lý tài chính cá nhân #4: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt

Với nhiều khoản nhỏ như vậy, bạn sẽ không ngờ là mình đã tiết kiệm được một khoản rất đáng kể đấy.

Hãy nhớ: Một đồng tiền tiết kiệm được thì hơn một đồng tiền kiếm được

Ngoài ra, bắt đầu từ những việc nhỏ sẽ đem lại một hiệu ứng phụ thú vị.

Khi bạn có thói quen cắt giảm chi tiêu ở một thứ, bạn nhận ra rằng mình có thể áp dụng kỹ năng đó cho những thứ khác trong cuộc sống.

Một tương lai không rõ ràng 

Quản lý tài chính cá nhân #4: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt
Có những người cho rằng tiết kiệm đồng nghĩa với bần tiện, và như vậy là trái với phẩm giá, sĩ diện của bản thân.

Cũng có những người sống với phương châm tận hưởng hôm nay mà không cần biết ngày mai sẽ ra sao.

Bạn cho rằng sống như vậy là đáng sống? 

Cho đến khi về già, khi mà bạn không còn đủ sức khỏe để kiếm tiền nữa, thì bạn định sẽ sống thế nào?

Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào con cái, họ cũng có cuộc sống riêng của mình.

Đừng nghĩ đến việc sẽ trở thành gánh nặng của con cái.

Nếu bạn cho việc đón xe bus đi làm trong lúc này là điều khó khăn thì hãy nghĩ đến việc phải tích góp từng xu để mua nhu yếu phẩm khi bạn 70 tuổi hay thậm chí là 80, 90 tuổi.

Quản lý tài chính cá nhân #4: Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt

Tuy nhiên, cũng đừng tiết kiệm quá mức, đừng nhầm lẫn giữa tiết kiệm với hành hạ bản thân.

 Hãy nhớ rằng:Tiết kiệm không có nghĩa là sống như kẻ túng thiếu

Chỉ nên tiết kiệm ở mức vừa đủ, hạn chế bớt những thứ không quan trọng.

Khi đó ta vẫn có thể thỏa mãn bản thân ở những khía cạnh quan trọng nhất đối với chính bản thân.

Theo Govalue

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề