fbpx

Quản trị rủi ro bằng phương pháp tỷ lệ cố định

Quy tắc quản trị rủi ro rất đơn giản: Ấn định rủi ro mỗi giao dịch theo một tỷ lệ nhất định so với tổng vốn. Tôi coi dưới 1% là rất thận trọng và từ 3% trở lên là cực kỳ mạo hiểm.

Thiết kế phương pháp quản trị rủi ro dựa trên các quy tắc cụ thể 

Cách xác định kích thước vị thế của tôi rất đơn giản và mạnh mẽ. Nó không phải là một phương pháp tối ưu hóa, tôi cũng không định tối ưu nó. Thay vào đó, nó được thiết kế để thực hiện một số việc cụ thể sau:

– Xác định rủi ro từ các giao dịch thua lỗ. 

– Hạn chế rủi ro thua lỗ liên tục. 

– Hạn chế tổng thể rủi ro từ một tập hợp các vị thế có tương quan cao. 

– Giới hạn tổng số vốn chủ sở hữu bị rủi ro tại một thời điểm bất kỳ.

 – Cho phép mở rộng quy mô dễ dàng khi vốn khả dụng thay đổi.

– Hạn chế rủi ro thua lỗ lớn hơn quá nhiều so với dự kiến. 

Lưu ý rằng trọng tâm của quá trình này là hạn chế rủi ro chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận. Đây là cách duy trì trò chơi này. Các chuyên gia giao dịch biết rằng, nếu bạn đang giao dịch với lợi thế thì điều quan trọng nhất là quản lý bất lợi để không một rủi ro nào có thể khiến bạn phá sản. Nói chung, bạn không cần quá lo lắng về lợi nhuận.

Quản trị rủi ro bằng phương pháp tỷ lệ cố định

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của mọi nhà giao dịch là quản lý rủi ro một cách chính xác

Quy tắc rất đơn giản: Ấn định rủi ro mỗi giao dịch theo một tỷ lệ nhất định so với tổng vốn. Tôi coi dưới 1% là rất thận trọng và từ 3% trở lên là cực kỳ mạo hiểm. Khi bạn suy nghĩ về con số rủi ro này, điều quan trọng là phải xem xét tác động của chuỗi bốn hoặc năm giao dịch thua lỗ liên tiếp, hoặc của một lần thua lỗ bằng năm lần mức lỗ tối đa dự kiến của bạn. Nếu bạn đang mạo hiểm 3% cho một giao dịch và chịu một khoản lỗ thảm khốc bằng năm lần 3% đó, bạn vừa mất 15% tổng vốn. Trên thực tế, một khoản lỗ lớn hơn nhiều so với dự kiến là cực kỳ hiếm, nhưng, ngay cả trong những trường hợp cực đoan này, vốn vẫn còn đó. Tuy nhiên, nếu mạo hiểm 10% và mất 50% tài khoản thì bạn đã gặp rắc rối lớn.

Nói thêm về sự sụt giảm vốn:

Sụt giảm vốn thường đề cập đến mức độ mà đường cong vốn đã giảm bao nhiêu so với đỉnh của nó, áp dụng với bất kỳ vốn của ai. Không thể tránh được sụt giảm vốn, luôn có một số biến động tự nhiên trong đường cong vốn. Phần sau chương này, chúng ta nói về các thước đo rủi ro truyền thống và sẽ thấy chúng còn khiếm khuyết ở đâu đó. Nhiều người cho rằng sụt giảm vốn là một trong những thước đo rủi ro tốt nhất và chân thực nhất, nhưng giống như nhiều yếu tố khác của giao dịch, việc thâm hụt vốn trong tương lai phải được ngoại suy từ quá khứ. Nếu tương lai xảy ra sự cố bất ngờ, sự đứt gãy giữa hiệu suất trước đây và dự báo tiếp theo có thể khiến các nhà giao dịch và nhà quản lý đánh giá quá thấp rủi ro.

Một ưu điểm khác của phương pháp tỷ lệ cố định trong quản trị rủi ro 

 

Một ưu điểm khác của phương pháp tỷ lệ cố định là số tiền thực chịu rủi ro sẽ tăng giảm theo quy mô tài khoản. Lỗ liên tiếp 5 lần, mỗi lần 4% thì tổng lỗ không phải là 20% tổng tài khoản vì tài khoản bị giảm đi sau mỗi lần thua lỗ. Trong trường hợp này, mức lỗ ròng thực tế là 18,5%. Lỗ kép của chuỗi t tổn thất mỗi chuỗi lỗ N% là: 

Lỗ kép = (1- N%)^t

Lưu ý rằng công thức này chỉ đúng với các khoản lỗ liên tiếp trong một tài khoản giao dịch một vị thế tại mỗi thời điểm. Nếu có ba vị thế cùng lúc, tất cả chúng sẽ chịu rủi ro N% của cùng một số dư tài khoản, do đó, khoản lỗ trên cả ba vị thế đó sẽ bằng một khoản lỗ 3X lần.

Có thể bạn quan tâm:

Phân tích kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề