fbpx

Quỹ chỉ số có thực sự chỉ dành cho những người lười biếng?

“Không!” Đầu tư theo quỹ chỉ số dành cho những người muốn có kết quả đầu tư tốt nhất.

Đó là câu trả lời rất đỗi hùng hồn từ nhà quản lý tài chính có tiếng – J.L. Collins.

J.L. Collins đã giới thiệu về John Boglequỹ chỉ số Vanguards của nhà đầu tư đại tài này trong cuốn sách Con đường đi đến sự giàu có: “Đối với tôi, không ai có công đóng góp cho các nhà đầu tư cá nhân hơn ông Bogle. Từ việc tung ra Vanguard – cấu trúc độc đáo của nó đã mang lại lợi ích cho các cổ đông, đến việc tạo ra các quỹ chỉ số; ông là một người khổng lồ-Titan trong ngành tài chính, một vị thánh đầu tư và một anh hùng cá nhân.”

Nhà sáng lập Tập đoàn đầu tư Vanguard Group, John C. Bogle.
Nhà sáng lập Tập đoàn đầu tư Vanguard Group, John C. Bogle.

Tại sao lại là quỹ chỉ số?

Bây giờ ở độ tuổi 94, John Bolge đã phải nói về việc chiếm lĩnh thị trường thành công nhất như thế này: “Tôi đã ở trong ngành này (75) năm, vậy mà tôi vẫn không thể làm được điều đó. Tôi chưa từng gặp bất kỳ ai có khả năng làm được điều đó. Tôi cũng chưa bao giờ gặp bất kỳ ai từng gặp người có thể làm điều đó”.

Đây là thực tế mà ông đã nhận ra từ nhiều thập kỷ trước khi thực hiện luận án của mình khi còn là sinh viên, và hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh của ông chỉ nhằm khẳng định lại điều đó. Cụ thể, ông đã nhận ra rằng việc mua tất cả các cổ phiếu trong bảng danh mục chỉ số thị trường một cách đáng tin và nhất quán thì tốt hơn sự quản lý đầu tư chuyên nghiệp, đặc biệt là khi cân nhắc Khái niệm cơ bản của việc lập chỉ mục đầu tư là: Do tỷ lệ lựa chọn được cổ phiếu tốt hơn là rất nhỏ, nên chúng ta có thể đạt được kết quả tốt hơn bằng cách mua mọi cổ phiếu trong một bảng danh mục nhất định. Về cơ bản, ý tưởng này đã thách thức và đe dọa cơ sở lý luận đứng sau hành động trả phí cao cho các chuyên gia ở Phố Wall. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi sự phản kháng nhanh chóng diễn ra và trở nên vô cùng khắc nghiệt. Ông Bogle đã bị chế giễu nặng nề vào thời điểm đó, và sự chế giễu đó vẫn còn trong một số khu vực đến tận ngày nay.

Nhưng trong 50 năm qua kể từ khi Bogle ra mắt quỹ chỉ mục đầu tiên, ý tưởng của ông đã nhiều lần được xác nhận.

Sự thật phũ phàng là, chúng ta, những người đầu tư không thể chọn lọc được từng cổ phiếu chiến thắng một. Đại đa số những người tuyên bố rằng họ có thể làm được điều này thực ra cũng không làm được. Đây là việc cực kỳ khó khăn, tốn kém và vô ích. Nếu khiêm tốn chấp nhận sự thật này, bạn sẽ có thể làm nên điều kỳ diệu cho khả năng tích lũy tài sản của mình.

Thậm chí còn có chấp niệm cho rằng các nhà đầu tư xuất chúng – rằng những người như Warren Buffett, Peter Lynch và Michael Price – chỉ đơn giản là thành công do may mắn. Ngay cả đối với một người “cuồng” trường phái đầu tư vào danh bạ chỉ mục như J.L. Collins, vẫn rất khó để chấp nhận những ngoại lệ khó hiểu này. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ có 1% những nhà quản lý tài chính cấp cao nhất làm việc với hiệu suất cao hơn quỹ chỉ mục và trong một số trường hợp hiếm hoi khi họ làm được điều này, chúng ta khó mà phân biệt được giữa kỹ năng và may mắn của họ.

Nhưng nếu quan điểm trên là đúng, tại sao nhiều người vẫn chống lại ý tưởng lập chỉ mục đầu tư? Có rất nhiều tâm lý đứng đằng sau sự phản đối đó. Dưới đây là một vài lý do mà chính J.L. Collins từng có cơ hội tự trải nghiệm và chia sẻ.

Quỹ chỉ số có thực sự chỉ dành cho những người lười biếng?

Những chấp niệm không nên đầu tư quỹ chỉ số mà bạn nên hiểu rõ

1. Những người thông minh thường khó chấp nhận sự thật rằng họ không thể làm tốt hơn một quỹ chỉ mục – thứ chỉ làm công việc đơn giản là mua tất. Dường như việc phát hiện ra những công ty tốt và né tránh những công ty xấu thật dễ dàng. Nhưng trên thực tế thì điều đó không dễ chút nào cả. Đây là kinh nghiệm của cá nhân Collins, và ông đã lãng phí hàng năm trời và hàng ngàn đô la vào việc theo đuổi thành tích một cách vô ích kiểu này.

Hãy nhìn vào những năm 1960, khi chính phủ Mỹ nghiêm túc xem xét (điều chưa bao giờ xảy ra trước đó) về việc buộc phải “chia tay” General Motors (GM). GM được coi là công ty thống trị ngành ô tô mạnh mẽ đến mức không hãng xe nào thời đó có thể cạnh tranh với họ được. Nhưng GM đã tồn tại đến ngày nay nhờ một gói cứu trợ khổng lồ từ chính chính phủ từng cân nhắc làm nó phá sản. Mặt khác, vào những năm 1990, rất nhiều nhà đầu tư đã đánh cược Apple có thể sẽ không tồn tại được. Nhưng khi tôi viết cuốn sách này, Apple đang là công ty lớn nhất nước Mỹ, tính theo số vốn hóa thị trường. Những ngôi sao sáng ngày hôm nay sẽ trở thành tàn tích của ngày mai. Sự sụp đổ của ngày hôm nay có thể là sự biến chuyển đầy thú vị vào ngày mai.

2. Mua quỹ chỉ số là bạn phải chấp nhận mức lợi tức “trung bình” của thị trường. Con người chúng ta nhìn chung thường khó chấp nhận sự thật rằng bản thân hoặc cuộc sống của mình chỉ dừng ở mức trung bình. Nhưng trong bối cảnh này, từ “trung bình” đã bị hiểu nhầm nghiêm trọng. Thay vì mang ý nghĩa là lợi nhuận của quỹ chỉ số nằm ở mức giữa, từ “trung bình” ở đây lại có nghĩa là hiệu suất tổng hợp của tất cả các cổ phiếu trong một chỉ mục đầu tư. Các nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp thường được đánh giá dựa trên hiệu suất đầu tư họ có thể tạo ra so với mức lợi tức thị trường trung bình này. Như chúng ta đã thấy, trong bất kỳ năm nào, hiệu suất họ tạo ra hầu hết đều kém hơn quỹ chỉ số mà họ đặt làm mục tiêu. Thật vậy, trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 năm, quỹ chỉ số này hoạt động tốt hơn 82% đến 99% so với các quỹ được quản lý.

Điều này có nghĩa là chỉ cần mua một quỹ chỉ số thị trường chứng khoán như VTSAX, và bạn sẽ được đảm bảo với bậc hiệu suất cao thuộc hàng top đầu. Hết năm này qua năm khác. Hoá ra việc chấp nhận lợi tức “trung bình” cũng không tệ đến thế. Chúng ta có thể sống (và thịnh vượng) với mức lợi tức trung bình đó.

3. Các phương tiện truyền thông tài chính luôn tràn ngập những câu chuyện về các cá nhân và các chuyên gia đã hoạt động tốt thể hơn quỹ chỉ số thị trường trong một, hai hoặc ba năm cụ thể nào đó. Hay theo thời gian, trong những trường hợp rất hiếm như Buffett (Tôi luôn tránh xa những lời đề nghị chào mời rằng họ chỉ làm những điều Buffett đang làm. Như thể điều đó là khả thi vậy!). Điều đó khiến cho các nhà đầu tư hào hứng, và xét cho cùng, những công ty tuyển dụng những người này thường là những nhà quảng cáo. Hoặc là các nhà quảng cáo tiềm năng.

Nhưng đầu tư là một trò chơi lâu dài. Việc bạn chọn và chuyển tin sang làm việc với những người quản lý thành công hơn sẽ không khiến bạn gặp nhiều may mắn hơn so với khi bạn chọn được những cổ phiếu chiến thắng trong suốt nhiều thập kỷ.

4. Mọi người đang đánh giá thấp sức cản của chi phí trong quá trình đầu tư. Việc trả cho quỹ và/hoặc phí cố vấn từ 1 – 2% thoạt hi nghe thì có vẻ thấp, đặc biệt là trong một năm, khi bạn có kết t quả đầu tư lạc quan. Nhưng bạn đừng nhầm lẫn, những khoản phí thường niên này là một quả bóng ma quỷ và là dây xích trói buộc sự giàu có của bạn. Để bạn tham khảo, ER (tỷ lệ chi phí: khoản phí mà các quỹ tính cho các nhà đầu tư) quỹ tương hỗ trung bình nằm vào khoảng 1,25%. ER cho VTSAX là 0,05%. Như Bogle đã nói, hiệu suất đến và đi nhưng chi phí luôn ở đó, năm này qua năm khác. Và qua nhiều năm sau đó nữa.

Số tiền phí bị mất tích lũy theo thời gian sẽ rất lớn. Hãy cân nhắc kỹ về điều này: Khi bạn bắt đầu sống bằng lợi nhuận từ danh mục đầu tư của mình, bạn sẽ có thể chi tiêu khoảng 4% tài sản của mình mỗi năm. Nếu 1% số tiền của bạn phải trả cho phí quản lý, thì đó sẽ tương đương với 25% thu nhập của bạn lúc đó.

5. Mọi người thường muốn có kết quả đầu tư nhanh chóng, họ khao khát sự hào hứng và thích được khoe khoang. Họ muốn trải qua ăn cảm giác phấn khích khi chiến thắng và khoe khoang về số cổ phiếu đã tăng gấp ba lần, hoặc rằng quỹ của họ đã đánh bại S&P 500. Và đối với họ, để một quỹ chỉ mục tự thực hiện phép màu của mình trong nhiều năm ròng không được hào hứng cho lắm. Việc đó chỉ mang lại cho họ lợi nhuận rất lớn mà thôi.

Về phần của Collins, ông ấy chọn để quỹ chỉ mục thị trường thực hiện trách nhiệm xây dựng tài sản cho bản thân.

6. Cuối cùng – và có lẽ là nhân tố mang sức ảnh hưởng cao nhất đó là có một ngành công nghiệp khổng lồ ngoài kia chuyên bán lời khuyên và môi giới giao dịch cho những người có thể bị họ thuyết phục rằng các công ty môi giới này có thể đầu tư tốt hơn quỹ tương hỗ, những cố vấn tài chính, các nhà phân tích chứng khoán, những bản tin, blog và nhà môi giới đều muốn thọc được tay vào túi bạn. Hàng tỷ đô đang bị đe dọa và hoạt động tiếp thị trống rỗng về ý tưởng hoạt động hiệu quả vượt qua quỹ chỉ mục không ngừng diễn ra. Tóm lại: Chúng ta đang bị tẩy não.

Quỹ chỉ mục đe dọa đến khoản phí khổng lồ mà các nhà quản lý tiền tệ và quy trình hoạt động của họ thường xuyên thu thập được. Những khoản phí này chỉ có thể phát triển mạnh khi bạn tin tưởng vào cuộc tìm kiếm sự vượt trội vô ích mà họ đang cố bán cho bạn. Vậy nên không có gì lạ khi họ luôn chê bai quỹ chỉ mục trong từng bước đi của mình.


Nếu bạn vẫn chưa hoàn toàn tin vào những lợi ích mà quỹ chỉ số mang lại, hãy đọc tiếp câu chuyện sau đây.

Nhiều năm trước, có một võ sư về nói cách chiến đấu hiệu quả trên đường phố. Khi nói đến những cú đá cao, anh ấy đã nói thế này: “Trước khi bạn quyết định sử dụng các kỹ thuật đá trên đường phố, hãy tự hỏi mình câu hỏi này: “Tôi có phải là Lý Tiểu Long không?. Nếu câu trả lời của bạn là ‘Không, hãy giữ chân bạn ở yên trên mặt đất”. Đó là lời khuyên tốt khi bạn đang cố đầu tư một cách thật nghiêm túc.

Mặc dù những cú đá trông rất hiệu quả, rất ngầu trong các bộ phim, các giải đấu và trong võ đường, nhưng ở ngoài đường, những cú đá này mang lại rủi ro rất cao. Trừ khi cả hai đều rất giỏi võ thuật và bạn có kỹ năng cao hơn đối thủ (một điều bạn sẽ không thể biết được khi đang giao tranh trên đường phố hoặc đang đầu tư), những cú đá này có thể sẽ khiến bạn bị lộ điểm yếu và rất dễ bị tổn thương. Điều này vẫn đúng cả trong trường hợp bạn đã thành công thực hiện các cú đá này trước đây, và điều này rất quan trọng.

Với việc đầu tư cũng tương tự. Trước khi bạn bắt đầu cố gắng chọn các cổ phiếu riêng lẻ và/hoặc các nhà quản lý quỹ, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi đơn giản sau: “Tôi có phải là Warren Buffett không”. Nếu câu trả lời là “Không”, hãy giữ cho đôi chân của bạn đứng vững chắc trên mặt đất bằng cách tập trung vào quỹ chỉ mục.

J.L. Collins đã kết luận 1 điều như thế này: “Tôi không yêu thích quỹ chỉ mục chỉ vì việc đầu tư vào nó dễ dàng hơn, mặc dù đúng là như thế. Hoặc bởi vì việc đầu tư vào nó đơn giản hơn, mặc dù cũng đúng là như thế. Tôi thích cách làm này vì nó giúp tôi xây dựng sự giàu có hiệu quả hơn và mạnh mẽ hơn so với các phương pháp thay thế khác.Tôi rất sẵn lòng nỗ lực nhiều hơn nếu như có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng nếu nỗ lực nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu ư? Tôi chẳng sẵn lòng đến thế đâu.”

Happy Live Team 

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề