fbpx

Quy tắc “20 lỗ” của Warren Buffett: Đơn giản cuộc sống đồng thời tối đa hóa hiệu quả công việc

Quy tắc “20 lỗ” của Warren Buffett không chỉ hữu ích trong đầu tư tài chính, nó cũng có thể áp dụng đối với đầu tư thời gian.

Quy tắc “20 lỗ” của Warren Buffett

Quy tắc "20 lỗ" của Warren Buffett: Đơn giản cuộc sống đồng thời tối đa hóa hiệu quả công việc

Năm 1994, Charlie Munger đã có một buổi thuyết trình tại trường Kinh doanh Nam California. Tính đến thời điểm đó, Charlie Munger đã có nhiều năm làm việc và xây dựng Tập đoàn Berkshire Hathaway cùng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.

Trong bài trình bày của mình, bên cạnh nhiều bài học tuyệt vời, Munger đã thảo luận về một chiến lược mà Warren Buffett sử dụng rất thành công trong suốt sự nghiệp của ông.

charlie munger
Ông Bufett và “cánh tay phải” Charlie Munger

Dưới đây là chiến lược được Munger nhắc tới:

Khi Warren giảng dạy tại trường kinh doanh, ông ấy nói: “Tôi có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài chính bằng cách đưa cho bạn một tấm thẻ đục lỗ có chứa 20 lỗ được dùng trong suốt cả cuộc đời. Với mỗi một quyết định đầu tư, tấm thẻ đó sẽ được đục một lỗ. Khi bạn sử dụng hết 20 lỗ đó, bạn sẽ không được thực hiện thêm một vụ đầu tư nào cả.”

Theo Buffett, với quy tắc này, bạn sẽ phải suy nghĩ thận trọng về những điều đã làm và cần làm. Từ đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn.

Khái niệm này dường như hoàn toàn rõ ràng với tôi. Và với Buffett nó cũng hoàn toàn rõ ràng. Nhưng đây lại là một trong những bài học mà rất ít các trường lớp kinh doanh dạy. Nó không đơn giản chỉ là sự hiểu biết thông thường.

Từ rất sớm, tôi đã hiểu được rằng người chiến thắng là người biết đặt cược một cách có chọn lọc. Tôi không biết tại sao nó lại không rõ ràng với nhiều người khác.

Tầm quan trọng của sự tập trung có chọn lọc đang bị đánh giá thấp

Tăng cường sự tập trung

Quy tắc “20 lỗ” của Warren Buffett không chỉ hữu ích trong đầu tư tài chính, nó cũng có thể áp dụng đối với đầu tư thời gian.

Điểm mấu chốt là: Xác suất thành công của bạn sẽ tăng lên nếu bạn dành tất cả năng lượng và sự tập trung của mình cho ít nhiệm vụ hơn.

Nếu bạn muốn nắm vững một kỹ năng – và thực sự làm chủ nó – bạn phải có sự chọn lọc với thời gian của mình. Bạn phải ‘tàn nhẫn’ cắt bớt những ý tưởng tốt để nhường chỗ cho những ý tưởng vĩ đại. Bạn phải tập trung vào một số nhiệm vụ cần thiết và bỏ qua những điều khiến mình sao lãng.

Nỗ lực hết mình

Nếu như nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy chỉ một số ít người dành tất cả năng lượng và nhiệt huyết của họ để theo đuổi một kỹ năng hoặc mục tiêu nào đó trong một khoảng thời gian kéo dài.

Thay vì nỗ lực hết mình trong thời gian 1-2 năm cho một mục tiêu, hầu hết mọi người có xu hướng thử nghiệm. Bạn thử một chế độ ăn kiêng mới, một chuyên ngành học mới, một thói quen tập luyện mới. một ý tưởng kinh doanh mới, thậm chí là một con đường sự nghiệp mới trong một vài tuần hoặc vài tháng trước khi.. nhảy sang một điều mới khác.

Theo kinh nghiệm của tôi, có quá ít người kiên trì thực hành một điều gì đó trong một thời gian dài. Thực tế, bạn có thể trở nên xuất sắc ở nhiều lĩnh vực chỉ với một năm tập trung làm việc.

Nếu bạn xem cuộc sống là một tấm thẻ 20 lỗ, và mỗi lỗ là một khoảng thời gian 1-2 năm tập trung, bạn sẽ thấy những lợi ích đáng kể mà mình nhận được đơn giản bằng cách nỗ lực hết mình với mỗi mục tiêu.

Quan điểm của tôi ở đây là mọi người đều nắm giữ một tấm thẻ cuộc sống. Nếu chúng ta tính toán những điều mình có thể làm chủ trong cuộc đời, bạn sẽ nhận ra không có nhiều lỗ trên tấm thẻ đó. Không giống như đầu tư tài chính, tấm thẻ cuộc đời của bạn sẽ bị đục lỗ cho dù bạn muốn hay không.

Đừng lãng phí ‘lỗ’ tiếp theo của mình. Suy nghĩ cẩn thận, đưa ra quyết định khôn ngoan và dành tất cả năng lượng cùng sự tập trung cho điều mà bạn đã lựa chọn.

Happy Live Team

Nguồn: cafebiz

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Trí Tuệ Tỷ Đô Của Các Bậc Thầy Đầu Tư

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề