fbpx

Review sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị & Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Bài chia sẻ của một độc giả về những bài học nhận được sau khi đọc xong hai cuốn sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị (Guy Spier) và Nghệ thuật đầu tư Dhandho (Mohnish Pabrai).

Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện & Chờ đợi khi cơ hội đến, cược ít, cược nhiều, không cược nhiều lần.

Review sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị & Nghệ thuật đầu tư Dhandho
Review sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị & Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Trong cuốn sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị, Guy Spier đã kể lại hành trình đi tìm con đường mới cho mình sau những năm tháng tha hoa biến chất khi làm việc tại phố Wall. Ông đã nhận ra rằng:

Review sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị & Nghệ thuật đầu tư Dhandho
Guy Spier và Mohnish Pabrai
  1. Ông – người tốt nghiệp hai trường danh giá nhất thế giới là Oxfoxd và Harvard chỉ để trở thành một kẻ đồng lõa bất đắc dĩ của một công ty suy đồi về tài chính;
  2. Vì sao quá nhiều người học vấn cao ở ngôi trường danh giá là góp phần làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 -2009
  3. Ông tôn trọng Oxford, Harvard là môi trường tuyệt vời đóng góp lớn lao cho nền văn minh nhân loại nhưng , môi trường học thuật này đã dạy bạn những điều hết sức bài bản, hệ thống, khác xa với thực tế cuộc sống. Những ngôi trường hàng đầu đã đúc ra những người có nền tảng học thuật xuất sắc vẫn không thoát khỏi những tình huống tội lỗi ở các Ngân hàng, công ty môi giới, bảo hiểm, v.v.v. Mãi về sau ông mới nhận ra kỹ năng học thuật làm lóa mắt thiên hạ mà ông khó nhọc chỉ hữu ích trong một môi trường tri thức cao ở giảng đường đại học.
  4. Người có ảnh hưởng lớn nhất đối với Guy Spier là NĐT Mohnish Pabrai. Ông là người Ấn Độ nhập cư vào Hoa Kỳ (tác giả cuốn Nghệ thuật đầu tư Dhandho), Mohnish đã kiếm được lợi nhuận nhiều hơn Guy. Guy đã nhận ra rằng Mohnish chẳng có kỹ năng học thuật làm lóa mắt thiên hạ như ông, nhưng ông ta thông minh hơn, tự học theo các phương pháp thực tế, hữu dụng trong đời thực.
  5. Một điều tồi tệ nữa, Guy đã mất 1 thập niên để nhận ra điều hiển nhiên, ông đã mài giũa kỹ năng để tỏa sáng ở môi trường học thuật thông qua các bài luận, hơn là rèn luyện tâm trí để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Vì vậy, khi gặp Warren Buffett lần đầu, với cái nhìn thiển cận, ngạo mạn, Guy Spier đã đánh đồng huyền thoại Warren Buffett như một tay đầu cơ “mèo mù vớ cá rán”, là một ông già dở hơi.
  6. Nhờ trải nghiệm ở địa ngục D.H, Blair, Guy đã cận cảnh nhìn thất sự trần trụi, sai trái ở phố Wall, tiếp cận những người sẵn lòng bóp méo sự thật để thu lợi cá nhân, thậm chí các ngân hàng danh giá như Goldman Sachs, JP Morgan cũng ko khác gì.
  7. Warren Buffett tái xuất trong cuộc đời Guy bốn năm sau đó, Guy bắt đầu hiểu những nguyên tắc của Buffett, Guy đã nhận ra rằng còn một con đường khác để thành công. Khi người học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện là đây.

Cá nhân mình thì là người luôn hướng đến kiến thức thực tê, bắt chước và thực hành công việc thực tế nhanh hơn là học lý thuyết trong trường Đại học. Mình tốt nghiệp Tài chính – Kế toán, một thập kỷ đầu tiên sau khi tốt nghiệp không hề động đến nó và mới trở lại với nó trong một thập kỷ vừa qua nhờ tất cả những công việc thực tế, thời thế, thế thời đẩy ta ngược lại, như chưa hề có cuộc chia ly. Tuy nhiên, cái mình thiếu chính là sự tu luyện. 

Nhìn sang Nghệ thuật đầu tư Dhandho, với cách dẫn chuyện đơn giản, Mohnish Pabrai thần tượng của Guy Spier nói về những mẫu hình không mới, nhưng nó thực tế, nó đòi hỏi chúng ta phải biết chờ đợi, kiên trì và nỗ lực.

Ông giới thiệu với chúng ta về thương nhân Manilal, nhờ bảo lãnh của anh trai đến Mỹ vào năm 1991, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để gia đình được tồn tại. Với cách làm việc nỗ lực, chăm chỉ, nhanh nhẹn, yếu tố thông minh không được đề cập đến. (Tầm tầm như chúng ta có thể làm lên điều vĩ đại như ông ta).

Review sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị & Nghệ thuật đầu tư Dhandho
Nhà đầu tư Mohnish Pabrai – Tác giả cuốn sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Manilal cùng các anh chị em sống chung một căn nhà, nỗ lực đi làm thuê, và có một kế hoạch tiết kiệm chung nghiêm túc. Anh ta không chỉ làm việc ở một nơi, mà thêm công việc ngoài giờ ở trạm xăng. Nhờ chăm chỉ mà Ông chủ trạm xăng cho lên quản lý, ngoài lương được thêm 10% lợi nhuận của trạm xăng. Đại gia đình luôn sống giản dị, duy trì tiết kiệm đều đặn.

Năm 1998, Maniald quyết định muốn mua một doanh nghiệp nhỏ, nhờ tư vấn của bạn bè, của cả ông chủ Trạm Xăng chưa chọn được lĩnh vực nào phù hợp… Lĩnh vực ưa thích của anh ta là kinh doanh nhà nghỉ, nhưng giá cả quá cao.. Anh vẫn kiên nhẫn đi tìm. Cho đến năm 2001, sau sự kiện 11/9, du lịch sụt giảm, giá thuê nhà nghỉ giảm mạnh. Manilad đã tìm một số nhà nghỉ giảm giá còn 4.5 triệu đô, cần phải có 1.4 triệu đô (chắc còn lại vay ngân hàng). Manilal cùng anh chị em góp được 225 nghìn đô, còn lại là hợp tác cùng với bạn bè (do Manilal làm việc chăm chỉ, nên bạn bè anh cũng muốn góp vốn đầu tư vào một cái gì đó do anh điều hành).

Bốn năm sau, giá trị nhà nghỉ đã tăng 100%, công việc tiếp tục của họ là xây dựng nhà nghỉ mới, mỗi anh chị em đều quản lý riêng một nhà nghỉ. Họ vẫn sống giản dị trong ngôi nhà mua đầu tiên, con cái đều trưởng thành.

Như vậy, khác với Guy Spier chìm đắm với nền tảng học thuật xuất sắc, Mohnish lại dẫn dắt chúng ta bắt đầu từ những cơ hội nhỏ, không ngừng tiết kiệm, sống giản dị, chờ đợi một để xuống tiền (mất tận 4 năm), xuống tiền đặt cược: “Đặt cược ít, đặt cược nhiều, nhưng không đặt cược nhiều lần” , ông gọi đó là nghệ thuật đầu tư Dhandho “Ngửa thì tôi thắng, sấp thì chẳng thiệt bao nhiêu.

Nguyên tắc đơn giản này áp dụng trong đầu tư chứng khoán là rất OK, chắc các bạn trading nhiều đều hiểu. Nếu bạn đã có công nghiên cứu một danh mục đầu tư, nó đang tăng, đang hot, đang ở giá cao, khả năng mua vào rủi ro. Nhưng bạn chờ đợi, bất ngờ thị trường chung bị giảm vì lý do khách quan như quá khứ từng xảy ra (giàn khoan, phá giá đồng tiền, v.v), và tại thời điểm thịt trường sụt giảm, bản chất doanh nghiệp không có gì thay đổi, nó không xấu đi so với thời điểm tăng trưởng cách đây mấy tháng, đó chính là thời điểm chúng ta xuống tiền an toàn, khi cổ phiếu đã bị mất % thị giá nào đó. Rõ ràng, nếu thua sẽ thua ít, nếu thị trường ổn định tăng trở lại, bạn đã thắng.

Độc giả Vọt Trần 

 

ĐẶT NGAY

 

Tìm hiểu thêm về sách LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề