fbpx

Sử dụng tiền lệ lịch sử để dự báo mục tiêu giá

Sử dụng tiền lệ lịch sử khi cố gắng dự báo mục tiêu giá tiềm năng cho các cổ phiếu là kỹ thuật được O’Neil áp dụng khi dự đoán một siêu cổ phiếu mà ông sở hữu sẽ tăng được bao xa.

Giải thích cho lý do vì sao O’Neil lại sử dụng tiền lệ lịch sử để dự báo mục tiêu giá

Sử dụng tiền lệ lịch sử để dự báo mục tiêu giá

O’Neil tin rằng các mẫu hình đồ thị về cơ bản là những tấm bản đồ tâm lý, và chừng nào bản chất tâm lý con người không thay đổi thì chừng ấy những mẫu hình đồ thị còn hữu ích. Vì lý do này, ông nhận thấy nếu một cổ phiếu ông sở hữu ngày hôm nay có những đặc điểm tương tự với những siêu cổ phiếu trong quá khứ, thì việc sử dụng cổ phiếu quá khứ làm “tiền lệ lịch sử” để tham khảo cách xử trí cổ phiếu hiện tại là hoàn toàn đúng đắn. Trong trường hợp của Schwab và cổ phiếu tương tự là Quotron Systems vào năm 1979, điều này là hoàn toàn đúng đắn.

O’Neil hiểu rằng chính các nhà đầu tư tổ chức lớn là những người chi phối thị trường, và vì các nhà quản lý quỹ lớn đều có chung suy nghĩ nên mẫu hình đồ thị của các cổ phiếu họ tham gia nhìn chung sẽ thể hiện đặc điểm tâm lý của họ. O’Neil tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhà đầu tư tổ chức. Và trong quá trình quan sát của mình, ông phát hiện những cổ phiếu đã có sóng tăng giá mạnh và sau đó củng cố tích lũy, hình thành cấu trúc nền giá nào đó, thường cần 5 tuần điều chỉnh (hoặc kéo ngược) để tiêu hóa nhịp tăng. Đó là lúc những nhà đầu tư tổ chức hoàn thành việc tích lũy vị thế của mình, còn những người khác bán một phần vị thế sau khi cổ phiếu đã tăng, vì cổ phiếu trở nên “định giá quá cao” theo như cách họ thường nhìn nhận cổ phiếu, hoặc cũng có thể là vì họ cần cắt giảm tỷ trọng một vị thế đã tăng quá nhiều quá nhanh, khiến nó chiếm tỉ trọng lớn hơn bình thường trong danh mục. 

Ví dụ minh họa:

Nếu nhà quản lý quỹ A chỉ muốn có một tỷ trọng tối đa 2% danh mục, anh ta dành 2% danh mục để mua cổ phiếu XYZ. Cổ phiếu này sau đó tăng giá gấp đôi, và trở thành chiếm tỷ trọng 4% trong danh mục, nên anh ta phải cắt giảm vị thế trở về mức 2% nếu nó đang chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của anh ta. Khi quá trình này xảy ra, cổ phiếu tích lũy, những nhà đầu tư tổ chức khác thích cổ phiếu này sẽ bắt đầu mua gom khi nó đang kéo ngược. 

Lưu ý đặc biệt: 

Một quy tắc thú vị mà O’Neil phát hiện là sau khi cổ phiếu củng cố và xây nền giá trong ít nhất 5 tuần, thì thông thường cổ phiếu có thể được mua lại khi nó điều chỉnh về gần hoặc tạo cú móc (undercut) so với đáy trước đó của nền giá ở tuần thứ 6 hoặc muộn hơn. Trong nhiều trường hợp, cổ phiếu đã xây xong nền giá ít nhất 5 tuần, thì MA 50 ngày hoặc MA 10 tuần đã đuổi kịp cổ phiếu này và đóng vai điểm hỗ trợ quan trọng.

O’Neil dự đoán giá những cổ phiếu dẫn dắt sẽ giảm mạnh 

Đến cuối tháng 04 năm 1999, O’Neil bắt đầu hoài nghi về thị trường vốn đang trong xu hướng tăng đầy biến động (choppy uptrend) và bắt đầu đuối sức khi Dow Jones đang tìm cách vượt mức 11.000. Sự phân phối diễn ra dưới dạng ngày giảm giá với khối lượng cao khi Dow Jones tiếp cận ngưỡng 11.000 khiến O’Neil cảm thấy nghi ngờ, đặc biệt khi ông kết hợp điều này với hành động giá của các cổ phiếu dẫn dắt. Như chúng tôi đã trích dẫn câu nói của ông trong nhật ký giao dịch: “Một trong những vấn đề đáng ngại nhất là gần như tất cả cổ phiếu dẫn dắt lớn đều trải qua tình trạng phân phối nghiêm trọng và giảm mạnh. Thậm chí ngay lĩnh vực bán lẻ, vốn là ngành được xem là ổn định cũng chịu tổn thất nặng.”

Sử dụng tiền lệ lịch sử để dự báo mục tiêu giá

Lấy ví dụ là đồ thị tuần của Home Depot (HD) như trong Hình 9.13, O’Neil đưa ra đánh giá sơ bộ về điểm bất ổn với cổ phiếu này. “Nó bứt phá từ mốc 20 vào đầu năm 1998 và tăng vọt lên vùng giá 50, sau đó xây một nền giá lớn, lỏng vào mùa hè/mùa thu năm 1998, tiếp tục có điểm phá vỡ một lần nữa vào tháng 10, sau đó có sóng tăng nhỏ lên 60, và sau đó xây nền giá quanh mức 55 – 60. Chỉ có hai tuần giảm giá ở phía bên trái nền giá cho thấy đây là đặc điểm của một nền giá không hợp lý. Bạn nên nhìn thấy 4 – 5 tuần giảm giá ở phía bên trái nhằm cho phép tâm lý được thiết lập phù hợp để loại bỏ TẤT CẢ những người nắm giữ yếu trước khi giá tăng. Ba tuần trước khi có điểm phá vỡ, cổ phiếu xuất hiện cái nêm dốc lên một chút.” (ND: Cái nêm là cảnh báo rủi ro).

Nhà đầu tư cần lưu ý về điểm phá vỡ từ nền giá không hợp lý 

Để hiểu thế nào nền giá hợp lý, khái niệm này rất quan trọng. O’Neil rất lưu tâm khi các điểm phá vỡ từ nền giá không hợp lý đều thất bại, như trong trường hợp của Home Depot, và đây là tín hiệu xấu đối với thị trường. 

Điểm mấu chốt ở đây là nền giá mà Home Depot hình thành vào đầu năm 1999 chỉ có hai tuần giảm giá trước khi bắt đầu kéo tăng trở lại. Khi cổ phiếu cố gắng tạo điểm phá vỡ vào cuối tháng 02, nó không hề điều chỉnh mà thay vào đó lại tạo ra cái nêm hướng lên dọc theo các đáy trong vòng 3 tuần với hiện tượng giá tăng đi lên với khối lượng thấp. Thông thường, cổ phiếu nên điều chỉnh một chút với khối lượng thấp trước khi có điểm phá vỡ rời khỏi nền giá. Vì nền giá của Home Depot bị lỗi, nên vào cuối tháng 04 năm 1999 nó bắt đầu quay đầu giảm điểm.

Trích từ Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán 

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiếm lợi nhuận 18.000% từ thị trường chứng khoán

(Bước tiến hóa tuyệt vời của hệ thống giao dịch CANSLIM)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề