fbpx

Sức mạnh của việc mô phỏng hóa trong nghệ thuật đầu tư

Việc thành công trong đầu tư không có nghĩa là bạn cần phải ép bản thân có sự đột phá trong việc sáng tạo lối đi riêng, nhiều lúc đơn giản chỉ là học hỏi và mô phỏng lại cách thức đầu tư từ những bậc thầy đi trước như Warren Buffett, Charlie Munger…

Sự lột xác luôn cần chất xúc tác mạnh mẽ

Trong quyển “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” do Guy Spier chấp bút, ông đã chia sẻ sự thay đổi tư duy của bản thân sau khi chủ động mở lòng và học hỏi từ những nhân vật thành công khách như Tony Robbins hay Mohnish Pabrai ( tác giả quyển “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”.

Khi Guy Spier còn mang thân phận là sinh viên mới ra trường, ông đã thể hiện sự kiêu hãnh và bồng bột với tấm bằng danh giá của một trong những trường đại học ưu tú nhất thế giới – Harvard Business School . Có thể nói rằng ông tự tin là mình có thể vượt mặt các nhà đầu tư vỹ đại lúc bấy giờ, điển hình là Warren Buffett.

Nhưng con đường mưu cầu sự khôn ngoan và thành công chưa bao giờ dễ dàng, sau cú ngã D.H Blair tưởng chừng như không thể vực dậy, Spier lại trở nên tỉnh táo hơn bao giờ hết.

Có thể khi chúng ta bắt đầu ngộ ra vị trí bản thân và tìm được phương hướng đúng đắn, ta sẽ có phần thu liễm và khiêm tốn lại để chấp nhận sự giúp đỡ từ những con người tài năng khác.

Lời khuyên của những con người tài năng về sức mạnh của sự mô phỏng 

Trích chương “Chân trần trên than đỏ” trong quyển “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị”:

“Điều tôi khám phá ra chính là đây. Khát khao tìm cách sống một đời sống như Warren Bufett, tôi bắt đầu tự hỏi bản thân một câu đơn giản: “Warren Bufett sẽ làm gì nếu ở trong hoàn cảnh của mình?”…Robbins miêu tả quá trình này là “mô phỏng hóa” (modelling) người hùng trong lòng bạn. Bí quyết ở đây là càng chính xác càng tốt, hãy hình dung ra người ấy càng chi tiết càng tốt.”

Rồi ở chương “Hội kiến sư phụ” trong quyển “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị”:

“Tôi nhanh chóng nhận ra rằng Mohnish, cũng như tôi, đã đặt chân trên con đường mưu cầu sự khôn ngoan của thế gian. Nhưng ông ấy đã đạt đến theo một hướng khác với một suy nghĩ rất khác. Nhờ Tony Robbins, tôi khám phá ra sức mạnh của việc mô phỏng hóa (modelling) thói quen của những người nổi tiếng. Mohnish gọi điều này là “sao chép”. Đôi khi ông đùa rằng ông chưa từng có một ý tưởng nào gọi là nguyên tác trong đời, nhưng ông cũng chẳng mấy bận tâm. hực sự, đây thường là cách để tiến bộ: chúng ta học hỏi những ý tưởng hay nhất và biến chúng thành của mình.”

Guy Spier nhận thấy lời khuyên của những người thành công xung quanh ông có điểm chung là không có gì xấu trong việc học hỏi lối làm việc và phương pháp thành công của những bậc tiền bối. Ngược lại, điều khác sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian đi đến con đường thành công của bản thân.

Mohnish Pabrai cũng chia sẻ điều này hết sức thẳng thắn trong quyển sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” của mình, trích chương “Đầu tư vào người bắt chước thích hơn những kẻ tiên phong”:

“Tiếp bước truyền thống do Bill Gates thiết lập, tôi xin thú nhận Quỹ Pabrai cũng là kẻ đi sao chép không biết xấu hổ. Trước khi bắt đầu Quỹ Pabrai vào năm 1999, tôi chưa làm việc trong ngành dịch vụ tài chính bao giờ. Tuy nhiên, tôi đã dành thời gian nghiên cứu công ty hợp danh của Bufett vào những năm 1950 và đối nghịch với nó là cách tiền đã (và đang) được quản lý bởi phần lớn các quỹ tương hỗ và các quỹ phòng hộ. Thế nên tôi nắm được đôi ba quan sát hữu ích…

Đầu tiên, công ty hợp danh của Bufett có cơ cấu tính phí rất khác thường. Ông không tính phí quản lý cho các thành viên của mình, mà chỉ tính phí thực hiện (performance fee) thôi. Các nhà đầu tư không phải trả phí trừ phi ông Bufett kiếm được ít nhất 6% một năm. Trên con số đó, ông sẽ lấy 25% và phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư. Nếu quỹ tăng 10% mỗi năm, ông Bufett được trả 1%. Nếu quỹ tăng 30%, ông nhận được 6% tài sản…

Tôi coi cơ cấu phí của Bufett là một lợi thế cạnh tranh bền vững… Kẻ sao chép trong tôi nhủ rằng nếu bằng cách nào đó tôi có thể thành lập một quỹ với cấu trúc phí như của Bufett,…”

Tạm Kết

Không phải doanh nhân thành đạt nào cũng có thể một mình tạo ra lối đi riêng. Việc học hỏi và áp dụng được những kinh nghiệm quý báu của những người thành công đi trước sẽ giúp chúng ta phần nào dễ dàng hơn trong việc nhận ra bản thân còn thiếu sót gì và ưu điểm mình cần học tập và phát huy là gì.

Các nhà đầu tư giá trị trên sàn chứng khoán có thể luôn trong tư thế đối đầu với nhau nhưng bên dưới tảng băng trôi, chúng ta có thể học hỏi nhau rất nhiều qua những kinh nghiệm.

Điều quan trọng là các nhà đầu tư luôn phải xác định được đâu là nguồn kiến thức chất lượng để có thể trau dồi và học tập, có thể là từ những lời chia sẻ của các nhà đầu tư thành công, từ những quyển sách của họ, từ những câu chuyện về cuộc sống của họ.

Hai quyển sách “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” và “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” có mối liên kết chặt chẽ như sự thân thiết của hai tác giả này ngoài đời vậy. Những kinh nghiệm mà họ truyền tải trong những quyển sách trên mang tính thực tế cao mà ai cũng cần phải chiêm nghiệm và học hỏi.

Nguồn: Happy tổng hợp từ “BỘ SÁCH KIẾM TIỀN BỀN VỮNG TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN”

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề