fbpx

Sức nặng của đồng tiền có thể chi phối “lòng tham” của con người đến mức nào?

Người ta thường nói: “Tiền là sức bật lò xo, là thước đo của danh vọng”, vậy sức nặng của đồng tiền có thể chi phối “lòng tham” của con người đến đâu? Hãy cùng Happy Live giải mã dưới góc nhìn kinh tế học.

Sức nặng của đồng tiền có thể "điều phối lòng tham" của con người đến mức nào?

Theo Thomas Sowell, tương tự như sóng và thủy triều (một cách mà nước dùng để trở lại trạng thái tĩnh của chính nó mà không bị đứng yên vô thời hạn), trong một nền kinh tế, giá cả và lợi nhuận của các khoản đầu tư có xu hướng ngang bằng nhau vì sự dao động của chúng đã khiến các nguồn lực di chuyển từ nơi có mức thu lợi thấp sang cao (hay từ nơi lượng cung lớn so với cầu, đến nơi mà lượng cầu đang ít được thỏa mãn nhất).

Sức nặng của đồng tiền có thể chi phối "lòng tham" của con người đến mức nào?
Nhà kinh tế học Thomas Sowell

Tuy vậy, giá cả không chỉ phân bổ hợp lý những nguồn cung hiện có, mà nó còn đóng vai trò là động lực mạnh mẽ khiến nguồn cung tăng hoặc giảm theo sự thay đổi của nhu cầu. Thực tế về nguồn cung lương thực biến động nhanh chóng từ trạng thái thất bát đến nhanh chóng được “lấp đầy” từ một nguồn lực bên ngoài là một ví dụ.

Sức nặng của đồng tiền cho đến “mặt sáng” của lòng tham

Khi vụ mùa thất bát ở một khu vực địa lý nhất định khiến cho nhu cầu nhập khẩu thực phẩm vào khu vực đó tăng cao đột biến, các nhà cung cấp thực phẩm ở những nơi khác sẽ nhanh chóng đến đó để tận dụng mức giá cao – mức giá này sẽ được áp dụng cho đến khi khu vực này có nhiều nguồn cung lương thực hơn, từ đó đẩy giá lương thực giảm trở lại thông qua sự cạnh tranh.

Điều này có nghĩa là dưới góc nhìn của những người dân thiếu thốn ở khu vực đó, thực phẩm đang được các nhà cung cấp “tham lam” chuyển đến cho họ với tốc độ tối đa, thậm chí có thể còn nhanh hơn nhiều so với quá trình viện trợ lương thực do các nhân viên chính phủ được trả lương tiến hành.

Những nhà cung cấp thực phẩm đang bị thúc đẩy bởi khao khát thu được mức lợi nhuận cao nhất có thể sẵn sàng lái xe suốt đêm hoặc đi vào con đường tắt gồ ghề, còn những người hoạt động “vì lợi ích cộng đồng” khả năng cao là sẽ vận chuyển lương thực với nhịp độ chậm rãi hơn và ưu tiên di chuyển bằng các tuyến đường an toàn hay thoải mái hơn.

Tóm lại, con người chúng ta có xu hướng cố gắng vì lợi ích của chính mình hơn là vì lợi ích của người khác.

Việc giá cả được tự do dao động có thể khiến điều đó mang lại lợi ích cho những người khác. Trong trường hợp tiếp tế lương thực ở trên, việc lương thực đến sớm hơn có thể tạo ra sự khác biệt giữa một nạn đói gây chết người, với một thảm hoạ mà trong đó người ta có xu hướng mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng thời gian dài.

Ở những nước thuộc Thế giới thứ ba, khi nạn đói xảy ra, không ngạc nhiên khi số thực phẩm do các cơ quan quốc tế trợ cấp cho chính phủ lại thường nằm yên đến hư hỏng trên bến tàu trong khi người dân của họ chết vì đói trong đất liền. Mặc dù “lòng tham” nghe có vẻ khá tiêu cực, nhưng không thể phủ nhận rằng tốc độ vận chuyển thực phẩm càng nhanh, sẽ càng có nhiều mạng người hơn được cứu sống.

Nguồn: Happy Live Team, tổng hợp từ “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư”

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề