fbpx

Tại sao bạn nên tự mình đầu tư

Theo NĐT Phil Town, những tay quản lý quỹ đầu tư được trả lương hậu hĩnh chẳng thể có kết quả sinh lời vượt qua các chỉ số thị trường. Nói chính xác hơn, theo một nghiên cứu gần đây của Forbes, duy chỉ 4% những nhà quản lý quỹ đầu tư có thể đánh bại thị trường trong suốt thời gian 15 năm.

1. Điều bạn nhận không xứng với cái giá bạn đã bỏ ra

Các tay quản lý quỹ và giám đốc đầu tư của quỹ 401(k) đang lấy phí trung bình 25% lợi nhuận đầu tư kỳ vọng hàng năm của bạn. Và họ sẽ lấy phí đó cho dù họ có kiếm tiền được cho bạn từ các hoạt động đầu tư hay không. Năm 2008, họ đã thu 100 tỉ đô la tiền phí và tiền hoa hồng, đồng thời, họ cũng làm giảm hơn 40% giá trị tài khoản đầu tư của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng điều đó thật tệ, hãy cân nhắc thêm điều này: Những số tiền mà họ đã thực sự cuỗm đi khi rút ruột 25% lợi nhuận của bạn bây giờ sẽ có chi phí cơ hội cao hơn con số 25% rất nhiều. Xuyên suốt quãng đời đầu tư của bạn, 25% là khoản phí kinh khủng nhất cướp đi tiền hưu của bạn, con số này có thể đạt đến 60–70% lợi nhuận kỳ vọng của bạn khi đến tuổi về hưu… và còn tiếp tục cướp của bạn sau đó nữa(1).

Tại sao bạn nên tự mình đầu tư
Xuyên suốt quãng đời đầu tư của bạn, 25% là khoản phí kinh khủng nhất cướp đi tiền hưu của bạn, con số này có thể đạt đến 60–70% lợi nhuận kỳ vọng của bạn khi đến tuổi về hưu…

Tôi xin phép được nhắc lại: 60% những gì bạn lẽ ra phải nhận được từ khoản đầu tư của mình sẽ bị lấy mất khi bạn 65 tuổi, người lấy chính là các tay quản lý quỹ và giám đốc đầu tư.

Làm sao điều này xảy ra được? Khi bạn lập tài khoản và đặt bút ký tên vào giấy, họ ắt hẳn chẳng bao giờ bảo với bạn rằng họ sẽ đặt 60% số tiền bạn kiếm được cả đời vào túi riêng của họ. Đây là một mánh khóe bất lương, khác hẳn với đối cực của nó – mua tích trữ – trên phương diện tích lũy tài sản.

Như tôi đề cập, Einstein từng bảo rằng điều khó hiểu nhất và cũng có uy lực mạnh mẽ nhất trên vũ trụ chính là lãi kép. Khi đôi mắt bạn lướt qua những khoản phí và những con số bé tẹo tèo teo đó, đôi mắt của họ sẽ sáng long lanh vì họ biết tiền đang chảy vào túi.

Hãy xem một ví dụ, Jane gửi 1.000 đô la vào tài khoản 401(k) khi cô ấy bắt đầu có thu nhập từ công việc chính thức đầu tiên năm cô 20 tuổi
và mỗi năm cô lại tiếp tục gửi vào 1.000 đô la cho đến năm cô 85 tuổi. Số tiền được đầu tư vào một quỹ tương hỗ có thị trường trải rộng. Quỹ hoạt động rất tốt, nằm trong số 30% những quỹ tốt nhất và đạt được lợi nhuận hàng năm tương ứng với chỉ số S&P 500 vào tất cả các năm cô đầu tư.

Hàng trăm năm qua, chỉ số S&P 500 đạt trung bình 8%. Quỹ của cô tính chi phí thông thường như sau: phí điều hành 1%, phí marketing 0,05%, và phí quản lý 0,05%. Jane tích lũy được 1,3 triệu đô la trong tài khoản hưu trí của mình và tự tưởng thưởng cho bản thân vì đã hoàn thành công cuộc đầu tư rất có kỷ luật.

Tại sao bạn nên tự mình đầu tư Tại sao bạn nên tự mình đầu tư

Trong cùng điều kiện thị trường, cùng khoản đầu tư được đa dạng hóa nhưng các khoản phí đã cướp mất 2,5 triệu đô la từ tay cô sang những nhà quản lý và cố vấn tài chính mà cô hằng tin tưởng. Cứ cho là những khoản phí này tăng dần lên theo thời gian và kéo lợi nhuận xuống. Khoảng cách tách biệt của hai đường là rất nhỏ cho đến khi cô ấy 40 tuổi, nhưng càng gần thời điểm nghỉ hưu, thiệt hại càng trở nên to lớn. Vào lúc cô đến tuổi 65, chi phí đã ngốn hết một nửa khoản tiền hưu trí của cô. Vào năm cô 90 tuổi, số tiền bị lấy đi chiếm đến hai phần ba. Ra đi hoàn toàn. Và vì lý do gì vậy?

Vì bạn phải trả các khoản phí kể trên, bạn nên biết rõ về chúng. Bạn đang trả tiền cho đặc quyền quản lý chủ động. Điều này có nghĩa là bạn trả tiền cho một người nào đó để mỗi ngày anh ta dùng khả năng phán đoán tốt nhất của mình, bắt đồng tiền của bạn làm việc và, sau thời gian dài, đem về cho bạn lợi nhuận cao. Bạn kỳ vọng người quản lý quỹ của mình sẽ bán đi các cổ phiếu đã được định giá quá cao trước khi chúng tụt xuống, và mua vào những cổ phiếu tuyệt vời khi chúng ở mức giá tốt. Suy cho cùng, đó chính là toàn bộ mục đích của loại hình quản lý chủ động. Nếu mọi thứ anh ta cần làm là đuổi kịp thị trường, thế thì quản lý chủ động còn có nghĩa lý gì nữa, phải không? Bạn đang chi tiền mà không thu về lợi lộc gì cả.

Và một mặt khác nữa của mánh khóe này chính là: những tay quản lý quỹ đầu tư được trả lương hậu hĩnh ấy chẳng thể có kết quả sinh lời vượt qua các chỉ số thị trường. Nói chính xác hơn, theo một nghiên cứu gần đây của Forbes, duy chỉ 4% những nhà quản lý quỹ đầu tư có thể đánh bại thị trường trong suốt thời gian 15 năm. Một nghiên cứu khác chứng minh được rằng các tay quản lý quỹ hưu trí chẳng khá hơn là bao. Cũng vỏn vẹn chỉ 4% các quỹ hưu trí đánh bại thị trường trong suốt thời gian 15 năm. (Tương tự như vậy tại Việt Nam – chú thích của người dịch).

Đây có thể là điều mà Warren Buffett ám chỉ khi ông đã nói rằng: “Khi thuê những chuyên gia như thợ sửa ống nước và nha sĩ, người ta hưởng lợi được rất nhiều. Nhưng khi giao tiền cho các tay quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp, ta lại chẳng thu về được thứ gì cả.”

2. Tiền của bạn đã đi đâu?

Nên có thể nói “quản lý quỹ tương hỗ dạng chủ động” chỉ lãng phí tiền bạc và thời gian. Nếu vậy, món tiền của bạn thực sự đã chi trả cho
điều gì? Bạn trả tiền cho đội ngũ bán hàng của quỹ, bạn trả tiền cho hoạt động marketing của quỹ, bạn trả tiền quảng cáo giữa giờ trong giải Super Bowl, bạn trả tiền cho phí giao dịch, bạn trả tiền cho tòa văn phòng tọa lạc giữa đại lộ Madison, bạn trả tiền cho bữa trưa xa xỉ của viên quản lý quỹ, bạn trả cho học phí tại Dartmouth của con cái ông ta và căn nhà nghỉ dưỡng cuối tuần của ông ta ở Hamptons.

Tại sao bạn nên tự mình đầu tư
Khi giao tiền cho các tay quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp, ta lại chẳng thu về được thứ gì cả.

Bạn trả tiền cho chuyến bay hạng nhất của viên quản lý quỹ để khảo sát một khoản đầu tư tiềm năng ở Hawaii. Bạn trả tiền cho phòng ở khách sạn Four Seasons và tua đánh golf trị giá 300 đô la cùng CEO một công ty mà ông ta nghĩ rằng nên gắp tiền đầu tư của bạn vào đó. Bạn trả tiền cho chiến dịch rầm rộ, hòng thuyết phục bạn rằng chỉ có [hãy cho tên của bất kỳ quỹ tương hỗ nào bạn biết vào đây] mới đem lại cho bạn kết quả hằng mong đợi khi đến tuổi nghỉ hưu.

Vậy nên hãy tự mình chịu trách nhiệm với tài chính của bản thân bạn!

Nguồn: Sách Ngày Đòi Nợ

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề