fbpx

Tại sao nên tránh xa người tiêu cực trên mạng xã hội?

Vì sao chúng ta lại phải tránh xa người tiêu cực trên mạng xã hội như vậy? Theo như Charlie Munger, cánh tay phải của Warren Buffett, ông cùng với Buffett là những nhà đầu tư huyền thoại của phố Wall, đã nói:

“Não loài người cũng giống trứng loài người vậy. Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng khác gì như thế.”

(“The human mind is a lot like the human egg, and the human egg has a shut-off device. When one sperm gets in, it shuts down so the next one can’t get in.”)

"Não loài người cũng giống trứng loài người vậy. Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng khác gì như thế." - Charlie Munger
“Não loài người cũng giống trứng loài người vậy. Khi một con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta cũng hoạt động với cơ chế chẳng khác gì như thế.” – Charlie Munger

Điều đó có nghĩa nếu trên mạng xã hội hoặc các đoạn chat chit, bạn “ưa thích” hoặc để những người hoặc những trang web luôn “xả vào mắt bạn”, “xả vào đầu bạn” những câu chuyện tiêu cực: thí dụ như là: Nói xấu sếp, nói xấu bạn bè, nói xấu lẫn nhau, bới lông tìm vết người khác, hoặc lúc nào cũng than, lúc nào cũng buồn, lúc nào cũng ca thán…Hoặc là những nhà đầu tư chứng khoán thì luôn luôn kêu sập rồi, khủng hoảng kinh tế rồi chạy đi, một ngày không những kêu 1 lần mà còn nhiều lần thì…não bộ của bạn một cách tự nhiên sẽ hành động như trứng của loài người. Nó sẽ khép lại, đóng lại với những ý tưởng mới, những cơ hội nới.

Điều tương tự xảy ra nếu bạn thuận đường cho những ý tưởng đẹp đẽ, những câu chuyện truyền cảm hứng hay những con người thú vị len lỏi và được phép xuất hiện trong đầu bạn hoặc là news feed của bạn.

Vì như đã nói ý tưởng (dù tích cực hay tiêu cực) khi đã vào đầu, đầu ta có xu hướng đóng lại không tiếp cận ý tưởng mới.

 Ý tưởng (dù tích cực hay tiêu cực) khi đã vào đầu, đầu ta có xu hướng đóng lại không tiếp cận ý tưởng mới.
Ý tưởng (dù tích cực hay tiêu cực) khi đã vào đầu, đầu ta có xu hướng đóng lại không tiếp cận ý tưởng mới.

Mà thực sự, những người tích cực, lạc quan thì luôn thành công và may mắn! Theo công trình nghiên cứu 10 năm của tiến sĩ Richard Wiseman đăng trên tạp chí The Magazine For Science And Reason Volume 27, No.3 xuất bản tháng 5/2003, thì người lạc quan tích cực sẽ thành công hơn người bi quan, tiêu cực LÂU DÀI và xác suất lên tới 78.3%.

Vì vậy, bạn của tôi, muốn thành công bạn hãy bỏ ngay việc đọc tin của những trang web, fanpage hoặc là những con người tiêu cực. Hãy unfollow họ, unfriend họ nếu cần thiết và hãy seeing first (theo dõi đầu tiên) những người, những trang web bổ ích tích cực. (Đây cũng là cách lọc News Feed của tôi và rất nhiều người thành công khác.)

P/S: Tôi nói như vậy không phải lạc quan có nghĩa là cái gì ta cũng nhìn màu hồng, ta cần bạn bè phản biện dựa trên các dữ liệu data khoa học cho những vấn đề. Ta không phải là những người “bịt tai trộm chuông” rằng “Shit mình thơm còn shit của người khác thì thối” mà ta phải lắng nghe với não bộ có chọn lọc.

Lạc quan có nghĩa là cái gì ta cũng nhìn màu hồng, ta cần bạn bè phản biện dựa trên các dữ liệu data khoa học cho những vấn đề.
Lạc quan không có nghĩa là cái gì ta cũng nhìn màu hồng, ta cần bạn bè phản biện dựa trên các dữ liệu data khoa học cho những vấn đề.

Lạc quan, tích cực có nghĩa là NHÌN THẲNG VÀO VẤN ĐỀ, RỦI RO xảy ra và hỏi 2 câu hỏi:

1) Vấn đề chính ở đây là gì?
2) Cơ hội nào cho ta tận dụng được vấn đề ấy!

Chúc mọi người luôn tích cực và có 1 cuối tuần hạnh phúc!

Thai Pham – Happy.Live

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề