Giải quyết công việc cá nhân trước khi mặt trời mọc, tìm được sự tập trung trước khi sự xao lãng bắt đầu. Dậy sớm có phải bí quyết thành công?
Hầu hết những người như nông dân, tiếp viên hàng không, đưa thư hay nhân viên giao dịch tiền tệ, phải thức dậy lúc 4h sáng là do buộc phải làm như vậy theo yêu cầu công việc. Tuy nhiên, cũng có nhiều người dậy sớm chỉ vì họ muốn như vậy.
Russ Perry, 33 tuổi, cư dân tại Scottsdale, bang Arizona, Mỹ, nhà sáng lập hãng thiết kế đồ họa Design Pickle, cho biết, 4-6 giờ sáng là thời điểm ông lên kế hoạch tốt nhất, làm việc có tổ chức nhất trong cả ngày.
Mỗi khi gia đình chào đón thêm thành viên mới, vợ chồng ông lại phải dậy sớm hơn để giảm thiểu “sự hỗn loạn trong ngày”. Khi con gái thứ 3 chào đời, Perry đã đặt chuông báo thức vào lúc 4h sáng.
Mỗi sáng khi thức dậy, việc đầu tiên Perry làm là cầu nguyện, sau đó, xử lý email, các vấn đề tài chính và đến phòng tập gym. Perry về nhà lúc 6:30 sáng và dùng bữa sáng.
Tuy các chuyên gia cho rằng trả lời email vào sáng sớm sẽ khiến bạn cạn kiệt năng lượng cho một ngày bận rộn, song Perry lại thấy việc này giúp ông giảm bớt lo lắng.
Kết quả là đến gần 10h tối, Perry gần như kiệt sức, nhưng ông vẫn không muốn từ bỏ thói quen này.
Nhiều giám đốc điều hành các hãng danh tiếng cũng nhận thấy thói quen dậy sớm hữu ích.
Tim Cook, giám đốc điều hành Apple – luôn là người đầu tiên đến văn phòng và người cuối cùng ra về – thường thức dậy lúc 3h45 sáng. Sallie Krawcheck, giám đốc điều hành Ellevest cũng cho biết bà làm việc hiệu quả nhất vào lúc 4h sáng.
Nhiều người dậy sớm không hẳn là vì tham công tiếc việc. Họ hy vọng tránh được sự xao lãng bởi công nghệ và truyền thông. Những người xử lý công việc tại nhà muốn bắt đầu một ngày mới trước khi những nhu cầu khác phát sinh. Một số người tìm thấy sự yên bình và tĩnh lặng.
Theo tiến sỹ Davis, một trong những thách thức phổ biến đối với năng suất là mọi người bị mất tập trung khi ngồi tại văn phòng: tiếng ồn ào, thông báo email mới, điện thoại, Facebook, vv… “Với việc thức dậy lúc 4h sáng, bạn hầu như loại bỏ được mọi yếu tố gây xao nhãng. Không ai mong bạn gửi email hay trả lời điện thoại lúc 4h sáng và cũng chả mấy ai đăng tải gì đó lên Facebook vào khung giờ này”.
Peter Shankman, doanh nhân kiêm diễn giả 44 tuổi làm việc tại New York, cũng thường thức dậy lúc 4h sáng. Tuần 2 lần, ông sẽ cùng một số người bạn chạy bộ 10 dặm (16km) dọc các con phố ở Manhattan. Đường phố lúc này thường rất vắng vẻ, cho phép Shankman thỏa mái suy nghĩ mà không bị làm phiền.
Tới 7h sáng, Shankman trở về nhà, tắm rửa, ngồi vào bàn và mở máy tính trả lời email, viết lách hoặc làm việc.
Tuy nhiên, mặt trái của việc này là để có thể dậy sớm, Shankman phải đi ngủ lúc 8h30 tối. “Tôi kiệt sức, nhưng theo một cách thức rất ‘dễ chịu’, nghĩa là tôi không còn năng lượng để làm một số viện ngớ ngân như ăn vặt lúc 10h30 tối chẳng hạn”. Shankman cũng cho biết thêm rằng dậy sớm giúp ông có thời gian để chuẩn bị bữa sáng cho cô con gái 3 tuổi.
Karen Schwalbe-Jones, 48 tuổi, bà chủ phòng tập gym Harmony Studios ở West Hollywood, California, có thói quen dậy lúc 4h sáng từ 13 năm nay khi con trai bà ra đời. Người phụ nữ này muốn dành thời gian buổi sáng để tập thể dục trước khi bắt tay vào công việc.
Ben Franklin đã đúng khi nói “Ngủ sớm và dậy sớm, sẽ giúp một người đàn ông khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan”. Có lẽ ông được truyền cảm hứng từ các nhà triết học Aristotle, người đã nói “Sẽ rất tốt khi thức dậy trước bình minh, đây là thói quen giúp rất nhiều cho sức khỏe, thịnh vượng và trí tuệ”.
Những doanh nhân, người thành công có 1 điểm chung: họ yêu thích những buổi sáng và thường xuyên tận dụng nó theo cách có thể tối đa năng lượng, năng suất và sự sáng tạo trong cả ngày. Còn bạn thì sao?
Trong mối quan hệ, việc đặt giới hạn là một cách bảo vệ bản thân khỏi những thói quen xấu như hy sinh quá mức, chịu đựng không cần thiết hay im lặng khi bị tổn thương. Khi bạn không đặt ra giới hạn, bạn có thể cảm thấy mất đi sự tôn trọng và giá trị bản thân. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập giới hạn trong mối quan hệ để giữ vững sự tự tôn và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Bắt đầu hành trình đầu tư chứng khoán không bao giờ là điều dễ dàng, và đối với nhiều người, cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng hay thậm chí thất vọng khi thua lỗ là những trải nghiệm rất quen thuộc. Những câu hỏi như “Nên đọc sách gì?”, “Làm sao để đầu tư đúng cách?” hay “Tại sao đầu tư mãi mà vẫn thua lỗ?” thường xuyên xuất hiện. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang cần một nền tảng vững chắc hơn để bước tiếp trong thế giới đầy biến động này.
Phương pháp này đã giúp mình vượt qua giai đoạn vừa đi làm full-time vừa chăm con nhỏ, ngày nào cũng 9-10 giờ đêm mới được nghỉ, chỉ muốn buông xuôi tất cả.
Thói quen nào tạo nên sự khác biệt giữa những người thành công và người bình thường? Khám phá bí quyết thành công từ cựu giám đốc Google giúp bạn bứt phá trong sự nghiệp và luôn dẫn đầu trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Tìm hiểu cách phát triển tư duy sáng tạo và nâng cao kỹ năng qua bài viết này!
“Hầu hết mọi người đều đền đáp những ân huệ nhỏ, cảm tạ những ân huệ trung bình và vô ơn với những ân huệ lớn.” – Benjamin Franklin. Câu nói nổi tiếng này chạm đến một thực tế khá phức tạp trong đời sống con người: khi ân huệ càng lớn, lòng biết ơn lại dễ bị lãng quên hoặc trở thành áp lực. Tại sao điều này lại xảy ra? Bài viết sẽ phân tích từng mức độ của ân huệ và phản ứng của con người, đồng thời làm rõ ý nghĩa sâu sắc trong câu nói của Benjamin Franklin về lòng biết ơn.
Dr. Joe Dispenza, tác giả cuốn sách Trở Nên Phi Thường, đã phát triển một phương pháp hình dung giúp phát triển bản thân, được áp dụng rộng rãi và mang lại những kết quả tích cực cho hàng nghìn người trên thế giới. Phương pháp này không chỉ đơn giản là hình dung mục tiêu, mà còn kết hợp với các cảm xúc tích cực, tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ từ bên trong và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tư duy tiêu cực trong hôn nhân là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên sự rạn nứt trong các mối quan hệ. Những thói quen tư duy này không chỉ làm mất đi sự kết nối mà còn khiến mâu thuẫn dễ leo thang. Để hôn nhân bền vững, hãy bắt đầu từ việc nhận diện và thay đổi những tư duy tiêu cực ngay hôm nay.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận ra giá trị thực sự của bản thân. Đôi khi, chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của những so sánh, tìm kiếm sự xác nhận từ người khác, và quên mất rằng mỗi người đều là một cá thể độc nhất vô nhị. Trân trọng giá trị bản thân không chỉ là việc yêu thương chính mình mà còn là hiểu rõ sự khác biệt và khả năng của mình, từ đó phát huy chúng một cách tốt nhất. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về 10 điều mà người biết giá trị bản thân không bao giờ làm, giúp bạn sống tự tin và hạnh phúc hơn.