Tầm quan trọng của Visual Thinking trong cảm xúc của người tiêu dùng
Tầm quan trọng của hình ảnh thị giác trong các chiến dịch truyền thông đã được khẳng định từ rất lâu. Nó mang lại cái nhìn trực quan nhất về thông điệp của chiến dịch, hơi thở của thương hiệu… Đồng thời nó chi phối phần lớn trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Do đó, chúng ta cần sử dụng và hệ thống hóa hình ảnh của chúng ta như thế nào? Đâu là touch point của thông điệp? Và đâu những tiêu chí, để có thể đánh giá được tính thẩm mỹ, độ hiệu quả của hình ảnh đó trong toàn bộ chiến dịch.
Tư Duy Hình Ảnh là gì?
Tư duy hình ảnh (visual thinking) là phương pháp tổ chức những suy nghĩ của bạn và cải thiện khả năng giao tiếp bằng hình ảnh. Giúp truyền tải những ý tưởng và thông điệp phức tạp.
Làm thế nào để có hình ảnh tốt, sản phẩm tuyệt vời?
Nhìn chung, tư duy hình ảnh sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ của người nhìn sản phẩm. Tuy nhiên chúng ta sẽ chia ra dưới góc nhìn của 2 đối tượng chính.
1. Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, của khách hàng
Với người tiêu dùng. Khi một mẫu quảng cáo đến được với họ, họ sẽ nhìn vào hình ảnh chiến dịch, các key concept, các thông điệp được đưa ra… Đa phần rơi vào vùng cảm tính. Họ nhìn màu sắc, họ nhìn bố cục, họ nhìn font chữ, họ đọc thông điệp…
Vậy họ quyết định mua hàng khi nào ??? Có phải khi họ cần họ mới mua không ? KHÔNG, câu trả lời là không. Ngoài việc hướng khách hàng direct tới chiến dịch của chúng ta, nếu hình ảnh của mình, không mang lại cảm xúc cho khách hàng, chắc chắn quyết định mua hàng sẽ đc họ đặt vào mẫu quảng cáo khác.
Các nghiên cứu chỉ ra, chỉ số quan trọng quyết định tới hành vi mua hàng, đó chính là cảm xúc của khách hàng (CX). Cảm xúc của khách hàng, sẽ bị chi phối bởi 6 loại hình cảm xúc chính: hạnh phúc, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, giận dữ và buồn bã.
2. Dưới góc nhìn của người làm sản phẩm
Đây vừa là giải pháp giải quyết cho góc nhìn của người tiêu dùng, vừa để phát triển kỹ năng sáng tạo trong mỗi chiến dịch cụ thể. Người làm sản phẩm, họ biết tính chất sản phẩm của mình là gì, màu sắc của thương hiệu là như thế nào, tại sao lại sử dụng thông điệp như thế, tại sao đánh vào khách hàng này.
Khi đã nắm vững được những nguyên lý cơ bản của thiết kế, của sản phẩm và tâm lý của người tiêu dùng như bố cục, màu sắc, typo, insign … thì việc tư duy hình ảnh của người trong nghề sẽ là 1 con đường khác hoàn toàn với góc nhìn của người tiêu dùng. Công việc bây giờ không đơn thuần sẽ là chỉnh đúng bố cục, hình ảnh bắt mắt, màu sắc thu hút … nữa, mà thay vào đó là phải tạo ra effective flow trong sản phẩm cuối cùng đưa ra, giúp nó có tác động mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, khi nhìn vào hình ảnh quảng cáo.
3. Các yếu tố chính, tác động trực tiếp lên cảm xúc người tiêu dùng
“Emotions push be emotions” Đó là lời gợi mở hoàn hảo cho các yếu tố tác động lên cảm xúc người tiêu dùng, và dưới đây là các phương pháp mà tôi và cộng sự thường hay thực hiện:
Thêm các biểu lộ cảm xúc vào các hình ảnh của mình
Hãy bỏ qua các suy nghĩ logic và tính toán, lấy cảm xúc của khách hàng để làm cầu nối tới cửa hàng của bạn, và cách đơn giản nhất để tác động trực tiếp tới cảm xúc của khách hàng chính là biểu lộ cảm xúc trên các gương mặt. Việc sử dụng hình ảnh thật, mang những cảm xúc riêng sẽ có 1 sức hút lạ kỳ tới những đối tượng mà bạn đang đánh vào.
Sử dụng màu sắc để truyền tải thông điệp
Màu sắc vẫn là 1 thứ vũ khí tối ưu của các nhà thiếp thị nói chung trong việc khơi dậy những cảm xúc mà khách hàng giấu kín. Và việc lựa chọn màu sắc tối ưu, phù hợp với thương hiệu, chiến dịch đang chạy và thông điệp muốn truyền tải luôn tạo được sự liên tưởng mạnh mẽ và thúc đẩy việc mua hàng. Và đây cũng chính là nguyên nhân đứng sau sự thành công của 1 loạt các thương hiệu lớn, nhỏ để thu hút khách hàng cho mình, điển hình là những chiến dịch của Coca, McDonald’s …
Thêm đuôi vào giá của bạn
Đơn giản, và dễ hiểu. Chúng ta đã quá quen thuộc với dòng chảy của thị giác: từ trái qua phải, từ trên xuống dưới … Và do đó, tất nhiên là chúng ta sẽ nhìn thấy tiền tố trước thay vì hậu tố (vd: 19.99 và 20). và họ vô thức sẽ bỏ qua các chữ số có ý nghĩa đằng sau, thay vì làm tròn số lại.
Ngoài ra, việc sử dụng đuôi giá, đặc biệt là ,99 có sức mạnh tâm lý rất mạnh, 9 số lớn nhất trong hệ 1 chữ số và do đó nó làm cho sản phẩm của chúng ta cảm thấy đây là 1 sản phẩm tuyệt vời, và đó là mức giá thấp nhất hiện có. Ngoài ra, ý nghĩa của các con số, tôi sẽ có 1 bài viết khác chi tiết hơn về vấn đề này.
Call to actions
Là 1 cách mà chúng ta hấp dẫn người dùng, người đọc. Thu hút họ, khuyến khích họ tham gia các hành động tiếp theo mà bạn muốn họ làm thế. Nó đơn giản là 1 sự chào mời người dùng tương tác với sản phẩm hay với thông điệp của bạn.
Việc áp dụng thông minh và hợp lý Call to actions sẽ định hình được hành vi của người dùng, qua đó gia tăng được sự tương tác và tất nhiên cả tỷ lệ chuyển đổi.
Sẽ có 1 bài viết chi tiết hơn về CTA, các bạn đón xem trong các bài viết tới của tôi nhé.
Tạo sự khan hiếm ảo trong chiến dịch của bạn.
Chiến lược này đánh trực tiếp vào tâm lý sợ mất mát của con người, bằng cách sử dụng hình ảnh, content có nội dung mạnh mẽ, giới hạn. Theo tháp Maslow thì nhu cầu an toàn xuất hiện ở mức thứ 2. Và tất nhiên nếu nhu cầu đó bị lung lay, thì những nhu cầu còn lại sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Và đây chính là lý do tại sao đôi khi chúng ta có những quyết định ngu xuẩn trong lúc sợ hãi. Tâm lý con người luôn luôn là: Khi lợi thì cố gắng giảm thiểu rủi ro, nhưng sau đó sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chỉ để tránh mất mát.
Và để áp dụng chiến lược này, các bạn có thể lợi dụng sự khan hiếm về: Số lượng, thời gian, hay địa điểm…v.v để hợp lý hóa các chiến dịch của mình.
Ngoài ra còn rất nhiều hình thức khác, cũng có những tác động rất tích cực tới chiến dịch mà bạn tạo ra như: đánh trực tiếp vào các yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng, lòng tham, tính tò mò, sự thỏa mãn, tính giản đơn…v.v
Túm lại thì các quy trình đều hướng tới 1 mục đích chung, mà chúng ta đặt ra từ trước đó. Để 1 chiến dịch có thể thành công, không chỉ 1 yếu tố là hình ảnh có thể gây bão, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc tối ưu hóa về mặt thị giác là cần thiết để tạo ra được sản phẩm đầu cuối hoàn hảo; tuy nhiên thì việc kết hợp với các yếu tố khác của chiến dịch, từ content đến quá trình thực hiện…v.v đều là những mảnh ghép không thể thiếu để 1 chiến dịch thành công.
Điều này giúp chúng ta có thể tiết kiệm đc chi phí, nhân lực và gia tăng đáng kể đc tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao giá trị của thương hiệu.
Nguồn: Brands Vietnam
Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Sergio Zyman