fbpx

[TÂM SỰ ĐẦU TƯ #148] – Tài khoản còn cầm 5 mã cổ phiếu và âm hơn 23 triệu, tôi nên làm gì tiếp theo đây?

Tài khoản còn cầm 5 mã cổ phiếu và âm hơn 23 triệu, tôi nên làm gì tiếp theo đây? Mời bạn đọc tâm sự của độc giả gửi đến hòm thư Tâm sự đầu tư. 

Mời bạn gửi tâm sự của bạn vào hòm thư Tâm sự đầu tư tại đây
 
Tâm sự của bạn ” xin được ẩn danh”,
 
Chào anh chị trong cộng đồng đầu tư tài chính Happy Live, mình là nhà đầu tư F0 mới tham gia đầu tư chứng khoán từ tháng 1/2021. Nhìn bạn bè “chơi chứng” rất sôi nổi, với số vốn vài trăm triệu mà sau một vài tháng đã có thể có lãi tới 50-70 triệu đồng, chị cũng mạnh dạn thử đầu tư.
 
Ban đầu tôi chỉ dám bỏ ra 30 triệu đồng để “chơi thử”, rồi dần dần đỉnh điểm lên 150 triệu đồng. Mua đi bán lại rất nhiều lần, có lúc lời lúc lỗ nhưng đến cuối năm, sau khi tổng hợp lại mới thấy lỗ đến 35 triệu đồng. Hiện danh mục của tôi còn khoảng 5 mã và đang âm 23 triệu. Giờ mà bán thì bị lỗ quá nhiều, tôi dự định chờ có nhịp phục hồi rồi bán hết, đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng được không ạ. Mong anh chị đi trước trong cộng đồng cho em những đóng góp, để em có sự lựa chọn sáng suốt cho tương lai tài chính ạ. Em cảm ơn.
 
*Dù bạn là một nhà đầu tư mới bước vào nghề hay là một người dày dạn kinh nghiệm trên thị trường, bài học khó khăn nhất chính là: học cách chấp nhận một thực tế rằng không phải lúc nào mình cũng đúng. Nếu bạn không nhanh chóng dừng thua lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu những thua lỗ nặng nề hơn.
 
Chúng ta – những nhà đầu tư đến với thị trường đầu tư tài chính với nhiều mục đích khác nhau, có người vì muốn có thêm nguồn thu nhập thụ động và hiểu rõ được bản chất của thị trường, tiếp cận và học tập trau dồi kiến thức từ nền tảng cơ bản, cũng có người đến với thị trường với tâm thế muốn có thêm tiền nhanh, thế là mở tài khoản và nghe theo lời người khác khuyên, phím mã,… Bạn thân mến, nhà đầu tư thông minh chính là người nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư kiến thức cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu. Bởi chỉ có kiến thức và kinh nghiệm của bản thân mới có thể giúp bạn xác định được hướng bạn nên đi khi thị trường bị hỗn loạn, xác định được việc lựa chọn “xuống tiền” cho cổ phiếu nào là hợp lý,…
 
Happy Live đã có lắng nghe tâm sự của rất nhiều học viên, đáng nhớ nhất là 7 người rất thông minh, có học thức, ở độ tuổi 40, đã trắng tay vì đầu tư bằng tiền đi vay nhưng lại không tuân thủ một nguyên tắc bán nào. Trí thông minh, trình độ học vấn, cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh là những nhân tố nguy hiểm trong trường hợp chúng ta tự đưa ra rồi tuân theo những nguyên tắc bán mà mình cho là hợp lý.

Vấn đề là ở chỗ bạn luôn hy vọng kiếm được nhiều tiền khi mua một cổ phiếu nào đó. Để rồi khi phải bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ, bạn thấy thật xót xa và khó khăn khi thừa nhận sai lầm. Tốt hơn là bạn nên chờ đợi và hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại.

Tình hình càng trở nên tồi tệ nếu đúng vào thời điểm bạn đang bán ra để cắt giảm thua lỗ thì cổ phiếu lại phục hồi và tăng giá trở lại. Đây mới chính là lúc bạn thực sự cảm thấy thất vọng. Bạn nhận thấy rằng quyết định bán ra để giảm thua lỗ thật sai lầm.

Việc bạn nghĩ như thế nào về thua lỗ cũng vô cùng quan trọng. Thông thường, đây là điều khiến hầu hết các nhà đầu tư mắc sai lầm và thấy bối rối.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Năm ngoái, bạn đã mua bảo hiểm hoả hoạn cho căn nhà của mình chưa? Căn nhà của bạn có bị cháy không? Nếu nó không làm sao, bạn có thấy buồn khi đã lãng phí tiền mua bảo hiểm không? Nếu tiếc tiền, năm sau bạn sẽ không mua bảo hiểm hoả hoạn nữa phải không? Tại sao bạn lại mua bảo hiểm hoả hoạn? Bạn biết trước là nhà mình sẽ bị cháy ư?

Câu trả lời là: Không! Bạn mua bảo hiểm là để bảo vệ mình khỏi những khả năng xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đó cũng là lý do khi bạn cắt giảm thua lỗ trên thị trường chứng khoán.

Việc đưa ra quyết định cắt lỗ không dễ dàng chút nào, và nhiều người còn cho rằng nó khó hơn chốt lời rất nhiều đấy! Hãy đọc thêm sách để nắm kiến thức từ cơ bản – nâng cao, đặc biệt là nắm vững nguyên tắc cắt lỗ – chốt lời. Theo Gerald Loeb, 10% là một quy tắc cắt giảm thua lỗ hợp lý đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Nhưng khi bạn đã dùng biểu đồ để quyết định chính xác thời điểm mua vào thì tôi khuyên bạn nên cắt giảm mọi thua lỗ ở mức 7% – 8% so với giá mua vào ban đầu. Làm được điều này có nghĩa là bạn đang có được sự bảo đảm, dù là rất nhỏ, để tự bảo vệ mình khỏi những thua lỗ có thể xảy đến.

Nếu bạn để một cổ phiếu giảm một nửa so với giá mua ban đầu thì chắc chắn bạn phải làm cổ phiếu tiếp theo tăng giá gấp đôi để hoà vốn. Nhưng vấn đề là bạn có thường xuyên mua được cổ phiếu tăng giá gấp đôi không?

Khi được hỏi ông phải mất bao lâu để đầu tư thành công? Ông đã trả lời rằng: “Tất nhiên, thành công không thể đến ngay được. Tôi phải mất vài năm để biết cách kết hợp mọi phương pháp lại với nhau. Đối với hầu hết nhà đầu tư thì việc đọc và hiểu biểu đồ cũng sẽ mất thời gian như vậy.” Sau một thời gian học hỏi, bạn nên đưa ra những quyết định lựa chọn cổ phiếu đúng đắn hơn và giảm con số thua lỗ xuống mức 7% – 8%. Vì sao lại là 8%? Theo ông, nếu bạn cắt giảm thua lỗ ở mức 7% hoặc 8% so với giá mua vào ban đầu thì hãy bán ra một số cổ phiếu nào đó khi bạn đang lãi từ 25% đến 30%. Như thế có nghĩa là tuy bạn chỉ đúng một lần mà sai hai lần thì cũng không có gì rắc rối xảy ra cả.

Quan trọng nhất, Happy Live Team nghĩ rằng bạn hãy chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức về đầu tư theo lộ trình đọc sách mà team đã chia sẻ tại link này, bên cạnh đó là không ngừng cập nhật thêm thông tin thị trường qua điểm tin tài chính của anh Thái Phạm tại Cộng đồng Happy Live – Đầu tư Tài chính & Thịnh vượng mỗi ngày, tham khảo qua Khóa học Kungfu Chứng Khoán và phần mềm hỗ trợ đầu tư Kungfu Stocks Pro để hành trình đầu tư của bạn trở nên hiệu quả nhất, team có một vài chia sẻ cùng bạn:

1. Mua vì cái gì – Bán vì cái đó

Điều này rất quan trọng vì trước khi bạn mua đều có kế hoạch và những lý do để bạn mua một cổ phiếu.

Ví dụ: Mua vì mong 1 tuần cổ phiếu tăng giá mà sau 1 tuần, giá cổ phiếu vẫn đứng yên thì bạn phải có kế hoạch quản trị rủi ro. Hoặc mua vì cổ phiếu đang dưới giá trị thật nhưng đây là công ty tốt, nếu giảm thì chính là cơ hội để tích trữ.

Qua ví dụ trên cùng 1 vấn đề nhưng lý do ban đầu khác nhau sẽ dẫn đến cách hành xử khác nhau.

2. Mua theo người khác và không biết lý do

Trường hợp này thì sẽ có 2 phương án:

– Bạn chấp nhận khoản lỗ là học phí “đóng phạt” cho thị trường và bắt đầu lại một cách nghiêm túc.

– Nếu lo lắng sẽ mất quá nhiều tiền mà bạn đang sở hữu những cổ phiếu TỐT thì có thể chờ nhịp hồi như bạn nói mà xác suất hồi là 50%. Còn cổ phiếu không tốt thì cân nhắc bán xem như là bài học cho mình.

Mong rằng những chia sẻ từ Happy Live sẽ góp phần giúp bạn có thêm góc nhìn để đưa ra quyết định đầu tư thông minh cho chính đồng vốn của mình. 

Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Happy Live team

Các viết cùng chủ đề