fbpx

Tâm trí có thể tác động đến thực tại không?

“Con người chúng ta hôm nay ra sao đều là kết quả của việc chúng ta đã suy nghĩ như thế nào. Tất cả đều do tâm trí mà ra. Tâm trí là nhân; hiện thực là quả.” — trích dẫn lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tâm trí có thể tác động đến hiện thực không?

Theo Tiến sĩ Joe Dispenza, mỗi khi chúng ta học hỏi hoặc trải nghiệm một điều mới mẻ, thì hàng trăm triệu tế bào thần kinh của chúng ta cũng đang tự tái tổ chức.

Tiến sĩ Dispenza nổi tiếng trên toàn thế giới với học thuyết độc đáo về mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những nhà khoa học xuất hiện trong bộ phim tài liệu nổi tiếng năm 2004 “What the Bleep Do We Know” (tạm dịch: Chúng Ta Biết Cái Quái Gì Chứ). Công trình của ông đã tiết lộ những đặc tính phi thường của ý thức và khả năng tạo ra các liên kết thần kinh bằng cách tập trung sự chú ý của chúng ta.

Hãy tưởng tượng rằng, mỗi khi có một trải nghiệm mới, não chúng ta sẽ thiết lập một liên kết thần kinh. Với mỗi cảm giác, thị giác hoặc xúc giác mà trước đây ta chưa từng khám phá ra, thì việc hình thành các mối liên hệ mới giữa hai trong số hơn 100 nghìn triệu tế bào não là điều tất yếu.

Nhưng để tạo ra sự thay đổi trên thực tế, chúng ta phải tập trung gia cường hiện tượng này. Nếu một trải nghiệm tự nó lặp lại trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mối liên kết thần kinh đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu trải nghiệm này không được lặp lại trong một thời gian dài, thì sự liên kết này có thể bị suy yếu hoặc mất đi.

Khoa học từng tin rằng não bộ của chúng ta tĩnh và được lập trình sẵn, nó ít có cơ hội thay đổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu trong ngành khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng mọi trải nghiệm trên thân thể phản ánh trong cơ quan tư duy của chúng ta (ví dụ như cảm giác lạnh, sợ hãi, mệt mỏi, hạnh phúc) vẫn luôn có tác dụng định hình bộ não.

Nếu một làn gió mát có thể khiến cho tất cả các sợi lông trên cánh tay của một người dựng đứng lên, thì liệu tâm trí con người có khả năng tạo ra cảm giác tương tự với cùng kết quả không? Có lẽ là não bộ có nhiều khả năng hơn thế.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ với suy nghĩ của mình, chúng ta khiến các hóa chất trong cơ thể vượt qua ngưỡng bình thường của nó thường xuyên đến mức hệ thống tự điều chỉnh của cơ thể cuối cùng phải định nghĩa lại những trạng thái bất thường này thành trạng thái bình thường?” Dispenza đã tự hỏi trong cuốn sách năm 2007 của ông, “Evolve Your Brain, The Science of Change Your Mind”, (tạm dịch: Phát Triển Não Bộ, Khoa Học về Thay Đổi Tâm Trí). “Đó là một quá trình tinh tế, nhưng có lẽ chúng ta đã chưa bao giờ chú ý nhiều đến nó mãi cho đến nay [năm 2009].”

Bạn định hình về tương lai thế nào, thì nó chính là như thế! - Happy Live

Dispenza cho rằng não bộ không có khả năng phân biệt trạng thái vật lý thực tế với trải nghiệm bên trong. Vì vậy, khi tâm trí của chúng ta thường xuyên tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực, chất xám có thể dễ dàng bị đánh lừa và chuyển sang trạng thái sức khỏe kém.

Dispenza minh họa quan điểm của ông bằng cách đề cập đến một thí nghiệm, trong đó những người tham dự được yêu cầu phải di chuyển ngón tay đeo nhẫn của họ với một thiết bị có lò xo mỗi giờ một ngày trong bốn tuần. Sau khi liên tục kéo lò xo, ngón tay của họ đã trở nên khỏe hơn 30%. Trong khi đó, một nhóm khác được yêu cầu phải tưởng tượng họ đang kéo lò xo chứ không hề chạm vào thiết bị có lò xo. Sau bốn tuần thực hiện bài tập trí não đặc biệt này, sức mạnh ngón tay của nhóm này đã tăng 22%.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương cách ý thức chi phối vật chất. Từ hiệu ứng giả dược (trong đó một người cảm thấy tốt hơn sau khi uống thuốc giả) đến những người thực hành bộ môn Tummo (một phương pháp thực hành từ Phật giáo Tây Tạng mà người tập luyện thực sự đổ mồ hôi khi thiền định ở nhiệt độ dưới 0 độ), ảnh hưởng của phần “tinh thần” lên phần thể xác của con người là không thể phủ nhận. Nó đã thách thức các quan niệm cố hữu cho rằng “vật chất được quyết định bởi các quy luật vật lý, và ý thức chỉ đơn giản là sản phẩm phụ của các tương tác hóa học giữa các neutron.”

Vượt xa sức tưởng tượng

Các cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Dispenza bắt đầu từ một thời điểm quan trọng trong cuộc đời ông. Sau khi Dispenza bị xe hơi đụng khi đang đạp xe, các bác sĩ cứu chữa đã khẳng định rằng ông cần phải nối lại một số đốt sống mới có thể đi lại được. Thủ thuật này có thể khiến ông phải chịu các cơn đau kinh niên trong suốt phần đời còn lại.

Tuy nhiên, vốn là một bác sĩ chỉnh hình, Dispenza đã quyết định sẽ thách thức khoa học và thay đổi tình trạng bệnh tật của mình thông qua sức mạnh của tâm trí – và nó đã có hiệu quả. Sau 9 tháng tham gia chương trình trị liệu tập trung, Dispenza đã đi lại được. Được khích lệ bởi thành công này, ông đã quyết định dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về mối liên hệ giữa tâm trí và thân thể.

Với ý định khám phá sức mạnh chữa lành cho thân thể của tâm trí, “bác sĩ não bộ” đã phỏng vấn hàng chục người từng trải qua tình trạng “thuyên giảm tự nhiên”. Đây là những người từng mắc bệnh nghiêm trọng; họ đã quyết định gạt bỏ các phương pháp điều trị thông thường, và cuối cùng họ vẫn có thể hoàn toàn bình phục. Dispenza nhận thấy những đối tượng này đều có chung một nhận thức rằng suy nghĩ của họ có thể quyết định tình trạng sức khỏe của bản thân. Sau khi họ tập trung sự chú ý vào việc thay đổi ý nghĩ, bệnh của họ đã khỏi một cách thần kỳ.

“Nghiện” cảm xúc

Tương tự như thế, ông Dispenza phát hiện ra rằng con người thực sự có chứng nghiện vô thức đối với một số cảm xúc nào đó, cả tiêu cực lẫn tích cực. Theo nghiên cứu của ông, cảm xúc khiến cho một người lặp đi lặp lại hành vi của mình, hình thành một sự “nghiện” các chất hóa học cụ thể của loại cảm xúc đó, thứ hóa chất tràn ngập trong não với tần suất nhất định.

Cơ thể phản ứng với những cảm xúc này bằng một số chất hóa học, và sau đó chúng tác động ngược trở lại đến tâm trí để có loại cảm xúc tương tự. Nói cách khác, một người hay sợ hãi là do bị “nghiện” cảm giác sợ hãi. Dispenza phát hiện ra rằng khi bộ não của người đó có thể tự thoát khỏi liên kết hóa học của nỗi sợ hãi, thì các cơ quan thụ cảm của não đối với những chất đó cũng được mở ra. Điều này cũng đúng với chứng trầm cảm, tức giận, bạo lực, và những loại cảm xúc khác.

personne avec du vernis à ongles brun tenant des pierres près d'un plan d'eau pendant la journée

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ những phát hiện của Dispenza, mặc dù ông chứng minh được rằng tư tưởng có thể thay đổi tình trạng thể chất của một người. Người ta thường nhìn nhận lý thuyết “tin vào thực tế do chính bạn tạo ra” là một loại khoa học giả dối vì chúng nghe có vẻ không khoa học.

Khoa học chưa sẵn sàng thừa nhận rằng sức mạnh của tâm trí có thể thay đổi thể chất. Tuy nhiên, tiến sĩ Dispenza khẳng định rằng quá trình này có thể xảy ra.

“Chúng ta không cần đợi khoa học cho phép chúng ta làm những điều kỳ lạ hoặc vượt xa hơn những gì người ta cho là có thể. Nếu làm vậy, chúng ta đang biến khoa học thành một dạng tôn giáo khác. Chúng ta nên là những người đi đầu; chúng ta nên thực hành làm những điều phi thường. Khi khả năng của chúng ta trở nên vững mạnh, nghĩa là chúng ta đang tạo ra một ngành khoa học mới,” Dispenza viết.

Theo Leonardo Vintini

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Sức mạnh tâm thức

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề