The art and science of technical analysis: Sự tác động lẫn nhau giữa lực mua và lực bán
The art and science of technical analysis – Giá cả có xu hướng là do mất cân bằng giữa lực mua và lực bán. Một khi giá đã hình thành xu hướng, tại một thời điểm nào đó, nó sẽ đi đủ xa để trở lực một lần nữa có thể cân bằng với động lực, và hình thành điểm cân bằng mới.
Hai xung lực: Tư duy khác về biến động thị trường
Biến động giá là một chủ đề phức tạp và không được định nghĩa một cách chính xác. Có nhiều nhà giao dịch tin rằng biến động giá là một cái gì đó viển vông không thể định lượng được. Đối với các nhà giao dịch khác, giao dịch dựa vào biến động giá có nghĩa là giao dịch các mô hình nến trên đồ thị, mà không sử dụng các chỉ báo hoặc các đường khác.
Trong cuốn sách này, sẽ giải thích cho bạn hiểu rằng, biến động giá đơn giản là thị trường sẽ thường biến động như thế nào, mà thực ra thị trường thường biến động ngẫu nhiên.
Hãy hiểu rõ vấn đề này: Thị trường thường là ngẫu nhiên và hầu hết các mô hình mà thị trường tạo ra cũng là ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể xác định các điểm mà sự vận động của giá cả ít ngẫu nhiên và dễ dự đoán hơn, những điểm ít ngẫu nhiên hơn này có thể mang lại cơ hội giao dịch đầy hứa hẹn.
Biến động giá là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các chuyển động của thị trường ở trạng thái động. Biến động giá tạo ra cấu trúc thị trường – chính là bản mô tả tĩnh về việc giá cả đã biến động ra sao trong quá khứ. Cũng giống như việc dùng ngón tay vẽ trên cát. Cấu trúc thị trường là dấu vết trên cát, biến động giá mô tả chuyển động thực tế của ngón tay khi nó tạo ra các dấu vết đó.
Chuyển động của ngón tay sẽ được mô tả là nhanh hay chậm, nhịp nhàng đều đặn hay giật cục, nhẹ nhàng hay ấn sâu vào cát. Với biến động giá thực tế, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố như: Thị trường phản ứng như thế nào sau khi đã có chuyển động dài theo một hướng nào đó.
Nếu những người bán chủ động đang ép thị trường giảm giá thì điều gì sẽ xảy ra khi họ nới lỏng áp lực bán ra? Liệu thị trường có phục hồi nhanh chóng, cho thấy rằng người mua có khả năng quan tâm đến những mức giá giảm này, hay thị trường sẽ đứng yên và dừng lại ở các mức thấp hơn? Tốc độ các lệnh mới vào thị trường như thế nào?
Là giao dịch một chiều, hay có nhiều giao dịch hai chiều, qua lại? Các chuyển động giá có liên tục không, hay các lệnh lớn tạo nên sự tăng/giảm giá đột ngột? Tất cả các yếu tố này, và nhiều yếu tố khác, kết hợp lại sẽ mô tả cách thị trường phản ứng với dòng chảy lệnh và vô số các nhân tố có ảnh hưởng khác.
Nhiều tác giả khác đã sử dụng một loạt các phép loại suy để mô tả các thị trường tài chính. Các ý tưởng và mô hình đã được mượn từ vật lý và toán học, vì vậy các thuật ngữ như động lượng/đà, quán tính, véc-tơ và quỹ đạo đã đi vào kho từ vựng tài chính. Gần đây, một số nhà tư tưởng đã áp dụng các công cụ xử tín hiệu kỹ thuật số vào dữ liệu thị trường, vì vậy chúng ta có một từ vựng mới bao gồm chu kỳ, biến đổi và sóng.
Thị trường tài chính vốn đã khó hiểu vậy mà nhiều nhà phân tích hệ thống vẫn muốn tăng độ khó. Hãy đơn giản hóa vấn đề, tác giả đề xuất một mô hình đơn giản hơn: Biến động thị trường dường như là kết quả của hai xung lực tương tác với nhau: lực đẩy/động lực cố gắng di chuyển giá từ mức này sang mức khác và một lực cản/ trở lực chống lại lực đẩy/động lực.
Các xung lực này đại diện cho tổng thể tất cả các phân tích và quyết định tại một thời điểm.
Trạng thái tồn tại bình thường ở phần lớn các thị trường là trạng thái cân bằng. Hai xung lực cân bằng nhau. Người mua và người bán không có bất cứ đồng gây gắt về giá cả, thị trường có thể xoay quanh giá trị trung tâm, nhưng không có xu hướng rõ ràng hoặc thay đổi giá lớn.
Biến động thị trường trong môi trường này rất ngẫu nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng nó rất giống với mô hình bước đi ngẫu nhiên. Đây chính là kiểu thị trường mà các nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật phải cố gắng né tránh, vì lợi thế thông kê lâu dài không tồn tại trong một thị trường ngẫu nhiên.
Thị trường ở trạng thái cân bằng sẽ có mức độ thanh khoản và khả năng hấp thụ các lệnh lớn khác nhau. Cuối cùng, bên mua hoặc bên bán sẽ mất thanh khoản và thị trường tạo ra biến động lớn, đột ngột theo một hướng nào đó là lợi thế nghiêng về phe mua hay phe bán.
Có lẽ sự chuyển động này là phản ứng thông tin mới xuất hiện trên thị trường hoặc nó có thể đơn giản là tổng hòa của các biến động giá ngẫu nhiên cùng tạo ra sự chuyển động theo cùng một hướng. Bất kể lý do đằng sau là gì, về mặt lý thuyết, động lực đang tạm thời thắng trở lực. Theo ngôn ngữ của phân tích kỹ thuật, kiểu chuyển động mạnh mẽ này được gọi là chuyển động xung lực hoặc chuyển động động lực.
Và bây giờ xuất hiện 2 khả năng. Khả năng thứ nhất, trở lực có thể nhanh chóng thắng động lực và thị trường sẽ cân bằng trở lại – ở một mức giá mới, hoặc thị trường sẽ ngay lập tức quay lại vùng giá trước khi có cú sốc biến động giá. Về mặt tâm lý, người người tham gia thị trường thường xem biến động giá lớn này như một sự bốc đồng tạm thời và thanh khoản mới xuất hiện trên thị trường sẽ san phẳng bất cứ sự méo mó trong tương lai. Tuy nhiên, khả năng thứ 2 là biến động giá đột này dẫn đến một loạt biến động cùng chiều liên tiếp. Lúc này, một vòng lặp phản ứng đã hình thành khi thị trường có chuyển biến lớn, do đó tạo nên một sự biến động giá lớn khác và thị trường trở nên có xu hướng.
Trong hầu hết các trường hợp cấu trúc thị trường có xu hướng này sẽ là một loạt các chuyển động có hướng xen kẽ với các giai đoạn vô hướng, trong đó thị trường cần nghỉ ngơi và hấp thụ động thái trước đó.
Trong bức tranh toàn cảnh, động lực đã thắng trở lực, nhưng vẫn có sự đan xen của sự cân bằng và mất cân bằng trên các khung thời gian ngắn hơn. Giá cả có xu hướng là do mất cân bằng giữa áp lực người mua và áp lực người bán (Đây có thể là dấu hiệu hành động không ngẫu nhiên, vì các xu hướng vẫn tồn tại trong dữ liệu hoàn toàn ngẫu nhiên).
Một khi giá đã hình thành xu hướng, tại một thời điểm nào đó, nó sẽ đi đủ xa để trở lực một lần nữa có thể cân bằng với động lực, và hình thành điểm cân bằng mới.
Sự tác động lẫn nhau giữa lực đẩy và lực cản là bản chất của biến động giá, là gốc rễ của phân tích kỹ thuật. Nhưng mô hình chúng ta thấy chỉ là sự tái hiện niềm tin của người mua và người bán. Chúng có ích bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy chúng, dựa vào chúng để giao dịch và tránh rủi ro, nhưng hãy nhớ rằng đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của các xung lực trên thị trường.
Happy Live biên soạn/ tổng hợp
The art and science of technical analysis