fbpx

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thích ứng ra sao trong đại dịch?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thích ứng ra sao trong đại dịch vừa qua? Những sự điều chỉnh kịp thời? 

Hội nghị Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) lần thứ 33 

Hội nghị Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) lần thứ 33 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 9/12. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, chủ trì và điều hành hội nghị.Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thích ứng ra sao trong đại dịch?

Hội nghị này có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các cơ quan quản lý thị trường vốn các nước ASEAN và đại diện Ban thư ký ASEAN, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA), Tổ chức sáng kiến trái phiếu khí hậu (CBI), Viện Tài chính bền vững châu Á (SFIA).

Gắn với chủ đề quốc gia ASEAN của Việt Nam năm 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, trong vai trò Chủ tịch ACMF, UBCKNN đã ưu tiên thúc đẩy sáng kiến ‘Tài chính bền vững” là chủ đề xuyên suốt của năm. Kết quả đầu ra của sáng kiến là “Lộ trình phát triển bền vững thị trường vốn ASEAN” đã được hoàn thiện và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN tổ chức vào đầu tháng 10 vừa qua với các định hướng chiến lược cho việc xây dựng lớp tài sản bền vững trong ASEAN để hỗ trợ chương trình nghị sự phát triển bền vững của ASEAN trong 5 năm tới.

Cũng trong chủ đề “Tài chính bền vững”, hội nghị đã thảo luận và thống nhất ACMF sẽ đưa ra các tiêu chuẩn trái phiếu liên kết bền vững để tạo thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu cho các mục tiêu liên quan đến bền vững. Việc đưa ra các tiêu chuẩn trái phiếu liên kết bền vững cũng nhằm mục tiêu hoàn thiện bộ công cụ phát hành trái phiếu của ASEAN, trong đó có các tiêu chuẩn phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững đã được ACMF đưa ra trong giai đoạn 2017-2018. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hệ sinh thái tài chính bền vững trong khu vực, hội nghị cũng thống nhất ACMF sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng một hệ thống phân loại xanh, bền vững của ASEAN.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thích ứng ra sao trong đại dịch?
Các phương thức và đề xuất được áp dụng

Hội nghị cũng thông qua 5 ưu tiên chính của kế hoạch hành động tập trung vào thúc đẩy cao hơn mức độ minh bạch và công bố thông tin; tiếp tục hài hòa hóa các quy định /khuyến khích các thoả thuận công nhận lẫn nhau xuyên biên giới khu vực ASEAN; tăng cường xây dựng năng lực; tăng cường trao đổi và nhận thức; và cuối cùng là tăng cường hợp tác và phối hợp. Bản kế hoạch hành động chi tiết sẽ được trình lên hội nghị ACMF lần thứ 34 phê duyệt, là kim chỉ nam cho hoạt động của ACMF trong 5 năm tới.

Chủ trì họp báo sau buổi hội nghị, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết có 2 vấn đề được nhìn thấy là “Việt Nam đã chủ động thích ứng như thế nào” và “chúng ta đã làm gì”. Ông Dũng cho biết khi thị trường vốn bị tác động bởi đại dịch, UBCKNN có nhiều giải pháp thích ứng và hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Cơ quan này chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán hay công ty chứng khoán (CTCK) chuyển 100% sang hoạt động online. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi có chỉ đạo, các sở và CTCK đều sẵn sàng, chỉ có một số ít trường hợp chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó là việc phải thích ứng tất cả hoạt động giám sát thanh tra phải hạn chế ở các vùng có dịch. Cơ quan quản lý Nhà nước và UBCKNN kiểm tra online qua hồ sơ, các bên sẽ báo cáo bằng văn bản nếu có nghi ngờ. UCBKNN liên tục có kiểm tra và kết quả xử lý vi phạm được đáp ứng tốt không thua kém gì thời kỳ bình thường.

Hoạt động điều hành cũng phải thích ứng khi yêu cầu về giãn cách xã hội và một số ngành nghề không thiết yếu bị Chính phủ khuyến cáo và đóng cửa. Theo ông Trần Văn Dũng, UBCKNN chủ động báo cáo Chính phủ và các địa phương việc chứng khoán là hàng hóa thiết yếu và được hoạt động bình thường nhưng vẫn tuân thủ giãn cách xã hội.

UBCKNN kịp thời kiến nghị Bộ Tài chính giảm phí, thúc đẩy thanh khoản, giảm thiểu thủ tục tài chính (tạo điều kiện doanh nghiệp được mua cổ phiếu quỹ…).

Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF) được thành lập vào năm 2004 với sự ủng hộ của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN. Thành viên của ACMF bao gồm lãnh đạo cấp cao các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán các nước trong khu vực ASEAN. Các đối tác hiện nay của ACMF gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB, Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế – ICMA, Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu – CBI, Viện Tài chính Bền vững châu Á – SFIA, MSCI, Quỹ Thịnh vượng của Anh (UK-FCO)…

Nguồn: Bình An

 

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

Tủ sách Tinh hoa Chứng khoán toàn tập 2020

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề