Thiết kế cuộc đời thịnh vượng: Làm sao để trở nên giàu có thịnh vượng
Với những khao khát hoài bảo trong cuộc sống để trở nên giàu có thịnh vượng hơn. Nhưng nhiều bạn lại chưa hình thành được tư duy và những thói quen tốt để hành động.
Với xuất phát điểm khiêm tốn, bỏ học giữa chừng khi còn học trung học, dường như những điều đó không ngăn trở việc trở thành người giàu nhất châu Á của tỷ phú Lý Gia Thành.
Bạn có thể học theo 9 cách này để mở thêm cho mình những cánh cửa đi đến thành công, giàu có. Chính tôi cũng đã áp dụng kiên trì 15 năm nay và tôi thấy tôi đã giàu có hơn.
1. Mua bữa trưa cho những người giỏi hơn bạn
Nghe thật buồn cười nhưng đó là điều nên làm.“Hãy luôn nhớ mua bữa trưa cho những người có nhiều hiểu biết hơn bạn, giàu có hơn bạn hoặc những người đã giúp đỡ bạn trong sự nghiệp. Hãy đảm bảo rằng bạn làm việc đó hằng tháng. Sau một năm, phạm vi bạn bè của bạn sẽ đem lại giá trị to lớn cho bạn. Danh tiếng, sức ảnh hưởng và các giá trị gia tăng của bạn sẽ được nhìn nhận một cách rõ ràng. Bạn cũng sẽ nâng cao hình ảnh của bản thân là người tốt bụng và hào phóng”.
2. Trở thành con mọt sách
“Khi bạn mua sách, hãy đọc chúng thật cẩn thận và học những bài học và chiến lược được đề cập trong sách. Với mỗi quyển sách, sau khi đọc, bạn hãy kể lại bằng ngôn ngữ của chính bạn. Chia sẻ với những người khác có thể làm tăng uy tín và củng cố mối quan hệ của bạn”.
3. Học cách bán hàng điên cuồng
“Thật tuyệt vời nếu tìm được một công việc bán hàng bán thời gian. Bán hàng khó nhưng là cách nhanh nhất để bạn nắm bắt được nghệ thuật bán hàng và đây là một kỹ năng chuyên sâu mà bạn có thể
sử dụng trong những năm tháng sau này của sự nghiệp. Tất cả các doanh nhân thành công đều là những người bán hàng tốt. Họ có khả năng bán giấc mơ và tầm nhìn của họ. Bạn sẽ gặp nhiều người mang lại nhiều giá trị cho bạn trong sự nghiệp sau này của bạn. Khi bạn đã làm nghề bán hàng, bạn cũng sẽ biết được mình nên hay không nên bán gì. Hãy sử dụng sự nhạy cảm của thị trường làm nền tảng để vận hành doanh nghiệp của bạn và để xác định những sản phẩm thắng lợi trong tương lai”.
4. Đừng mua sắm vượt quá khả năng chi trả của bạn
“Cố gắng mua thật ít quần áo và giày dép. Bạn có thể mua tất cả những thứ bạn muốn khi bạn giàu. Hãy tiết kiệm tiền và dành tiền mua quà tặng cho những người bạn yêu quý và kể với họ các kế hoạch và mục tiêu tài chính của bạn. Nói với họ lý do tại sao bạn tiết kiệm như vậy. Kể với họ về nỗ lực, định hướng và ước mơ của bạn”.
5. Học từ những người khác bằng cách đề nghị giúp đỡ họ
“Doanh nhân ở đâu cũng cần sự giúp đỡ. Hãy đề nghị làm việc bán thời gian mỗi khi có cơ hội. Việc đó sẽ giúp mài sắc ý chí và cải thiện kỹ năng của bạn. Bạn sẽ bắt đầu hình thành khả năng hùng biện và rất nhanh sau đó bạn sẽ tới gần hơn các mục tiêu tài chính của bạn”.
6. Bắt đầu lên kế hoạch càng sớm càng tốt
“Cuộc sống, sự nghiệp hay hạnh phúc đều có thể lên kế hoạch được. Bạn nên bắt đầu lên kế hoạch từ bây giờ. Khi bạn còn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Khi bạn giàu có thịnh vượng, hãy ở nhà nhiều và ra ngoài ít hơn. Đây là nghệ thuật sống. Khi bạn nghèo hãy tiêu tiền cho người khác. Khi bạn giàu có thịnh vượng, hãy tiêu tiền cho chính bản thân mình. Nhiều người đang làm điều ngược lại”.
7. Đừng để cái tôi chi phối bạn
“Khi bạn còn nghèo, hãy tốt với những người khác. Đừng tính toán thiệt hơn. Khi bạn giàu, bạn phải học cách khiến những người khác tốt với bạn. Thậm chí bạn phải học cách tốt với bản thân nhiều hơn.
Khi bạn còn nghèo, bạn phải ném bản thân ra bên ngoài là để mọi người tận dụng bạn. Khi bạn giàu, bạn phải giữ gìn bản thân và không được để người khác dễ dàng lợi dụng bạn. Đây là sự phức tạp của
cuộc sống mà nhiều người không hiểu được”.
8. Đừng bao giờ phô trương sự giàu có với người khác
“Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền theo cách mà mọi người có thể thấy được. Khi bạn giàu, đừng thể hiện, hãy âm thầm tiêu tiền cho bản thân. Khi bạn nghèo, bạn phải thật hào phóng. Khi bạn giàu, bạn không được để người khác coi mình là người vung tay quá trán. Cuộc sống của bạn phải trải qua đầy đủ vòng tuần hoàn và đạt được những điều cơ bản. Có một khoảng lặng trong giai đoạn này”.
9. Đặt ra kỷ luật cho bản thân và duy trì sự tập trung
“Chẳng có gì sai với việc còn trẻ cả. Bạn không cần phải e ngại vì mình nghèo. Bạn cần biết cách đầu tư vào bản thân, gia tăng sự hiểu biết và vị thế của bản thân. Bạn cần biết cái gì là quan trọng trong cuộc sống và cái gì đáng được đầu tư. Bạn cũng cần biết nên tránh tiêu tiền vào việc gì. Đây là điều cốt yếu của kỷ luật. Cố gắng tránh tiêu tiền vào quần áo nhưng hãy mua có chọn lọc một số vật dụng có đẳng cấp. Cố gắng đừng ra ngoài ăn. Nếu bạn ra ngoài ăn, hãy đảm bảo đó là bữa ăn trưa hoặc tối và luôn xem kỹ hóa đơn. Khi mời người khác dùng bữa, hãy đảm bảo bạn mời những người có giấc mơ lớn hơn bạn và làm việc chăm chỉ hơn bạn”
Trích sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng
Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm
Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn